Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm

Đau thượng vị khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Đau thượng vị khi mang thai có thể là do các hormone trong cơ thể thay đổi, bị các bệnh về đường tiêu hóa, có tiền sử bệnh đau dạ dày… Nắm rõ các thông tin về tình trạng trên để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây đau thượng vị khi mang thai

Vì sao bị đau thượng vị khi mang thai?
Vì sao bị đau thượng vị khi mang thai?

Khi mang thai, cơ thể của bà bầu thường có nhiều thay đổi, trong đó đau thượng vị là tình trạng thường gặp. Vậy vùng thượng vị là vùng nào? Vì sao lại bị đau thượng vị?

Thượng vị là khu vực nằm giữa 2 bên xương sườn và dưới mũi xương ức, nằm ở trên rốn. Đây là vị trí tập trung nhiều bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa như: Dạ dày, tuyến mật, tuyến tụy, ruột thừa… Vì vậy, đau thượng vị có thể là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến các cơ quan trên.

Theo Đông y, tình trạng này còn được gọi là tâm vị thống, quản thống. Nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống không điều độ, nóng lạnh bất thường hoặc do cơ thể suy nghĩ quá nhiều, tổn thương lao lực. Tuy nhiên, đau thượng vị khi mang thai lại có thể do các nguyên nhân khác gây ra. Cụ thể như:

1. Từng bị bệnh đau dạ dày

Những người đã từng bị đau dạ dày trước đó có nguy cơ mắc bệnh đau thượng vị cao hơn trong khi mang thai. Bởi sự thay đổi của cơ thể khi mang bầu sẽ dễ khiến bệnh tái phát, gây ra các triệu chứng bệnh. Trong đó, một dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là đau rát vùng thượng vị.

2. Đau thượng vị khi mang thai do sự thay đổi của cơ thể

Đây là một trong các nguyên nhân phổ biến gây đau vùng thượng vị khi mang thai. Bởi cơ thể của bà bầu có những thay đổi để thích nghi với việc mang thai. Bà bầu thường ăn nhiều hơn, hormone trong cơ thể bị thay đổi khiến lượng thức ăn không được tiêu hóa kịp.

Thức ăn tích tụ tại dạ dày sẽ làm dịch acid theo đó mà tăng lên, gây nên hiện tượng trào ngược acid. Nếu kéo dài, vùng thượng vị sẽ bị bỏng rát. Ngoài ra, thai nhi ngày càng lớn tạo áp lực lên dạ dày. Đây cũng là yếu tố làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, gây trào ngược dạ dày.

3. Bà bầu mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Nên đi khám và chữa trị sớm khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường
Nên đi khám và chữa trị sớm khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường

Viêm đại tràng, mắc các vấn đề về gan mật, viêm loét dạ dày khi mang thai cũng có thể gây đau thượng vị. Ngoài ra, nó còn có thể là dấu hiệu của bệnh xuất huyết dạ dày gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Bà bầu bị đau thượng vị không những gây phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn làm ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì vậy, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, nên đi khám và chữa trị sớm.

Các biện pháp điều trị đau thượng vị khi mang thai

Bệnh đau thượng vị khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, các biện pháp thường được áp dụng gồm có:

1. Uống nước chanh mật ong

Nếu chưa biết đau thượng vị khi mang thai chữa trị như thế nào, bà bầu có thể tham khảo cách khắc phục bằng chanh và mật ong. Bởi chanh có đặc tính kháng viêm, chứa chất chống oxy hóa, làm giảm tình trạng khó chịu do đau thượng vị gây ra. Không chỉ vậy, mật ong cũng rất tốt đối với sức khỏe, nhất là với người đang bị các vấn đề về đường tiêu hóa. Công dụng của mật ong đối với bệnh đau thượng vị gồm có:

  • Trong mật ong chứa chất hydrogen peroxide tự nhiên. Đây là thành phần có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
  • Giàu chất chống oxy hóa: Nó sẽ giúp bảo vệ các tế bào không bị tổn thương khi bị các gốc tự do tấn công. Gốc tự do được cho là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.
  • Chứa các chất có khả năng kháng virus và khử trùng: Mật ong thô nghĩa là loại mật ong chưa tiệt trùng có thể tiêu diệt được vi khuẩn và nấm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng khử trùng tự nhiên và mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.
  • Kết cấu đặc trưng của mật ong là có khả năng bao phủ tốt hơn so với lớp màng nhầy thực quản. Chính vì kết cấu sánh đặc, có độ dính của mật ong sẽ làm giảm lượng acid, giúp kiểm soát trào ngược dạ dày.
Chữa đau thượng vị bằng chanh và mật ong
Chữa đau thượng vị bằng chanh và mật ong

Bởi thế, khi kết hợp chanh và mật ong chữa đau thượng vị khi mang thai sẽ mang lại hiệu quả tốt. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị một quả chanh tươi, vắt lấy một thìa nước cốt cho vào cốc nước nóng khoảng 200ml. Sau đó thêm khoảng 10ml mật ong vào, khuấy đều rồi uống.
  • Áp dụng bài thuốc đều đặn 2 lần mỗi ngày và uống khi còn ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Chữa đau thượng vị khi mang thai bằng gừng

Từ lâu gừng đã được biết đến với công dụng chữa bệnh tiêu hóa rất tốt. Sở dĩ như vậy là bở gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Đồng thời, làm giảm dịch vị acid dạ dày rất tốt. Do đó, các triệu chứng bệnh đau thượng vị sẽ dần được cải thiện.

Cũng giống như cách dùng chanh mật ong trị đau thượng vị ở bà bầu, bài thuốc từ gừng rất đơn giản:

  • Lấy một củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch.
  • Thái gừng thành từng lát mỏng.
  • Cứ mỗi lần dùng, đem hãm 3 lát gừng tươi trong khoảng 200ml nước nóng, sau đó đun tiếp.
  • Dùng nước gừng vừa đun để uống.
  • Kiên trì áp dụng khoảng 15 ngày, các cơn đau thượng vị sẽ cải thiện đáng kể.

3. Chườm ấm chữa đau thượng vị

Chườm ấm được xem là phương pháp làm giảm nhanh cơn đau thượng vị mà bà bầu đang gặp phải. Chỉ cần dùng túi chườm ấm để chườm lên vùng thượng vị, đợi khoảng 5 phút thì nghỉ. Sau đó, lặp đi lặp lại hành động chườm ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trường hợp không có sẵn túi chườm ấm, chị em có thể dùng một cái chai, đổ đầy nước ấm vào. Dùng chai nước ấm chườm lên vị trí bị đau sẽ làm giảm được các cơn đau thượng vị.

4. Xây dựng chế độ ăn hợp lý trị đau thượng vị khi mang thai

Xây dựng chế độ ăn hợp lý để giảm đau thượng vị khi mang thai
Xây dựng chế độ ăn hợp lý để giảm đau thượng vị khi mang thai

Khi mang thai, chị em thường ăn nhiều hơn. Điều này vô tình gây áp lực cho hệ tiêu hóa, thức ăn không kịp tiêu hóa dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản, gây đau thượng vị. Vì thế, điều cần làm để khắc phục tình trạng này chính là xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

  • Với bà bầu, không nên ăn các loại thực phẩm khô cứng như măng, dưa muối hoặc những thực phẩm chứa nhiều acid. Bởi chúng sẽ làm tình trạng đau thượng vị trở nên tồi tệ hơn.
  • Không được sử dụng các chất kích thích, rượu bia, trà đặc…
  • Không ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp hoặc các loại đồ ăn có nhiều gia vị. Bởi đây đều là những đồ ăn gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, làm khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi .
  • Bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm có chất kháng viêm, chứa nhiều chất xơ…
  • Uống nhiều nước để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Nên chế biến thức ăn thành các loại đồ ăn mềm. Thay vì ăn quá no trong các bữa chính, chị em nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Nó sẽ làm giảm áp lực lên dạ dày, giảm cơn đau thượng vị.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.

5. Thói quen nghỉ ngơi hợp lý

Trong thời gian mang bầu, tâm sinh lý của chị em có sự bất ổn. Chị em thường dễ cáu giận, mau nước mắt, bực bội. Mà căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau thượng vị khi mang thai. Chính vì vậy, xây dựng một lối sống lành mạnh, có thời gian nghỉ ngơi là điều nên làm để tránh đau thượng vị.

  • Bà bầu nên sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Không nên quá ôm đồm nhiều việc vì điều này sẽ gây áp lực cho bản thân.
  • Nên ngủ sớm, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc. Bởi mất ngủ không những làm cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, ảnh hưởng đến thai nhi mà còn tạo điều kiện cho các bệnh lý đường tiêu hóa phát triển.
  • Tập các bài tập nhẹ nhàng tốt cho bà bầu như thiền, đi bộ, yoga… hỗ trợ quá trình điều trị đau thượng vị khi mang thai hiệu quả hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để tạo không gian sống thoải mái, trong lành. Nó cũng sẽ giúp bà bầu thư giãn hơn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

6. Kết hợp nghệ và mật ong

Bà bầu đau thượng vị chữa trị như thế nào?
Bà bầu đau thượng vị chữa trị như thế nào?

Trong thành phần của nghệ vàng chứa hàm lượng lớn chất curcumin. Đây là một chất kháng viêm, làm lành vết thương, ức chế quá trình tiết dịch vị acid dạ dày, làm giảm acid trong dạ dày – nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Bên cạnh đó, mật ong chứa chất chống oxy hóa, các chất dinh dưỡng, có tác dụng nhuận táo, ích khí… Vì thế, kết hợp 2 nguyên liệu này lại với nhau sẽ làm hiệu quả của bài thuốc được tăng lên. Nếu băng khoăn chưa biết nên làm gì khi mang bầu đau thượng vị, chị em có thể áp dụng cách chữa trị như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 1 thìa tinh bột nghệ, 2 thìa mật ong nguyên chất.
  • Cho các nguyên liệu trên vào khoảng 150ml nước ấm, khuấy đều rồi uống.
  • Nên áp dụng thường xuyên và liên tục để bài thuốc mang đến tác dụng như mong muốn.

Ngoài ra, có thể trộn mật ong và tinh bột nghệ lại với nhau để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này để vo lại thành từng viên nhỏ, sau đó bỏ vào lọ thủy tinh có nắp đậy kín để dùng dần.

7. Dùng thuốc chữa đau thượng vị khi mang thai

Đối với bà bầu, dùng thuốc tây chữa bệnh được xem là điều không nên. Tuy nhên, trong trường hợp bị đau quá nặng hoặc nó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý, do đó cần phải điều trị bằng thuốc tây.

Nhưng uống thuốc tây luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, hãy tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng dùng thuốc.

Thông thường, các loại thuốc được chỉ định trong trường hợp này gồm có:

  • Các loại thuốc chẹn H2: Tác dụng của loại thuốc này là làm giảm lượng acid dịch vị, ngăn không cho các histamin tác động tiêu cực đến niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc kháng acid dạ dày: Có khả năng trung hòa dịch vị acid dạ dày, làm giảm triệu chứng khó chịu, đầy hơi cho bệnh nhân.
  • Các loại thuốc diệt vi khuẩn Hp: Một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tiêu hóa, làm đau vùng thượng vị khi mang thai là vi khuẩn Hp. Do đó, điều trị bằng các loại thuốc này sẽ tiêu diệt được vi khuẩn Hp, giảm triệu chứng của bệnh.

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân và cách chữa đau thượng vị khi mang thai. Tình trạng này nếu không được chữa trị sớm, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, nên đi khám và chữa trị sớm khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.

Cùng chuyên mục

Viêm loét dạ dày đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày đi ngoài ra máu là một trong những tình trạng rất nhiều người bệnh quan tâm và lo lắng. Đây cũng chính là cảnh báo về...

Có nhiều cách giảm đau dạ dày nhanh chóng mà người bệnh có thể áp dụng

7 cách giảm đau dạ dày hiệu quả nhanh, cấp tốc tại nhà

Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp ở người dân Việt Nam, cơn đau thường xuất hiện bất thường. Do đó, người bệnh cần nắm được các biện pháp...

Sữa chua có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không ? [Chuyên gia tư vấn]

Bị đau dạ dày có thể ăn sữa chua. Sữa chua có một lượng axit nhất định nhưng axit trong sữa chua rất nhỏ, không thể so sánh được lượng...

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thì nhanh khỏi?

Nóng rát vùng thượng vị nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Khi bị nóng rát vùng thượng vị, người bệnh có thể uống các loại thuốc kháng acid, thuốc chẹn H2…hoặc áp dụng các bài thuốc Đông y để điều trị....

Đau vùng thượng vị

Đau vùng thượng vị: Nguyên nhân, triệu chứng và chữa trị

Đau vùng thượng vị là một loại bệnh lý phổ biến hiện nay. Tình trạng bệnh kéo dài có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến ung thư. Để hiểu rõ...

Viêm loét thực quản và những thông tin cần biết

Viêm loét thực quản: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm loét thực quản là tình trạng niêm mạc thực quản bị bào mòn do trào ngược dạ dày thực quản hoặc do các nguyên nhân khác gây nên. Nếu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn