Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì an toàn nhất?

Sau khi sinh, rốn của trẻ sơ sinh là khu vực rất dễ bị nhiễm trùng bởi vết cắt của dây rốn. Vì vậy, việc vệ sinh cuống rốn cho trẻ mỗi ngày sẽ giúp cho trẻ tránh được những nguy cơ khôn lường. Đồng thời, vệ sinh rốn đúng cách và lựa chọn dung dịch an toàn sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ.

Tại sao cần vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh?

Rốn là nơi vận chuyển các chất dinh dưỡng cùng oxy từ bánh nhau của người mẹ đến thai nhi và dây rốn sẽ được nối thẳng vào gan của trẻ. Do đó, nếu trẻ sơ sinh không được chăm sóc cuống rốn đúng cách thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng rốn và gây ra những tác hại khôn lường như:

  • Tình trạng nhiễm trùng rốn có khả năng lan sang các mô xung quanh, vùng quanh rốn bị viêm đỏ và tạo ra quầng rốn có đường kính trên 2cm. Khi đó, trẻ sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng toàn thân với sự xuất hiện một số biểu hiện như bé sốt cao, bỏ bú,…
  • Nhiễm trùng rốn cũng nhanh chóng lan tới gan và có nguy cơ nhiễm trùng huyết hoặc nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh rất cao chiếm khoảng 40 – 80%.
  • Một số loại vi khuẩn xâm nhập thông qua vết cắt rốn, nghiêm trọng nhất là vi khuẩn uốn ván. Sau một thời gian xâm nhập vào cơ thể của trẻ (khoảng 7 ngày nhiễm bệnh) trẻ sẽ có những dấu hiệu như co giật, bỏ bú, sốt cao liên tục, miệng sùi bọt mép và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.
  • Làm chậm quá trình rụng rốn.
Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì an toàn nhất?
Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng rốn và những tác hại khôn lường khác

Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì?

Sau khi sinh, nếu rốn của trẻ bình thường không bị nhiễm trùng thì nên để hở rốn và không cần băng rốn. Bạn chỉ cần mặc tã cho trẻ thấp dưới rốn và không cần bôi gì vào rốn cho trẻ. Sau khi tắm xong thì chỉ cần làm khô vùng rốn bằng cách sử dụng gạc sạch thấm khô và để cho rốn rụng tự nhiên.

Còn đối với những trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn thì nên dùng dung dịch nước muối sinh lý để vệ sinh phần rốn bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dung dịch Milian hoặc Eosin để bôi vào phần rốn cho trẻ khoảng 4 lần mỗi ngày. Đặc biệt, không nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng Povidine.

Quy trình vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sẽ được áp dụng đối với những trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn và cả trẻ đã rụng cuống rốn, rốn bị nhiễm trùng hoặc còn tiết dịch. Các bậc cha mẹ cần vệ sinh cuống rốn cho trẻ bằng những bước sau đây:

  • Bước 1: Sau khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để vệ sinh cuống rốn bao gồm: Tăm bông, dung dịch vệ sinh rốn do bác sĩ chỉ định hoặc dùng cồn miếng y tế 70 độ hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
  • Bước 2: Trước khi vệ sinh rốn cho trẻ thì bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng. Sát trùng lại bằng cồn 70 độ hoặc 90 độ để không cho virus, vi khuẩn từ tay xâm nhập vào rốn của trẻ.
  • Bước 3: Đầu tiên, bạn cần nhẹ nhàng tháo băng rốn, sử dụng gạc vô trùng và nâng cuống rốn một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Sau đó quan sát cuống rốn của trẻ từ phần chân, mặt cắt, dây rốn, rốn và vùng da xung quanh rốn để xem có bị viêm đỏ, mủ, dịch vàng hay có bị chảy máu hay không. Đặc biệt cần quan sát phần rốn của trẻ có mùi hôi không.
  • Bước 5: Sử dụng miếng gạc hay bông gòn vô trùng đã tẩm dung dịch sát trùng và vệ sinh lần lượt theo thứ tự chân rốn, thân cuống rốn, kẹp rốn, mặt cắt cuống rốn.
  • Bước 6: Sát trùng da xung quanh cuống rốn từ chân rốn rộng ra 5cm bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Bước 7: Nếu rốn còn tươi thì băng rốn bằng lớp gạc mỏng vô trùng. Còn đối với rốn khô thì không cần băng rốn mà chỉ cần để hở thông thoáng.

Lưu ý khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Vì cuống rốn là nơi rất dễ bị nhiễm trùng và gây ra nhiều tác hại khôn lường. Do đó, trước – trong và sau quá trình vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh thì các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều như sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ:

  • Thông thường, rốn của trẻ sơ sinh sẽ rụng trong vòng từ 7 – 10 ngày sau khi sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn sẽ liền hoàn toàn. Thế nhưng, trong một số trường hợp, rốn sẽ lâu rụng hơn, nhưng nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì không đáng lo và điều bạn cần làm là giữ cho rốn và vùng da xung quanh luôn sạch, khô cho đến khi cuống rốn rụng.
  • Trong vòng 24 giờ sau sinh, khi mặt cắt rốn khô thì bạn có thể tháo kẹp rốn an toàn khỏi cuống rốn. Trước khi trẻ sơ sinh được xuất viện về nhà thì nên tháo kẹp rốn cho trẻ ngay tại bệnh viện, vì kẹp rốn có thể gây cản trở trong khi thay tã tại nhà hoặc có thể bị kéo giật lên gây tổn thương chân rốn và gây đau cho trẻ.
  • Nếu cuống rốn đã khô thì nên để hở và có thể để cuống rốn tiếp xúc với không khí giúp cho cuống rốn mau rụng hơn. Nên quấn tã ở phía dưới rốn và sau khi trẻ tiêu, tiểu thì cần thay tã ngay.
  • Nếu rốn chưa rụng thì không nên đặt trẻ vào chậu tắm vì sẽ làm ướt rốn và nước tắm có thể không đảm bảo vệ sinh gây nhiễm trùng rốn. Do đó, bạn nên dùng khăn mềm lau khô trẻ rồi sau đó dùng tăm bông lau chân rốn cho trẻ.
  • Khi rốn rụng thì có thể cho trẻ vào chậu tắm. Tiếp tục chăm sóc sau khi rốn rụng cho đến khi chân rốn khô không còn dịch tiết.
  • Hạn chế sờ vào cuống rốn của trẻ.
  • Trong trường hợp trẻ xuất hiện một ít máu khô dính ở chân rốn có thể bình thường và cha mẹ không cần quá lo lắng.
Nên vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì an toàn nhất?
Nên quấn tã ở phía dưới rốn và luôn giữ cho cuống rốn luôn được khô ráo

Khi nào nên đưa trẻ tới viện khám?

Theo các chuyên gia y tế, nếu cơ thể bé có những dấu hiệu bất thường như sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra như:

  • Sốt: Bất kỳ tình trạng sốt nào ở trẻ sơ sinh cũng cần được tìm đến sự trợ giúp y tế.
  • Viêm võng mạc: Nếu cơ thể của trẻ sơ sinh có dấu hiệu bất thường như sưng tấy, đỏ bừng, đau ở da xung quanh rốn hoặc có thể chảy máu, có mùi hôi thì bạn đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
  • U hạt rốn: Khi thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài mà không có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, không sốt thì có thể là trẻ bị u hạt rốn.
  • Rỉ máu rốn: Khi thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài thì đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý rối loạn đông máu.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh. Trước khi thực hiện, bạn nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn và tuyệt đối không rắc kháng sinh hoặc bất kỳ chất gì khác lên rốn mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

Trẻ sơ sinh bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trẻ sơ sinh bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trẻ sơ sinh bị vàng da là hiện tượng khá phổ biến. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất sau đó từ 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, mẹ...

Chiếu đèn điều trị vàng da cho bé khi nào?

Bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu? Có ảnh hưởng gì không?

Bé bị vàng da chiếu đèn trong bao lâu là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Vàng da là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó có...

Đo độ mờ da gáy chi phí bao nhiêu? Bao lâu có kết quả?

Trong quá trình thai kỳ, mẹ bầu cần phải đo độ mờ da gáy để xác định tình trạng thai nhi có mắc hội chứng Down hay dị tật bẩm...

Nên uống sữa bầu hay sữa tươi khi mang thai tốt hơn?

Nên uống sữa bầu hay sữa tươi khi mang thai tốt hơn?

Với giá trị dinh dưỡng cao, sữa là nguồn dưỡng chất lý tưởng dành cho bà bầu. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển toàn...

Mang thai nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Mang thai nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Mang thai nên uống uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất? Đây là thắc mắc của nhiều người, nhất là với những cô nàng lần đầu tiên...

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ là một trong những trường hợp phổ biến xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn