Cách chữa bệnh trĩ cho bà bầu – làm co nhanh búi trĩ

Bệnh trĩ ngoại: Triệu chứng, cách điều trị & phòng ngừa

Chi phí cắt trĩ hết bao nhiêu tiền? [Bảng giá mới nhất]

Mẹo chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng lá diếp cá tại nhà

Lòi dom là bệnh gì? Hình ảnh, nhận biết và điều trị

9 bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hay, nhiều người dùng

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không hay phải trị?

Cắt, mổ trĩ bao lâu thì khỏi, lành hoàn toàn?

7 mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, không cần thuốc

Các tác hại của bệnh trĩ có thể gặp (tổng hợp)

Dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ: Mẹo dân gian hay đừng nên bỏ qua

Sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian vô cùng hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Với tính kháng viêm, kháng khuẩn cao, lá cúc tần hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt. Nếu mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, người bệnh đừng bỏ qua cách chữa trị này.

lá cúc tần chữa bệnh trĩ
Lá cúc tần chữa bệnh trĩ – Phương pháp không phải ai cũng biết.

Tác dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ

Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh trĩ không ngừng tăng nhanh. Khi tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức sẽ dễ tạo nên búi trĩ. Người bệnh sẽ rất dễ bị đau rát, chảy máu, viêm nhiễm vùng hậu môn, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được kiểm soát, điều trị sớm, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với các biến chứng phức tạp do căn bệnh này gây ra.

Trong dân gian, nhiều người dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ để kiểm soát được các triệu chứng do bệnh gây ra. Cúc tần (tên khoa học là Pluchea indica L.). Đây là một loại dược liệu được trồng rộng rãi ở khắp nơi. Cây cúc tần rất dễ trồng, không sâu bệnh, xanh tốt quanh năm. Thân và lá cây cúc tần có chứa rất nhiều tinh dầu. Khi xông hơi, tinh dầu bay lên sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giãn mạch ngoại biên, kích thích các tuyến mồ hôi đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.

Cây cúc tần được sử dụng để giải cảm, chữa trị đau lưng, vết thương bị viêm loét, nhiễm khuẩn. Sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ không chỉ được áp dụng ở Việt Nam mà còn được sử dụng phổ biến ở các nước như Lào, Campuchia, Malaysia, Ấn Độ,… Một số tài liệu nước ngoài cho thấy, lá cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, chữa trị sốt, kiểm soát vết thương rất tốt. Bên cạnh đó, nghiên cứu tại trường Đại học Putra Malaysia Pluchea indica cho thấy, lá cúc tần có hoạt tính chống oxy hóa, loét, viêm rất hiệu quả.

Theo Đông y, lá cúc tần có mùi thơm, tính ấm, vị cay. Nguyên liệu này được sử dụng để tiêu đờm, lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, kháng viêm, kích thích tiêu hóa,… Loại cây này được sử dụng để chữa trị bệnh đau nhức xương khớp, đau mỏi lưng, nhiễm khuẩn, đau đầu,… Nhờ khả năng sát trùng, tiêu độc, tiêu viêm, lá cúc tần còn được dùng chữa trị bệnh trĩ.

Lá cúc tần có chứa các thành phần như xenlulozơ, protit, lipit, canxi, caroten, Fe, vitamin C,… Đây là những chất có khả năng kiểm soát các triệu chứng viêm nhiễm, đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy, khó chịu,… do bệnh trĩ gây ra. Tuy nhiên, với cách chữa trị này, người bệnh cần phải thực hiện kiên trì mới có thể cải thiện bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng cách chữa trị bệnh trĩ bằng lá cúc tần.

Cách dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ

Phương pháp sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là cách chữa trị bệnh trĩ an toàn, không tốn kém quá nhiều chi phí. Để đạt hiệu quả cao, người bệnh cần phải áp dụng cách, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số cách sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ, người bệnh có thể tham khảo.

1. Xông hơi lá cúc tần và các thảo dược khác

Với đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, bệnh nhân mắc bệnh trĩ có thể sử dụng lá cúc tần để hỗ trợ điều trị bệnh. Những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại ở cấp độ nhẹ nên dùng lá cúc tần kết hợp với lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, nghệ vàng. Đây là những nguyên liệu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu độc, cải thiện triệu chứng viêm loét, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra rất tốt.

lá cúc tần chữa bệnh trĩ
Dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ bằng cách xông hơi

Cách thực hiện như sau:

  • Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch và để ráo nước
  • Cho nguyên liệu vào ấm nước và đun sôi trong khoảng 20 phút
  • Khi nước đặc, người bệnh đổ ra chậu và sử dụng để xông vùng hậu môn trong khoảng 15 phút.
  • Khi nước bớt nóng và chỉ còn hơi ấm, bạn có thể ngâm toàn bộ vùng hậu môn trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Sau đó, bạn được lau khô vùng hậu môn bằng khăn mềm.
  • Với phương pháp chữa trị này, bạn nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ tuần và áp dụng liên tục trong khoảng 2 tháng để các búi trĩ nhanh chóng co lại, dần dần biến mất.

2. Chế biến món ăn với lá cúc tần

Ngoài những cách chữa trị bệnh trĩ được chia sẻ ở trên, bệnh nhân có thể sử dụng lá cúc tần để chế biến cho mình những món ăn thơm ngon, hấp dẫn như canh cúc tần, cá kho cúc tần, bánh nếp cúc tần, não lợn hầm cúc tần,…. Đây là cách cải thiện hệ tiêu hóa, đào thải độc tố, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt. Tùy thuộc vào từng địa phương, mỗi người sẽ có những cách nấu khác nhau. Dưới đây là cách chế biến món canh cúc tần với thịt heo, người bệnh trĩ có thể tham khảo.

Cách thực hiện như sau:

  • Đem lá ngải cứu rửa sạch, cắt khúc, thịt nạt xay nhuyễn vo thành viên tròn.
  • Bắc nước lên bếp nấu canh, đợi nước sôi, bạn cho thịt viên vào nấu chín.
  • Tiếp đến, cho lá cúc tần vào và khuấy đều lên.
  • Khi lá cúc tần chín, bạn nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
  • Bệnh nhân có thể bổ sung cho cơ thể món ăn này để cải thiện các triệu chứng bệnh.

3. Uống nước lá cúc tần

Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội, người bệnh có thể áp dụng phương pháp uống nước lá cúc tần khô hoặc tươi. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng uống được loại nước này bởi lá cúc tần tươi rất đắng và có vị cay rất khó uống. Bên cạnh đó, bệnh nhân sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ phải uống nước lá ở mức độ vừa phải, không được uống quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

lá cúc tần chữa bệnh trĩ
Uống nước lá cúc tần chữa bệnh trĩ cải thiện các triệu chứng bệnh.

Cách thực hiện như sau:

+ Nước lá cúc tần tươi:

  • Người bệnh đem khoảng 15 g lá cúc tần tươi rửa sạch với nước muối và vớt ra để ráo.
  • Sử dụng lá cúc tần giã nhuyễn để vắt lấy nước cốt uống, bỏ phần xác lá.
  • Bệnh nhân nên thực hiện kiên trì 1 lần/ngày một cách đều đặn
  • Áp dụng trong khoảng 1 tuần để cải thiện các triệu chứng bệnh.

+ Nước lá cúc tần khô:

  • Đem lá cúc tần rửa sạch, để ráo nước và tiến hành phơi khô
  • Sau đó, người bệnh cho lá cúc tần lên bếp sao vàng.
  • Mỗi ngày, người bệnh có thể sử dụng một nắm lá cúc tần nhỏ cho vào ấm và nấu lấy nước uống.
  • Thực hiện đều đặn cách chữa trị này mỗi ngày, trong khoảng 1 tuần để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Ưu – nhược điểm dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ

Bất cứ cách chữa trị bệnh nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu người bệnh lạm dụng có thể gặp phải những tác dụng phụ có thể xảy ra đối với sức khỏe của mình. Sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ là phương pháp có một số ưu điểm và nhược điểm riêng, người bệnh có thể tìm hiểu để trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích.

lá cúc tần chữa bệnh trĩ
Một số ưu – nhược điểm khi dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ.

+ Ưu điểm:

  • Cách dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ rất đơn giản, tiện lợi, dễ áp dụng.
  • Mức chi phí điều trị bệnh trĩ bằng lá cúc tần thấp.
  • Điều trị an toàn với nguyên liệu lành tính, ít gây tác dụng phụ.
  • Có thể kết hợp điều trị bệnh với nhiều phương pháp khác để nhanh chóng chấm dứt các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Nhược điểm:

  • Các bài thuốc dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ chỉ áp dụng được cho những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ.
  • Với bệnh trĩ ở mức độ nặng, cách chữa trị này không mang lại tác dụng như mong muốn.
  • Hiệu quả điều trị còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người.
  • Bệnh nhân phải kiên trì thực hiện mới đạt hiệu quả, nếu ngưng sử dụng sẽ không có tác dụng như mong muốn.
  • Nếu người bệnh bị đau rát, khó chịu, chảy máu do bệnh trĩ gây ra thì không nên áp dụng cách chữa trị này vì dễ khiến vùng hậu môn bị viêm nhiễm, tổn thương nhiều hơn.
  • Bệnh nhân chỉ được uống nước lá cúc tần ở mức cho phép là 8 – 16 g/ngày. Nếu dùng vượt quá liều lượng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Sau 2 tháng, người bệnh sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ, người bệnh phải nhanh chóng tiến hành thăm khám để kiểm tra hiệu quả điều trị bệnh. Tuyệt đối không được uống thuốc trong khoảng thời gan dài.

Lưu ý khi dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ

Song song với việc sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ, bệnh nhân cần phải thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị bệnh phù hợp nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số yêu cầu người bệnh nên thực hiện khi mắc bệnh trĩ.

lá cúc tần chữa bệnh trĩ
Người bệnh nên ăn thức ăn loãng khi sử dụng lá cúc tần chữa bệnh trĩ.
  • Không được ngồi lâu tại một chỗ hoặc làm việc nặng nhọc
  • Khi đi cầu, không được rặn quá sức hoặc đi đại tiện quá lâu
  • Luyện tập thói quen đi đại tiện đúng khung giờ nhất định
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, tránh bị viêm nhiễm. Bệnh nhân nên sử dụng khăn giấy mềm để tránh gây tổn thương nghiêm trọng tới búi trĩ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu. Đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Bệnh nhân nên ăn những loại thức ăn loãng, dễ tiêu hóa, không được ăn thức ăn quá cứng.
  • Không được sử dụng các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ, chứa chất kích thích,…
  • Không nên uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung cho cơ thể các loại nước ép trái cây để phòng ngừa táo bón
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày để đảm bảo sức khỏe ổn định
  • Không được căng thẳng, lo lắng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh trĩ
  • Tập thể dục với các bài nhẹ nhàng để tăng tuần hoàn máu và sức đề kháng cơ thể
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc uống nếu không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh biết được phương pháp dùng lá cúc tần chữa bệnh trĩ. Tuy nhiên, cách chữa trị này chỉ thích hợp với những bệnh nhân bị bệnh trĩ ở mức độ nhẹ. Với những trường hợp nặng, người bệnh phải sử dụng thuốc tây uống hoặc tiến hành mổ trĩ mới có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giúp điều trị bệnh dứt điểm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

Cùng chuyên mục

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không hay phải mổ?

Bệnh trĩ không chỉ khiến cho sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng mà còn khiến phụ nữ mặc cảm, khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống....

Bệnh trĩ nội độ 2 có nguy hiểm không? Cách trị tại nhà

Bệnh trĩ nội độ 2 xảy ra khi búi trĩ gia tăng kích thước và sa xuống ống hậu môn. Ở giai đoạn này, bệnh thường gây nóng rát, khó...

Cắt trĩ có đau không? Sợ đau nên chọn cách nào?

Với những bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ ở mức độ nặng, người bệnh phải tiến hành cắt trĩ để mới có thể kiểm soát được tình trạng chảy máu,...

Bệnh trĩ ngoại độ 2: Dấu hiệu và cách điều trị

Rất nhiều người bị bệnh trĩ ngoại độ 2 mới đi khám và phát hiện mình mắc phải bệnh trĩ. Bởi giai đoạn này các triệu chứng của bệnh đã...

Bị trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em

Bị trĩ khi mang thai do đâu, bà bầu đã biết cách trị?

Trĩ là một nỗi ám ảnh với chị em đang mang thai. Theo thống kê, có đến 50% bà bầu mắc trĩ trong suốt thai kỳ với các triệu chứng...

Bệnh trĩ nội: Dấu hiệu nhận biết sớm và điều trị

Bệnh trĩ nội là tình trạng phình giãn tĩnh mạch ở sâu bên trong niêm mạc trực tràng. Bệnh thường gây đau rát hậu môn, ngứa ngáy, khó chịu kèm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn