Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Bị đau dạ dày có uống được chè vằng không, tại sao?

Vi khuẩn Hp bị kháng thuốc có nguy hiểm không? Nên làm gì?

Vi khuẩn Hp kháng thuốc là hiện tượng vi khuẩn trở nên kém nhạy cảm hoặc “vô hiệu hóa” hoàn toàn hoạt tính của thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, bác sĩ buộc phải sinh thiết mô và nuôi cấy nhằm xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn để xây dựng phác đồ phù hợp.

vi khuẩn hp kháng thuốc là gì
Vi khuẩn Hp bị kháng thuốc có nguy hiểm không?

Vi khuẩn Hp kháng thuốc là gì?

Vi khuẩn Hp kháng thuốc là tình trạng xoắn khuẩn Helicobacter pylori (Hp) trở nên kém nhạy cảm với hoạt tính của thuốc kháng sinh. Trong trường hợp này, vi khuẩn có thể tồn tại ngay cả khi sử dụng kháng sinh đều đặn và đúng liều lượng. Nguyên nhân là do vi khuẩn bắt đầu biến đổi và dần “vô hiệu hóa” cơ chế của thuốc.

Hầu hết các loại kháng sinh đều có hoạt tính kém ở môi trường axit. Vì vậy khi xây dựng phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp, bác sĩ thường dùng đồng thời với 1 – 2 loại thuốc giảm axit dạ dày nhằm đảm bảo hiệu quả ức chế vi khuẩn. Trước đây, hầu hết trường hợp đều đáp ứng tốt phác đồ ban đầu (khoảng 95%). Tuy nhiên những năm gần đầy, tỷ lệ kháng thuốc có xu hướng tăng lên đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ở giai đoạn vi khuẩn kháng thuốc, điều trị thường gặp nhiều bất lợi. Nếu không cẩn trọng, vi khuẩn có thể kháng toàn bộ các loại kháng sinh nhạy cảm và không thể điều trị hoàn toàn. Loại vi khuẩn này không chỉ gây viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản mà còn làm teo niêm mạc và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Nguyên nhân khiến vi khuẩn Hp kháng thuốc

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là không tuân thủ điều trị và sử dụng kháng sinh bừa bãi.

1. Không tuân thủ điều trị

Phác đồ tiệt trừ vi khuẩn Hp thường được chỉ định trong vòng 14 ngày hoặc hơn tùy vào mức độ đáp ứng. Để tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, cần sử dụng thuốc liên tục theo liều lượng và tần suất được bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên nếu thường xuyên quên dùng thuốc, tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng sai liều có thể làm giảm hoạt tính của kháng sinh, kích thích vi khuẩn biến đổi và “vô hiệu hóa” cơ chế thuốc.

2. Sử dụng kháng sinh bừa bãi

Khác với các dạng nhiễm khuẩn khác, nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) không phát sinh các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Vì vậy vi khuẩn có thể trú ngụ ở niêm mạc dạ dày trong suốt một thời gian dài.

vi khuẩn hp kháng thuốc là gì
Sử dụng kháng sinh tùy tiện là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn Hp kháng thuốc

Nếu thường xuyên sử kháng sinh, vi khuẩn có thể bị “lờn thuốc” và giảm mức độ đáp ứng khi áp dụng phác đồ tiệt trừ. Ngoài ra, tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc cũng có thể là hệ quả do tùy tiện sử dụng kháng sinh khi chưa tiến hành thăm khám.

Thực tế cho thấy, nhiều người có thói quen dùng kháng sinh khi bị đau bụng, viêm họng, đau nhức tai,… Tuy nhiên các tình trạng này có thể xảy ra do virus, nấm hoặc do dị ứng. Sử dụng kháng sinh trong trường hợp không do vi khuẩn thường không đem lại hiệu quả, ngược lại còn làm tăng chủng vi khuẩn và nấm men kháng thuốc.

3. Áp dụng phác đồ không phù hợp

Trước khi làm kháng sinh đồ, bác sĩ buộc phải sinh thiết mô và nuôi cấy vi khuẩn nhằm xác định mức độ nhạy cảm với kháng sinh.

Tuy nhiên nếu tiến hành thăm khám tại các phòng khám nhỏ, bác sĩ không đủ chuyên môn và cơ sở vật chất kém, các xét nghiệm có thể cho kết quả sai lệch dẫn đến xây dựng kháng sinh đồ không phù hợp. Tình trạng này không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

Vi khuẩn Hp bị kháng thuốc có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, vi khuẩn Hp kháng thuốc thường khó điều trị hơn so với giai đoạn đầu. Nếu không cẩn trọng và tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, vi khuẩn có thể “vô hiệu hóa” toàn bộ kháng sinh và tồn tại vĩnh viễn trong niêm mạc dạ dày.

Với cấu trúc xoắn đặc trưng và khả năng bài tiết men urease, xoắn khuẩn Helicobacter pylori có thể bám chặt vào thành dạ dày, phá vỡ màng nhầy bảo vệ gây viêm loét niêm mạc, tăng nguy cơ thủng dạ dày, teo niêm mạc và ung thư dạ dày.

Điều trị HP kháng thuốc
Vi khuẩn Hp kháng thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị viêm teo niêm mạc và ung thư dạ dày

Thực tế cho thấy, đối với các ổ viêm tiến triển trên 10 năm và có sự hiện diện của vi khuẩn Hp có nguy cơ chuyển sản ruột (giai đoạn tiền ung thư) cao hơn so với các trường hợp âm tính với loại vi khuẩn này.

Chẩn đoán vi khuẩn Hp kháng kháng sinh

Vi khuẩn Hp kháng kháng sinh thường không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Vì vậy để xác định tình trạng này, cần áp dụng các thủ thuật chẩn đoán.

Các thủ thuật chẩn đoán vi khuẩn Hp kháng kháng sinh:

  • Nội soi dạ dày: Kỹ thuật này sử dụng ống nội soi chứa camera đưa qua đường mũi/ họng đi xuống thực quản và dạ dày. Hình ảnh từ camera giúp bác sĩ quan sát ổ viêm loét và phát hiện các biểu hiện bất thường ở niêm mạc dạ dày.
  • Sinh thiết mô, nuôi cấy: Khi nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết mô niêm mạc và nuôi cấy nhằm xác định mức độ nhạy cảm của vi khuẩn. Đối với trường hợp vi khuẩn Hp kháng thuốc, quá trình này phải được thực hiện cẩn trọng nhằm xây dựng kháng sinh đồ tối ưu và hiệu quả nhất.

Vi khuẩn Hp bị kháng thuốc – Nên làm gì?

Vi khuẩn Hp bị kháng thuốc có thể tiếp tục biến đổi và “vô hiệu hóa” hoạt tính của toàn bộ các loại kháng sinh nhạy cảm. Chính vì vậy khi điều trị, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Đồng thời nên phối hợp với một số chế phẩm bổ sung và xây dựng lối sống khoa học nhằm tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn.

1. Áp dụng phác đồ cứu vãn

Sau khi kháng phác đồ 1 (được chỉ định trong vòng 14 ngày), bác sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị thứ 2 với 2 – 3 loại thuốc kháng sinh và 1 – 2 loại thuốc ức chế giảm axit dạ dày.

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc
Cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc được bác sĩ chỉ định

Phác đồ 4 thuốc tiệt trừ vi khuẩn Hp:

  • Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: PPI + Clarithromycin + Amoxicillin + Metronidazole hoặc PPI + Amoxicillin + Levofloxacine + Metronidazole.
  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: PPI + Bismuth + Amoxicillin + Metronidazole.

Nếu tiếp tục thất bại khi áp dụng phác đồ 4 thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết mô và nuôi cấy vi khuẩn. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định một trong các phác đồ sau:

Phác đồ cứu vãn:

  • PPI + Tetracyclin + Bismuth + Amoxicillin
  • PPI + Amoxicillin + Levofloxacine
  • PPI + Rifabutin + Amoxicillin
  • PPI + Furazolidone + Amoxicillin

Trên thực tế, phác đồ cứu vãn vi khuẩn Hp thường được cá thể hóa tùy thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, mức độ nhạy cảm với kháng sinh và các loại thuốc đã từng sử dụng. Vì vậy trên thực tế, bác sĩ có thể chỉ định một số phác đồ không được đề cập trong bài viết.

2. Sử dụng các chế phẩm bổ sung

Do có nguy cơ kháng thuốc cao nên ngoài phác đồ điều trị, có thể cân nhắc sử dụng phối hợp với một số chế phẩm bổ sung. Các chế phẩm này có khả năng giảm nhẹ các triệu chứng của vi khuẩn Hp và tăng hiệu quả của phác đồ điều trị.

Các chế phẩm được sử dụng để điều trị vi khuẩn Hp kháng thuốc thường chứa các thành phần sau:

  • Kháng thể IgY: IgY (Yolk Immunoglobulin) là một loại kháng thể được tìm thấy trong lòng đỏ trứng gà. Kháng thể này có khả năng ức chế hoạt động bài tiết men urease của vi khuẩn Hp, từ đó giúp bảo vệ màng nhầy và ngăn chặn quá trình ăn mòn niêm mạc. Ngoài ra với cơ chế này, kháng thể IgY còn làm giảm độ bám của xoắn khuẩn Hp trên thành dạ dày khiến vi khuẩn dễ dàng bị đào thải và tiêu diệt.
  • Curcumin phytosome: Curcumin phytosome được chiết từ củ nghệ vàng. So với hợp chất Curcumin trong tự nhiên, thành phần này được bào chế với kích thước nhỏ giúp tăng khả năng hấp thu lên đến 31.5 lần. Curcumin phytosome có khả năng ức chế hại khuẩn, phục hồi và tái tạo ổ loét ở niêm mạc dạ dày.
  • Chiết xuất thảo dược tự nhiên: Các dược liệu có tác dụng kháng sinh mạnh như dạ cẩm, cam thảo, chè dây và lá khôi được ứng dụng trong nhiều chế phẩm hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp. Để giảm nguy cơ vi khuẩn tiếp tục kháng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với chế phẩm chứa dược liệu tự nhiên.
  • Lợi khuẩn Lactobacillus: Các lợi khuẩn chủng Lactobacillus được ứng dụng trong một số viên uống hỗ trợ phòng ngừa và điều trị vi khuẩn. Các lợi khuẩn này có khả năng cân bằng hoạt động tiêu hóa, hỗ trợ ức chế hại khuẩn và tăng hiệu quả điều trị của kháng sinh. Ngoài ra, dùng các viên uống chứa lợi khuẩn còn làm giảm tác dụng phụ khi dùng thuốc tiệt trừ vi khuẩn Hp.

Hầu hết các viên uống hỗ trợ đều khá lành tính và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên để hạn chế hiện tượng tương tác thuốc, nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng đồng thời với phác đồ điều trị.

3. Lối sống khoa học

Lối sống khoa học có thể hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng do vi khuẩn Hp, điều hòa hoạt động bài tiết axit của dạ dày và hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp điều trị. Ngoài ra, chăm sóc đúng cách còn giúp cải thiện các tác dụng phụ do sử dụng thuốc trị vi khuẩn Hp như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt,…

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc
Bên cạnh các biện pháp y tế, nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Chính vì vậy ngoài các biện pháp y tế, nên phối hợp với các biện pháp chăm sóc sau:

  • Nên sử dụng các nhóm thực phẩm có khả năng thấm hút dịch vị dư thừa và trung hòa axit như rau xanh, nước, trái cây, ngũ cốc, cá, thịt nạc,…
  • Tăng cường dùng sữa chua và một số chế phẩm chứa lợi khuẩn nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, hỗ trợ ức chế hại khuẩn và giảm nhẹ tác dụng phụ do sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Có thể bổ sung các loại thực phẩm có khả năng chống viêm, phục hồi và làm liền ổ loét như hạt thìa là, nghệ, gừng, đinh hương, bạc hà, xô thơm, quế, trái cây và rau củ chứa nhiều chất chống oxy hóa.
  • Nên ăn chín uống sôi để tránh làm tăng số lượng hại khuẩn trong dạ dày và đường ruột. Đồng thời nên duy trì các thói quen ăn uống lành mạnh như ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ khẩu phần ăn và hạn chế vận động mạnh ngay sau khi ăn.
  • Kiêng cử tuyệt đối các nhóm thực phẩm và đồ uống không lành mạnh như thức ăn nhanh, cà phê, nước ngọt có gas, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều muối, đường, rượu bia, nước ngọt có gas,…
  • Không nên hút thuốc lá, thức khuya, căng thẳng thần kinh và lao động quá mức. Các thói quen này có thể khiến dạ dày bài tiết nhiều axit và thúc đẩy vi khuẩn phát triển mạnh.
  • Dành 20 – 30 phút/ ngày để tập thể dục thể thao. Hoạt động thể chất có thể hỗ trợ chức năng tiêu hóa của dạ dày, điều hòa nhu động ruột và giảm tình trạng mệt mỏi do sử dụng kháng sinh.
  • Khi bị nhiễm vi khuẩn Hp, nên tránh ôm hôn, sử dụng chung vật dụng cá nhân hoặc ăn uống chung với người khỏe mạnh. Các hoạt động này có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cho người khác.

Các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn Hp kháng thuốc

Hầu hết các trường hợp vi khuẩn Hp kháng thuốc đều bắt nguồn từ những sai lầm trong quá trình điều trị.

Để phòng ngừa hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Nên lựa chọn các bệnh viện lớn để đảm bảo được thăm khám chính xác và điều trị đúng cách.
  • Khi được chẩn đoán dương tính với vi khuẩn Hp, nên tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, tần suất, liều dùng và thời gian sử dụng. Tuyệt đối không tự ý hiệu chỉnh liều lượng hoặc kéo dài thời gian sử dụng.
  • Để tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, nên ghi chú lịch uống thuốc lên lịch để bàn hoặc cài đặt nhắc nhở trong điện thoại.
  • Nên kết hợp phương pháp y tế với chế độ chăm sóc nhằm tăng hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ vi khuẩn kháng kháng sinh.

Vi khuẩn Hp kháng thuốc có thể gây ra nhiều bất lợi trong quá trình điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Vì vậy cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ để tiệt trừ vi khuẩn hoàn toàn và dự phòng các biến chứng nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Viêm dạ dày HP nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách điều trị

Cùng chuyên mục

Nên ăn và kiêng ăn gì khi bị xuất huyết dạ dày?

Nắm bắt vấn đề Bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì là cơ sở để thiết lập thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh. Kết...

Mẹo chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông bạn nên thử

Chữa đau dạ dày bằng lá mơ lông là phương pháp hỗ trợ có nguồn gốc từ dân gian. Phương pháp này có cách thực hiện khá đơn giản, nguyên...

Phosphalugel Thuốc dạ dày chữ P

Thuốc dạ dày chữ P Phosphalugel®: Thông tin chi tiết

Thuốc dạ dày chữ P là sản phẩm được người mắc bệnh dạ dày sử dụng phổ biến. Với tên gọi chính xác là thuốc Phosphalugel - sản phẩm được...

5 Cách điều trị vi khuẩn HP hiệu quả được chia sẻ từ chuyên gia

Hiện nay, cách điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả nhất là sử dụng kháng sinh theo phác đồ của Bộ y tế. Bên cạnh đó, có thể áp dụng...

Viêm hang vị phù nề xung huyết là bị gì ? Có nguy hiểm không?

Viêm hang vị phù nề xung huyết là tình trạng nặng của bệnh viêm hang vị dạ dày. Gây ra những tổn thương nặng nề ở vùng dạ dày. Nếu...

Bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt, hỗ trợ quá trình điều trị là thắc mắc chung của nhiều người

Bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt?

Rau xanh là nhóm thực phẩm đặc biệt tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Rau xanh không chỉ nguồn thực phẩm giàu chất khoáng sẽ giúp hoạt động...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn