Các giai đoạn của bệnh gout và cách nhận biết

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Công dụng chữa bệnh gout của cải bẹ xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Thử ngay cách chữa bệnh gout bằng đậu xanh đơn giản rẻ tiền

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Bệnh gout: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh gout là một trong những căn bệnh điển hình về xương khớp. Nếu như trước kia căn bệnh này chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi thì hiện nay bệnh ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt mà còn gây nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe.

Tìm hiểu chung về bệnh gout

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) hay còn được gọi là bệnh thống phong, xảy ra do chứng rối loạn chuyển hóa nhân purin, gây hình thành và lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp cũng như trong nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Axit uric là chất được hình thành trong cơ thể, chúng sẽ bị đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu và phân. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh gout thì lượng axit uric tồn tại trong máu thường cao hơn mức cho phép và gây ra các cơn gout cấp tính đột ngột.

Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là một trong những căn bệnh điển hình về xương khớp

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout

Theo các chuyên gia, dấu hiệu nhận biết bệnh gout ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Ở giai đoạn đầu

Đây là giai đoạn đầu tiên khi bệnh vừa khởi phát và hầu như không có nhiều triệu chứng ngoại trừ hàm lượng axit uric trong máu cao. Sau đó, người bệnh sẽ nhận thấy một số các triệu chứng khác như:

  • Ngón cái bị đau nhức, sưng tấy và căng đỏ.
  • Các cơn đau thường đến sau khi có một tác động vật lý nào đó đến chỗ đau hoặc sau mỗi cuộc nhậu rượu bia.
  • Những vị trí dễ bị đau nhất thường là ở khớp mắt cá chân, đầu gối, bàn chân, khuỷa tay, cổ tay hoặc những khớp nhỏ nằm khắp nơi trên cơ thể.

Lúc này, các tinh thể muối urat bắt đầu hình thành và tích tụ tại các khớp và gây ra các triệu chứng rõ rệt hơn. Theo các thống kê thì hầu như các bệnh nhân thường tái phát cơn đau nhiều lần trong vòng vài năm tùy theo thói quen ăn uống và sinh hoạt có khoa học hay không, thông thường là từ 1 – 3 năm.

Nếu người bệnh lơ là và không chủ động điều trị tích cực sẽ rất dễ gây ra các cơn đau gout cấp tính và làm tổn thương khớp.

Ở giai đoạn giữa

Trong giai đoạn này, kết quả đo nồng độ axit uric đã rất cao và vượt xa ngưỡng cho phép, tạo điều kiện để hình thành các tinh thể urat trong ngón chân. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau khớp dữ dội và liên tục, khác với giai đoạn đầu là các cơn đau thường xuất hiện đột ngột và biến mất sau khi nghỉ ngơi.

Ở giai đoạn cuối

Khi bệnh đến giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc các triệu chứng của bệnh đã tiến triển rất nặng, các biểu hiện sưng đau, đỏ tấy bộc lộ ra rất rõ ràng. Trong đó, có hai triệu chứng điển hình nhất trong giai đoạn này đó là:

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout
Tùy vào từng giai đoạn mà các dấu hiệu của bệnh gout sẽ khác nhau
  • Xuất hiện các cục tophi: Nồng độ axit uric quá cao khiến các tinh thể liên kết lại với nhau tạo thành tinh thể muối urat. Ngày qua ngày chúng tích tụ càng nhiều sẽ biến thành các khối tophi sưng to, đỏ, nóng và đau nhức ở nhiều vị trí trên cơ thể như: ngón chân, ngón tay, đầu gối, vành tai, khuỷa tay…
  • Gây suy giảm và mất đi khả năng vận động: Khi bệnh không được điều trị sớm, khắc phục các triệu chứng khởi phát thì đến giai đoạn này các triệu chứng đã quá nghiêm trọng và khiến người bệnh mất đi khả năng vận động, đi lại bình thường do quá đau nhức, thậm chí là gây tàn phế vĩnh viễn.

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh gout nhất?

Theo khảo sát của các chuyên gia thì có 5 đối tượng dễ mắc bệnh gout nhất đó là:

Nữ giới ở tuổi mãn kinh

Phụ nữ khi bước vào độ tuổi mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout khá cao do sự thay đổi đột ngột của hormone estrogen trong cơ thể. Điều này vô tình làm rối loạn quá trình chuyển hóa axit uric, khiến chúng không được đào thải ra khỏi cơ thể mà tích tụ dần.

Không những vậy, nguy cơ mắc bệnh gout sẽ càng cao hơn nếu chị em có thói quen ăn uống không khoa học, nhiều đồ ngọt, chiên xào, dầu mỡ, nhiều gia vị…

Những người ăn uống không lành mạnh

Bệnh gout có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt những người ăn uống không lành mạnh chính là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Nhất là các quý ông thường xuyên uống rượu bia và ăn nhiều các món nhậu như thịt đỏ, nội tạng động vật…thì nguy cơ mắc bệnh gout sẽ rất cao.

Nam giới sau tuổi 40

Theo thống kê của các chuyên gia, trong tổng số những người mắc bệnh gout thì có đến hơn 80% người mắc bệnh gout là nam giới ngoài độ tuổi 40. Lý giải điều này là do thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên uống rượu bia, ăn nhiều đạm động vật, nhất là các loại nội tạng động vật, lười tập luyện thể dục thể thao, hút thuốc…và nhiều các thói quen sống không khoa học khác nên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Những người thừa cân béo phì

Đối tượng dễ mắc bệnh gout
Những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người bình thường

Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng bị béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout hơn so với những người có cân nặng tiêu chuẩn. Nguyên nhân do cơ thể của những người béo phì sẽ có lượng mỡ thừa khá lớn, gây cản trở quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể khiến chúng tích tụ trong máu từng ngày.

Ngoài ra, béo phì xuất phát từ việc ăn uống không khoa học, ăn nhiều thức ăn chứa đạm, chiên xào nhiều dầu mỡ sẽ càng đẩy nhanh tốc độ mắc bệnh gout.

Bệnh gout được chia làm mấy loại?

Hiện nay, các chuyên gia đã chia bệnh gout thành 3 nhóm chính để dễ phân loại và điều trị, bao gồm:

  • Bệnh gout nguyên phát: Đây là loại bệnh gout xuất hiện chủ yếu ở những trường hợp mắc bệnh do các yếu tố di truyền, tăng tổng hợp purin nội sinh nên làm tăng sinh axit uric.
  • Bệnh gout thứ phát: Bệnh gout ở dạng này thường xuất hiện ở những trường hợp tăng axit uric do ăn nhiều thực phẩm chứa nhân purin, do tăng thoái giáng purin nội sinh ở một số bệnh lý hoặc do thuốc, những người bệnh thận gây giảm đào thải axit uric.
  • Bệnh gout bẩm sinh (bệnh Lesh-Nyhan) là trường hợp bệnh khá hiếm gặp. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu men bẩm sinh nên ngay từ nhỏ trong máu đã có nồng độ axit uric cao, khi lớn lên khiến các triệu chứng của bệnh nặng hơn bình thường.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gout, trong đó phải kể đến 10 nguyên nhân phổ biến nhất gồm:

  • Do cơ địa, di truyền: Nếu bố mẹ hay những người thân trong gia đình mắc bệnh gout thì nguy cơ di truyền cho đời con là 20%. Những người bệnh này co quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng cao và làm tăng nồng độ axit uric.
  • Do giới tính: Nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Bởi theo một khảo sát mới nhất cho thấy nam giới thường là đối tượng có lối sống và chế độ ăn uống kém khoa học hơn, thường xuyên rượu bia và hút thuốc lá…
  • Những người uống nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn: Các loại thức uống chứa cồn như rượu, bia…sẽ gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Một thống kê cho thấy con số người bệnh gout do uống rượu bia lên đến 75 – 84%.
  • Những người béo phì: Những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với những người bình thường. Nguyên nhân là do nồng độ axit uric trong máu luôn ở mức cao nhưng khả năng đào thải thì lại kém.
  • Do sử dụng thuốc kháng sinh lâu ngày: Một số người bệnh phải thường xuyên sử dụng những loại thuốc lợi tiểu Thiazid, Aspirin, thuốc trị bệnh Parkinson…sẽ gây ra tác dụng phụ là làm ức chế quá trình đào thải axit uric qua thận, gây rối loạn chuyển hóa axit uric và hậu quả là hình thành bệnh gout.
  • Do sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn có chứa nhiều chất bảo quản và chứa nhiều nhân purin cũng là nguyên nhân khiến bạn bị gout.
  • Do cơ thể bị nhiễm chì: Nhiễm chì trong thời gian dài cũng là nguyên nhân làm rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu, dẫn đến mắc bệnh gout.
Nguyên nhân gây bệnh gout
Chế độ ăn uống dư đạm, nhiều thực phẩm chứa nhân purin là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout
  • Cấy ghép nội tạng: Những trường hợp người bệnh phải tiến hành cấy ghép hoặc thay thế những cơ quan trên cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người bình thường.
  • Những người uống vitamin có chứa hoạt chất niacin cũng dễ gây ra bệnh gout.
  • Một số bệnh lý khác: Những người mắc bệnh đái tháo đường hay bị rối loạn chuyển hóa lipid máu….cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Ngoài những cơn đau xảy đến đột ngột và tần suất ngày càng nhiều, kéo dài dai dẳng thì những người mắc bệnh gout cũng sẽ phải đối mặt với những biến chứng cực kỳ nguy hiểm khi bệnh bước vào giai đoạn nặng như:

Gây tàn phế khớp

Khi các hạt tophi xuất hiện cùng với tình trạng thoái hóa khớp dần dần thì nguy cơ khớp bị biến dạng là điều khó tránh khỏi. Lúc này, khớp bàn tay, bàn chân sẽ bị biến dạng, gây cản trở hoạt động của khớp mà các bác sĩ thường ví như nải chuối sử hay củ khoai.

Hơn nữa, khi các hạt tophi ngày càng lớn sẽ gây chèn ép mạch máu và hệ thần kinh gây ra hàng loạt các bệnh lý về mạch máu và thần kinh ngoại biên. Đến một thời điểm nhất định khi mà lớp  da bao bọc chúng không còn đủ sức chịu đựng thì chúng sẽ bị vỡ ra, làm rò rỉ các tinh thể muối urat và tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

Lúc này, khi được đưa đến bệnh viện thì tình trạng của người bệnh đã cực kỳ nghiêm trọng, lở loét đến mức không thể giữ được khớp nên bắt buộc phải tháo khớp, cắt bỏ chi để giữ tính mạng cho người bệnh.

Gây các bệnh về thận

Hiện tượng vỡ tophi có thể làm các tinh thể muối urat lắng đọng ở các cơ quan lân cận như tim, thận, não, mạch máu…cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, đã có rất nhiều trường hợp vỡ tophi và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thận, hình thành các bệnh lý như viêm cầu thận, viêm khe thận, tắc ống thận, thận ứ nước, sỏi thận…

Lúc này, nếu người bệnh vẫn không phát hiện bản thân đang mắc các bệnh lý về thận, vẫn sử dụng các loại thuốc trị bệnh gout sẽ khiến thận bị ngộ độc, tăng nguy cơ bị sỏi thận, thậm chí là suy thận. Đây cũng chính là lý do mà bệnh gout và bệnh suy thận là hai bệnh lý thường đi song song với nhau.

Tăng nguy cơ đột quỵ

Triệu chứng bệnh gout
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh gout có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Đối với những người mắc bệnh gout mãn tính lâu năm có còn có thể làm tăng nguy cơ tai biến và đột quỵ cao hơn những người bình thường. Lý giải điều này, các chuyên gia cho rằng khi các tinh thể urat lắng đọng trong các mạch máu sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ mạch, làm chậm quá trình lưu thông máu, lâu ngày sẽ gây viêm cơ tim, viêm màng trong, tổn thương van tim, urat tích tụ trong mạch máu não…cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị.

Thậm chí, nhiều trường hợp còn gây ra tử vong nếu các triệu chứng bệnh xuất hiện nhưng không được điều trị kịp thời.

Cách phân biệt bệnh gout và bệnh giả gout

Đã có rất nhiều trường hợp nhầm tưởng bệnh gout là bệnh gout giả hoặc các bệnh viêm khớp khác khiến cho việc điều trị không đạt hiệu quả và khiến bệnh chuyển sang mạn tính rất nguy hiểm và khó trị khỏi hoàn toàn.

Vì vậy, để phân biệt được bệnh gout và bệnh gout giả người bệnh cần nắm một số thông tin sau:

Bệnh gout

  • Là hiện tượng lắng đọng các tinh thể axit uric hình kim tại các khớp hoặc các mô mềm.
  • Vị trí khởi phát bệnh gout đầu tiên thường là đầu ngón cái, cổ chân, gót chân, mu bàn chân, đầu gối, khuỷa tay, cẳng tay
  • Các cơn đau gout thường xuất hiện vào ban đêm kèm theo tình trạng sưng đau dữ dội trong 24 tiếng tiếp theo.
  • Chế độ ăn uống của người bệnh gout rất nghiêm ngặt, tuyệt đối không ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm, chứa nhân purin, không rượu bia…
  • Cách điều trị chủ yếu của bệnh gout là tìm cách giảm nồng độ axit uric trong máu.

Bệnh gout giả

  • Là hiện tượng lắng đọng muối calcium hình thoi tại các khớp
  • Các cơn đau đầu tiên sẽ bắt đầu khởi phát tại khớp gối và khớp lớn
  • Mức độ đau nhức khớp sẽ nhẹ nhàng và dần dần tăng lên chứ không dữ dội như các cơn đau gout cấp.
  • Chế độ ăn uống của bệnh giả gout không cần phải quá nghiêm ngặt như người mắc bệnh gout, không phải kiêng khem nhiều thứ.
  • Việc điều trị chủ yếu là khắc phục các triệu chứng chứ không có phương pháp để khắc phục hoàn toàn dứt điểm bệnh giả gout.

Có thể thấy bên cạnh những triệu chứng giống nhau nhưng về bản chất thì đây hoàn toàn là 2 căn bệnh khác nhau. Vì vậy, để có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất thì người bệnh cần phải thăm khám tại các bệnh viện chuyên khoa Cơ xương khớp để được điều trị đúng cách.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh gout

Để chẩn đoán chính xác liệu các triệu chứng sưng tấy, đau nhức và nóng đỏ tại các khớp xương có phải bệnh gout hay không thì tốt nhất người bệnh cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ.

Thông thường, các bước tiến hành chẩn đoán bệnh gout bao gồm các cách sau:

  • Cách 1: Tiến hành chọc hút dịch khớp và tìm kiếm tinh thể muối urat bằng kính hiển vi. Nếu phát hiện muối urat thì chắc chắn bạn đã bị gout và ngược lại.
  • Cách 2: Người bệnh đang có các triệu chứng đau nhức dữ dội sẽ được cho uống thuốc Colchicine, nếu thuốc phát huy tác dụng giảm đau thì nguy cơ bị gout là rất cao.
  • Cách 3: Trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị gout cấp nhưng chỉ số axit uric trong máu lại không cao thì sẽ phải thực hiện xét nghiệm máu để kết quả chẩn đoán chính xác hơn.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng triệu chứng của người bệnh ở thời điểm hiện tại mà sẽ được chỉ định thực hiện các biện pháp chẩn đoán khác nhau như chụp X-quang khớp, chụp CT scanner khớp…Từ những kết quả xét nghiệm chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phân tích và phác đồ điều trị cụ thể.

Các biện pháp điều trị bệnh gout

Nguyên tắc điều trị gout

Để quá trình điều trị bệnh gout đạt hiệu quả tốt nhất thì hướng điều trị chủ yếu nhằm mục đích:

  • Điều trị tình trạng viêm khớp khi xuất hiện những cơn gout cấp.
  • Dự phòng tái phát các cơn đau gout và tình trạng lắng đọng các tinh thể urat. Đồng thời, dự phòng xảy ra các biến chứng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ nồng độ axit uric trong máu dưới 360 mmol/l (60 mg/l) trong trường hợp chưa xuất hiện hạt tophi và dưới 320 mmol/l (50 mg/l) với trường hợp đã có tophi.

Quá trình điều trị cụ thể

Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh gout, có thể kể đến một số biện pháp như:

Sử dụng thuốc điều trị bệnh gout

Cách điều trị bệnh gout
Sử dụng thuốc trị bệnh gout nhằm mục đích ức chế hình thành và tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể

Các loại thuốc trị bệnh gout có rất nhiều loại, tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng mắc bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng từng loại thuốc phù hợp. Theo đó, hầu hết các trường hợp mắc bệnh gout đều được kê đơn loại thuốc Colchinine Corticosteroid và thuốc chống viêm không steroid. Đây là đều là những loại thuốc có tác dụng đẩy lùi cơn đau gout cấp hiệu quả, tức thì.

Bên cạnh đó, đối với những tình trạng bệnh gout không thuyên giảm nhờ vào việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống không hiệu quả và chuyển sang giai đoạn mãn tính thì sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc thuộc nhóm ức chế hình thành axit uric, thuốc tăng đào thải axit uric trong máu, nước tiểu như Allopurinol, Febuxostat…hoặc các loại thuốc hỗ trợ hủy urat trong máu.

Lưu ý:

  • Trường hợp các cơn đau do gout cấp đến đột ngột và tần suất cao, kéo dài dai dẳng thì hãy nhờ sự can thiệp y tế để khắc phục kịp thời.
  • Tập trung khắc phục các triệu chứng của bệnh gout mạn tính, bởi nếu không chữa khỏi có thể gây ra các bệnh lý như suy thận, suy gian, cơ thể phù nề do giữ nước.
  • Sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vì việc lạm dụng các loại thuốc trị gout rất dễ gây ra các biến chứng và tác dụng phụ nguy hiểm như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ bài tiết bị tổn thương…

Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa tức là áp dụng các biện pháp phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi. Đây cũng là phương pháp cuối cùng được chỉ định khi các cách điều trị nội khoa khôn đạt hiệu quả. Phẫu thuật hạt tophi thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Các cơn đau gout kèm theo triệu chứng viêm loét nặng
  • Bị bội nhiễm các hạt tophi
  • Các hạt tophi ngày càng lớn, căng cứng, nóng đỏ và được dự đoán sắp bị vỡ.

Điều trị bệnh gout bằng các loại thảo dược thiên nhiên

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị bệnh gout từ sớm, khi các triệu chứng chưa quá nghiêm trọng thì nhiều người đã chọn phương pháp điều trị bằng các loại thảo dược có trong tự nhiên. Ưu điểm của phương pháp này đó là đem lại hiệu quả trị bệnh rõ rệt mà vẫn đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cho sức khỏe của người bệnh.

Một số loại thảo dược có tác dụng trị bệnh gout theo lời khuyên sử dụng của các chuyên gia:

Chữa bệnh gout bằng cỏ hy thiêm

Cỏ hy thiêm hay còn có tên gọi khác trong dân gian là cây chó đẻ hoa vàng, đây là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Theo các nghiên cứu khoa học, trong cỏ hy thiêm có chứa chất đắng Daturosid, Orientin và Dimethylquercetin có tác dụng cực kỳ tốt trong việc làm giảm nồng độ axit uric trong máu nhanh chóng.

Không những vậy, cỏ hy Thiêm còn có khả năng làm sạch các lớp muối urat lắng đọng ở các khớp. Giảm tính axit và tạo môi trường kiềm xung quanh khớp, giúp bào mòn các tinh thể urat, biến chúng thành các axit uric tự do tan ra từ từ và bị đào thải ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.

Chữa bệnh gout bằng cây sói rừng

Cây sói rừng là loại thảo dược được các chuyên gia Y học cổ truyền đánh giá rất cao trong việc điều trị bệnh gout. Cây sói rừng vốn có vị cay, tính bình, đem lại hiệu quả giảm sưng, viêm, kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch nên hỗ trợ điều trị bệnh gout vô cùng hiệu quả.

Chữa bệnh gout bằng lá tía tô
Trị bệnh gout bằng thảo dược
Các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ trị bệnh gout ở giai đoạn nhẹ, vừa khởi phát

Tía tô là loại cây vô cùng quen thuộc, có tác dụng chữa bệnh gout mà chẳng cần phải tìm kiếm đâu xa. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng trong lá tía tô có chứa nhiều vitamin A, C, sắt, tinh dầu và canxi…có tác dụng lợi tiểu, cải thiện chức năng đào thải axit uric trong máu hiệu quả.

Bản chất của lá tía tô là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền với tác dụng giảm đau, kháng viêm và kích thích giãn nở mạch máu. Nhờ vậy, chữa bệnh gout là lá tía tô chắc chắn sẽ đem đến hiệu quả rất tốt.

Chữa bệnh gout bằng nghệ

Nghệ là loại thực vật được biến đến với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Chính vì vậy, ứng dụng nghệ vào trong rất nhiều các bài thuốc chữa bệnh, đặc biệt là bệnh gout.

Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng ức chế sự sản sinh hoạt chất gây đau đó là prostaglandin. Nhờ đó mà giúp làm giảm lượng enxyme gây viêm trong cơ thể, cắt nhanh các cơn đau nhức do gout tái phát.

Chữa bệnh gout bằng lá lốt

Theo y học cổ truyền, các hoạt chất trong lá lốt có tác dụng hỗ trơ điều trị bệnh gout cực kỳ hiệu quả. Bởi lá lốt có vị cay, tính ấm, có chứa các hoạt chất làm giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, phục hồi nhanh chóng những tổn thương tại các khớp do gout.

Chữa gout bằng lá trầu không

Lá trầu không là loại thảo dược phổ biến, được sử dụng trong rất nhiều những bài thuốc cần kháng khuẩn, chống viêm, trong đó có bệnh gout. Theo các nghiên cứu khoa học, hiện nay có 2 loại lá trầu gồm trầu mỡ lá to và trầu quế lá nhỏ. Hàm lượng 2,4 tình dầu trong lá trầu có tác dụng phục hồi những tổn thương tại các khớp, chống viêm và giảm đau hiệu quả.

Thực đơn ăn uống cho người bệnh gout

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gout đạt hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học sau:

  • Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa nhân purin nhiều đạm như thịt, cá, tôm, cua, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê…nội tạng động vật…
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa carbon hydrat cao như ngũ cốc, bánh mì, gạo lúa…
  • Tránh ăn các loại hoa quả trái cây hay thực phẩm có vị chua như cải chua, măng chua, xoài, cóc, me…vì chúng sẽ thúc đẩy tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia trong quá trình điều trị bệnh.
  • Không ăn những loại món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào, nhiều gia vị, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp…

Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Các loại thực phẩm giàu vitamin C, thịt trắng, rau củ quả như cải xanh, cam dâu tây…
  • Thay thế bằng các loại thực phẩm chứa protein tốt như đậu phộng, đậu phụ, các loại sữa tách béo…
  • Ưu tiên ăn các món hấp, luộc thay vì chiên, xào
  • Uống thật nhiều nước, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.

Bệnh gout có chữa dứt điểm được không?

Đây là vấn đề mà nhiều người bệnh thắc mắc khi gặp phải bất kỳ căn bệnh nào, không chỉ riêng bệnh gout. Câu trả lời đó là bệnh gout không thể tự khỏi theo thời gian, nó chỉ ngày càng nặng hơn và tái phát nhiều lần nếu gặp điều kiện thích hợp.

Nguyên tắc điều trị bệnh đó là khắc phục triệu chứng, kiểm soát nồng độ axit uric trong máu để ức chế quá trình kết tủa các tinh thể muối urat. Việc điều trị thường dựa vào thuốc có khả năng giảm nồng độ axit uric và giảm đau ở các khớp.

Nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời đúng phương pháp thì bệnh có thể sẽ được kiểm soát từ 90 – 95% các triệu chứng. Lúc này, lượng tinh thể muối urat lắng đọng ít nên việc điều trị sẽ dễ dàng hơn những người mắc bệnh gout mãn tính.

Lúc này, nếu như các triệu chứng rối loạn chuyển hóa đã được khắc phục trở về trạng thái bình thường. Đồng thời, các tinh thể muối urat đã được làm sạch tại các khớp thì đã được xem là hết bệnh gout.

Vì vậy, điều quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gout đó là thực hiện chẩn đoán và tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, mặc dù các triệu chứng đã khỏi nhưng người bệnh vẫn phải duy trì một lối sống và thói quen ăn uống khoa học để tránh tái phát bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả

Bắt nguồn từ nguyên nhân gây bệnh, người bệnh có thể tự điều chỉnh thói quen sống và chế độ ăn uống của mình để chủ động ngăn ngừa bệnh gout. Chẳng hạn như:

Phòng ngừa bệnh gout
Uống nhiều nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh gout
  • Kiểm soát cân nặng của bản thân, nếu bạn đang thừa cân béo phì thì hãy lên kế hoạch giảm cân và xây dựng một chế độ ăn uống khoa học hơn. Vì theo các nghiên cứu khoa học, việc giảm cân cũng có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu, ngăn chặn sự xuất hiện của các cơn gout cấp.
  • Hãy bỏ rượu bia nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Cơ thể dung nạp nồng độ cồn quá cao trong thời gian dài chỉ khiến cho bạn dễ mắc bệnh gout hơn.
  • Mỗi ngày uống ít nhất 2 – 3 lít nước vì nó sẽ giúp hòa tan axit uric trong máu, dễ dàng bị đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Điều này sẽ ngăn chặn nguy cơ tích tụ axit uric lâu ngày trong cơ thể.
  • Những người ở lứa tuổi ngoài 30 nên tránh những thói quen xấu có khả năng làm thay đổi đột ngột như trời nóng tắm nước lạnh dễ bị sốc cơ thể…Đây là nguyên nhân làm rối loạn chuyển hóa axit uric, kích thích muối urat được hình thành.

Tóm lại, bệnh gout là một bệnh rất dễ xảy ra từ những thói quen sống, chế độ ăn uống hằng ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là khiến bạn mất đi khả năng vận động vĩnh viễn. Vì vậy, hãy thay đổi suy nghĩ và cả hành vi của bản thân tốt hơn để tránh được nguy cơ mắc bệnh gout.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không?

Bệnh gout mạn tính có nguy hiểm không? Cách phòng và điều trị

Hạt tophi, viêm đa khớp hoặc các cơn đau của gout lặp đi lặp lại nhiều lần,...đều là những biểu hiện của bệnh gout mạn tính. Nguyên do khiến bệnh...

Lá vối có tác dụng giảm sưng viêm, hỗ trợ đào thải axit uric trong máu ra ngoài cơ thể

Hướng dẫn dùng lá vối chữa bệnh gout đúng cách

Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa có liên quan đến chế độ ăn uống khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các...

Mẹo chữa bệnh gout bằng dừa xiêm bạn nên thử

Chữa bệnh gout bằng dừa xiêm là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay. Chỉ cần thực hiện một số bước đơn giản, người bệnh đã có thể...

chữa bệnh gout bằng dưa chuột

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột: Nguyên liệu dễ tìm nhưng cho hiệu quả vượt trội

Chữa bệnh gout bằng dưa chuột là một trong những phương pháp có vẻ lạ lùng nhưng lại được nhiều người áp dụng hiện nay. Đây là phương pháp có...

6 Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout cần cảnh giác

Bệnh gout gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Bệnh nhân...

Chữa bệnh gout bằng lá tía tô là một trong những biện pháp dân gian đơn giản mà hiệu quả rất tốt

5 Cách chữa bệnh gout bằng lá tía tô đơn giản dễ thực hiện

Chữa bệnh gout bằng lá tía tô là một trong những phương pháp dân gian đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả tốt được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn