Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Viêm loét thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm loét thực quản là tình trạng niêm mạc thực quản bị bào mòn do trào ngược dạ dày thực quản hoặc do các nguyên nhân khác gây nên. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành ung thư thực quản. Do đó, nắm rõ các thông tin về bệnh này sẽ giúp điều trị thuận lợi, hiệu quả.

I/ Thông tin cần biết về bệnh viêm loét thực quản

Viêm loét thực quản và những thông tin cần biết
Viêm loét thực quản và những thông tin cần biết

Để hiểu rõ về bệnh viêm loét thực quản là gì, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về thực quản. Đây là một bộ phận của đường tiêu hóa trên, là ống nối cổ họng với dạ dày và đảm nhiệm vai trò dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Chính vì thế, cũng giống như các cơ quan khác của hệ tiêu hóa, thực quản cũng rất dễ bị tổn thương, trong đó bệnh loét thực quản là một bệnh lý thường gặp.

Viêm loét thực quản là gì?

Viêm loét thực quản cũng là một dạng của viêm loét đường tiêu hóa. Nó xảy ra khi lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc thực quản bị mất đi, khiến cho acid và dịch vị dạ dày khi trào ngược lên gây kích thích dẫn đến viêm loét.

Nguyên nhân

Bệnh loét thực quản có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số yếu tố gây bệnh thường gặp:

  • Nhiễm vi khuẩn Hp: Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét thực quản thường gặp. Khi xâm nhập vào cơ thể, nó phá hủy lớp niêm mạc lót ở bên trong thực quản, làm cho thực quản bị tổn thương khi có dịch vị acid dạ dày.
  • Uống nhiều rượu bia hoặc thường xuyên
  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Đây  cũng là nguyên nhân gây bệnh loét thực quản thường gặp. Bởi khi bị trào ngược dạ dày thực quản. các acid và dịch vị dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên. Từ đó làm kích thích niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do liên quan đển cơ vòng thực quản. Nó có nhiệm vụ co chặt để ngăn không cho thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên. Nhưng vì lí do nào đó làm cho vòng thực quản bị suy yếu hoặc hư hỏng, không thể đóng khít. Vì vậy thức ăn cùng với dịch vị acid trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc thực quản.
  • Do yếu tố tâm lý: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
  • Sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm không streroid (NSAIDs) như ibuprofen: Những loại thuốc này có thể làm cho lớp niêm mạc thực quản bị hỏng, gây viêm loét.
  • Ăn phải các chất bào mòn: Người mắc chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm, có khuynh hướng tự tử hoặc trẻ em là những đối tượng dễ ăn nhầm các chất bào mòn.
  • Nguyên nhân gây viêm loét thực quản có thể do di truyền.
  • Do nhiễm trùng: So với các nguyên nhân trên, viêm loét thực quản do nhiễm trùng ít có khả năng xảy ra hơn. Nhưng cũng có một số chủng vi sinh có thể gây nên loét thực quản, gồm: Virus HPV, virus Herpes, nhiễm nấm Candida.
  • Biến chứng của một số phẫu thuật
Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân gây loét thực quản thường gặp
Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân gây loét thực quản thường gặp

Triệu chứng bệnh viêm loét thực quản

Bệnh loét thực quản có thể gây ra những triệu chứng như sau:

  • Khó nuốt thức ăn hoặc uống nước, có cảm giác đau.
  • Ợ nóng làm cho bệnh nhân thấy đau ở phía sau xương ức.
  • Khó chịu trong dạ dày dẫn đến nôn và buồn nôn.
  • Đau ngực
  • Ói ra máu
  • Hụt hơi
  • Trong miệng có cảm giác chua
  • Giảm cân bất thường

Ngoài ra bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác không được chúng tôi đề cập. Trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

Biến chứng

Bệnh viêm loét thực quản không phải hiếm gặp. Nếu được điều trị sớm, đúng cách, bệnh sẽ được chữa lành. Tuy nhiên, trong trường hợp không hoặc điều trị muộn, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Gồm có:

  • Xuất huyết thực quản
  • Vỡ thực quản
  • Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tái phát
  • Hẹp thực quản
  • Chán ăn, ăn khó hiến bệnh nhân giảm cân đến mức suy dinh dưỡng.
  • Ung thư thực quản, thậm chí gây tử vong

Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm loét thực quản?

Thường xuyên uống rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Thường xuyên uống rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Ai cũng có thể bị bệnh viêm loét thực quản. Nhưng những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, mệt mỏi hoặc ăn nhiều đồ ăn cay nóng. Đây cũng là những yếu tố làm bệnh nặng thêm.
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Đối tượng có người thân bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc loét thực quản.
  • Bệnh viêm thực quản tiến triển thành loét thực quản.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, HIV/AIDS.
  • Nhiễm nấm Herpes simplex virus, nấm Candida phát triển quá mức
  • Mắc Cytomegalovirus

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm loét thực quản

Chẩn đoán

Trước tiên, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh viêm loét thực quản bằng cách hỏi tiền sử bệnh lý của bệnh nhân và các triệu chứng lâm sàng. Sau đó, để chắc chắn về bệnh cũng như xác định được chính xác mức độ tổn thương, các kỹ thuật chẩn đoán sẽ được chỉ định. Cụ thể:

  • Nội soi: Đây được xem là kỹ thuật chẩn đoán loét thực quản được dùng phổ biến nhất. Nội soi cao được chỉ định để kiểm tra bên trong thực quản, giúp bác sĩ nhìn được trực tiếp các vết loét. Để nội soi thực quản, một cái ống mỏng và dẻo có gắn camera và đèn ở đầu sẽ được luồn vào miệng, xuống thực quản. Bác sĩ sẽ dùng những bàn chải nhỏ để luồn qua ống nội soi chải nhẹ vào niêm mạc thực quản, làm bong lớp tế bào niêm mạc. Những dụng cụ chuyên dụng khác cũng sẽ được đưa vào thực quản cùng ống nội sôi để lấy mẫ sinh thiết. Sau đó, các mẫu sinh thiết được gửi đến phòng thí nghiệm tiến hành kiểm tra.
  • Chụp X – quang thực quản: Bệnh nhân sẽ được uống chất lỏng có chứa bari, chúng sẽ bao quanh niêm mạc thực quản. Khi chụp X – quang, nhờ có lớp bari mà hình ảnh thu được sẽ rõ ràng hơn. Tuy nhiên, chẩn đoán viêm loét thực quản bằng phương pháp này hiện nay ít được sử dụng.

Các phương pháp điều trị viêm loét thực quản

Nên đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để được điều trị kịp thời
Nên đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để được điều trị kịp thời

Để điều trị viêm loét thực quản hiệu quả, cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Bởi ở những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, cách điều trị cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Nếu như nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn H.pylori, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Trường hợp viêm loét thực quản do dùng thuốc NSAIDs quá nhiều, bệnh nhân sẽ được chỉ định ngưng dùng thuốc, thay vào đó là các loại thuốc giảm đau khác.
  • Nếu bị viêm loét thực quản do trào ngược dạ dày thực quản, các loại thuốc được chỉ định gồm có: Thuốc kháng acid, thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn thụ thể H2…
  • Phẫu thuật: Với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị trên, phẫu thuật thực quản sẽ được chỉ định.

Thông thường khi dùng các loại thuốc tây để chữa bệnh sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Do đó, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống thuốc. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều. Trường hợp quá liều và cơ thể gặp phải những triệu chứng bất thường, cần mau chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Nếu bị viêm loét thực quản do trào ngược dày dày gây nên, bên cạnh các biện pháp điều trị bằng tây y có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để khắc phục triệu chứng. Bệnh nhân có thể hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày bằng các cách sau đây:

*) Dùng nghệ chữa trào ngược dạ dày:

Theo các nghiên cứu của nền y học hiện đại, trong thành phần của nghệ chứa lượng lớn hoạt chất curcumin. Chúng co tác dụng kháng viêm, khiến các vết loét mau lành. Bên cạnh đó, nghệ còn hỗ trợ sự hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn, ngăn tiết dịch acid.

Để chữa viêm loét thực quản do trào ngược dạ dày bằng nghệ, bạn chỉ cần áp dụng theo cách sau: Lấy 1 thìa bột nghệ, ¼ thìa hạt tiêu đen cho vào cốc nước nóng, khuấy đều rồi uống. Áp dụng cách này liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày giảm hẳn, tình trạng viêm loét thực quản cũng sẽ được giảm bớt.

Nghệ vàng có khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh viêm loét thực quản
Nghệ vàng có khả năng làm giảm các triệu chứng bệnh viêm loét thực quản

*) Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong:

Từ lâu mật ong đã được xem là một loại thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho cơ thể vì chứa nhiều vitamin và các acid amin. Đặc biệt, chất kháng sinh tự nhiên có trong mật ong sẽ giúp các vết sẹo mau lành. Đồng thời, chống nhiễm trùng hiệu quả. Do đó, nếu đang bị trào ngược dạ dày, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ mật ong. Để mang đến tác dụng tốt hơn, nên kết hợp mật ong và gừng để sử dụng.

Hãy chọn khoảng 5 củ gừng già, vỏ sần, thân nhỏ, có màu sạm đem rửa sạch, để cho ráo nước. Sau đó cắt mỏng và ép lấy nước cốt. Tiếp đến, chuẩn bị một cốc nước ấm, cho 2 thìa mật ong và nước cốt gừng vừa thu được vào, khuấy đều rồi uống. Sử dụng liên tục khoảng 7 – 10 ngày để mang đến tác dụng tốt nhất.

*) Uống nước lá tía tô:

Ngoài nghệ và mật ong, lá tía tô cũng có tác dụng tốt trong việc khắc phục các triệu chứng bệnh trào ngược thực quản. Từ đó mà bệnh viêm loét thực quản cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện bớt.

Sở dĩ có thể dùng lá tía tô chữa bệnh bởi lẽ trong thành phần của tía tô có chứa một hàm lượng lớn glucosid, tanin. Những chất này đều có khả năng làm se vết loét, giúp liền sẹo và giảm tiết dịch vị acid trong dạ dày.

Chỉ cần chuẩn bị lá tía tô khô hoặc tươi, rửa sạch, sau đó cho vào ấm. Đổ nước sôi nóng vào để hãm giống như hãm trà và uống hàng ngày. Thực hiện thường xuyên để bài thuốc mang lại tác dụng tốt nhất.

Trị viêm loét thực quản do trào ngược dạ dày bằng dân gian được xem là biện pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, những bài thuốc này lại không thể mang đến hiệu quả mau chóng mà cần áp dụng trong thời gian dài. Thêm nữa, hiệu quả chữa bệnh cũng tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Do đó, nếu không thấy hiệu quả, hãy đi khám để được tư vấn cách điều trị tốt hơn.

III/ Cách chăm sóc bệnh nhân viêm loét thực quản tại nhà

Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị bằng tây y, chăm sóc người bệnh đúng cách sẽ giúp bệnh mau khỏi. Ngoài ra, nó cũng sẽ làm giảm được nguy cơ bệnh tái phát. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Luôn giữ trạng thái thoải mái, vui vẻ. Tránh căng thẳng, mệt mỏi vì đây là một trong những yếu tố gây viêm loét thực quản thường gặp.
  • Ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ. Tránh ăn hoặc thức khuya
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no.
  • Nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn phụ trong ngày. Sau khi ăn nên giữ tư thế thẳng đứng khoảng 1 tiếng. Tránh nằm ngay sau khi ăn, bệnh nhân chỉ nên nằm nghỉ sau khi ăn khoảng 3 tiếng đồng hồ.
  • Để tăng lượng nước bọt, đồng thời ngăn acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản, bạn có thể nhai kẹo cao su sau bữa ăn.
  • Khi ngủ nên nâng đầu giường cao, nhất là vào ban đêm. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng trào ngược thực quản khi ngủ.
  • Không nên ăn các loại đồ ăn cay, nóng, thực phẩm chua chứa nhiều acid. Thay vào đó, hãy bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi… uống nhiều nước để giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.
  • Nếu đang bị thừa cân, bạn nên giảm cân. Điều này không những giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm loét thực quản mà còn tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý khác.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm loét thực quản và các biện pháp điều trị. Nếu để bệnh diễn tiến trong thời gian dài, viêm loét thực quản có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là ung thư thực quản. Do đó, thăm khám và chữa trị sớm sẽ giúp tránh được những vấn đề nghiêm trọng.

Cùng chuyên mục

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thì nhanh khỏi?

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị....

Vì sao bị đau thượng vị khi mang thai?

Đau thượng vị khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Đau thượng vị khi mang thai có thể là do các hormone trong cơ thể thay đổi, bị các bệnh về đường tiêu hóa, có tiền sử bệnh đau dạ...

Xuất huyết tiêu hoá trên là hiện tượng nguy hiểm, bạn tuyệt đối không nên lơ là chủ quan bỏ qua các triệu chứng của tình trạng này

Đau thượng vị kèm ợ chua, buồn nôn là bị gì?

Đau thượng vị kèm theo ợ chua buồn nôn là cảm giác đau nhức, nóng rát khó chịu ở vùng bụng trên rốn và hai khung sườn, kèm theo tình...

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… Vậy bị viêm loét...

Dạ dày ăn vào là đau có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Dạ dày ăn vào là đau cảnh báo bệnh gì?

Dạ dày ăn vào là đau có thể là do đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Đây đều là những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn