Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Bị xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong thời kỳ mang thai, có rất nhiều vấn đề xảy ra với mẹ bầu, bất cứ một vấn đề nào cũng khiến mẹ bồn chồn lo lắng, không dám bỏ qua vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu. Một trong số đó là xuất huyết dạ dày khi mang thai, đây là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết bị xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không, có đe dọa đến sự phát triển của thai nhi hay không thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

Xuất huyết dạ dày khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của bé
Xuất huyết dạ dày khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của bé

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày khi mang thai

Xuất huyết dạ dày khi mang thai là một trong những tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra ở mẹ bầu cần được sớm phát hiện và điều trị để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày khi mang thai có thể kể đến như:

1. Do ốm nghén

Hầu như mẹ bầu nào cũng phải trải qua hội chứng ốm nghén khi mang thai ở 3 tháng đầu. Đặc trưng của hội chứng này là triệu chứng buồn nôn, nôn mửa thường xuyên. Mức độ ốm nghén tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ, mặc dù không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng lại gây ra các vấn đề như tăng tiết dịch vị dạ dày, kích thích dạ dày co bóp quá mức, tác động xấu tới hệ tiêu hóa. Với các mẹ đã có vấn đề về dạ dày, nếu tình trạng này liên tục xảy ra sẽ khiến dạ dày tổn thương nghiêm trọng dẫn đến tình trạng xuất huyết dạ dày.

2. Do thói quen ăn uống

Thay đổi thói quen ăn uống là một trong những tình trạng thường gặp ở mẹ bầu. Lúc này, do mẹ tăng số lượng thực phẩm trong bữa ăn một cách đột ngột, thường xuyên ăn đêm, ăn quá nhiều trái cây vị chua, uống cà phê… sẽ ảnh hưởng đến hoạt đột tiêu hóa của dạ dày. Một khi niêm mạc dạ dày bị viêm loét dẫn đến chảy máu ồ ạt.

3. Do nội tiết tố bất ổn

Khi mang thai, cơ thể sẽ xảy ra sự gia tăng đột ngột của hormone progesterone. Chức năng của hormone này là hạn chế nguy cơ sảy thai, giữ cho thai được phát triển ổn định trong tử cung. Tuy nhiên, sự tăng lên bất thường của progesterone lại gây kích thích dạ dày, làm giảm hoạt động của nhu động ruột, tăng áp lực ổ bụng. Và dĩ nhiên, lúc này dạ dày sẽ gia tăng bài tiết dịch vị, co bóp quá mức, khiến các vết loét có sẵn trong dạ dày bị xuất huyết khiến mẹ hay bị đau dạ dày.

4. Do tử cung giãn nở

Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, để đảm bảo không gian đủ cho sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ sẽ bắt đầu giãn nở. Điều này vô tích gây kích thích dạ dày, làm tăng áp lực ổ bụng và ống hậu môn. Đây cũng là lý do mà hơn 80% mẹ bầu trong giai đoạn tam nguyệt cá thứ 3 của thai kỳ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày dẫn đến xuất huyết dạ dày.

5. Do căng thẳng thần kinh

Tâm lý bất ổn, thường xuyên căng thẳng trong thời gian mang thai do thay đổi nội tiết tố, suy nghĩ nhiều đến việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, áp lực từ công việc, từ gia đình. Điều này gây áp lực lên dây thần kinh não tác động xấu đến hoạt động của nhu động ruột và làm cho dạ dày co bóp tiết axit, dịch vị quá mức gây viêm loét dẫn đến xuất huyết dạ dày khi mang thai.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày khi mang thai

Mẹ có thể bị nôn ra máu tươi nếu bị xuất huyết dạ dày
Mẹ có thể bị nôn ra máu tươi nếu bị xuất huyết dạ dày

Bất kỳ một căn bệnh nào trong thời kỳ mang thai cũng sẽ gây nguy cơ không nhỏ đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Do đó, mẹ cần sớm nhận biết được các triệu chứng bất thường từ đó có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp. Dưới đây là một số triệu chứng xuất huyết dạ dày khi mang thai mẹ cần biết:

  • Đau tức ở vùng thượng vị nhất là khi đói, cơn đau thường xuất hiện đột ngột, gây cảm giác quặn từng cơn khiến người bệnh khó chịu
  • Nếu tình trạng xuất huyết dạ dày nghiêm trọng sẽ khiến thai phụ nôn ói ra thức ăn có lẫn máu tươi, xảy ra thường xuyên hơn khi thai nhi phát triển, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ do thai chèn ép dạ dày.
  • Đôi khi, mẹ bầu sẽ gặp phải hiện tượng đi ngoài phân lẫn máu tươi, phân có màu đen sệt, mùi hôi khó chịu do xuất huyết dạ dày gây ra
  • Thường xuyên cảm thấy nóng rát dạ dày, dễ bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng
  • Ngoài ra, xuất huyết dạ dày khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu thường xuyên cảm thấy choáng váng, chóng mặt, toát mồ hôi
  • Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, mẹ sẽ rất dễ bị tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, thở dốc, thường xuyên ngất xỉu do thiếu máu.

Bị xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Bị xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu. Theo các chuyên gia, tình trạng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nhưng có thể gây nguy hiểm đến mẹ nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị. Cụ thể:

  • Xuất huyết dạ dày có thể khiến mẹ bầu bị suy kiệt, ăn uống không đủ chất, thường xuyên mệt mỏi, thiếu máu, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
  • Nếu tình trạng xuất huyết dạ dày không được kịp thời điều trị khiến mẹ thường xuyên thiếu máu sẽ dễ gây sảy thai, bong nhau non, tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ, vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh…
  • Đối với bé, có thể khiến bé nhẹ cân, suy thai, sinh non tháng, có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao, về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của bé…
  • Đau bụng dữ dội, đổ nhiều mồ hôi, suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng, chán ăn, khó thở, thở dốc, không thể bơm oxy lên não, khó thở, thở dốc, thở không đều…
  • Xuất huyết dạ dày còn có thể khiến bệnh nhân dễ bị thủng dạ dày, kèm theo tình trạng nôn, buồn nôn, tim đập nhanh, nếu máu không thể lưu thông có thể khiến bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng co giật.
  • Bên cạnh đó, xuất huyết dạ dày có thể gây bệnh lý hậu môn do phân vón cục gây táo bón, trĩ; nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư dạ dày, thậm chí tử vong nếu gặp phải tình trạng chảy máu ồ ạt.

Làm gì khi bị xuất huyết dạ dày khi mang thai?

Có thể thấy, xuất huyết dạ dày khi mang thai nếu nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, bạn cần:

1. Thăm khám bác sĩ

Thăm khám bác sĩ là điều mẹ cần làm khi có các triệu chứng của bệnh
Thăm khám bác sĩ là điều mẹ cần làm khi có các triệu chứng của bệnh

Nhanh chóng thăm khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh của mình là điều mẹ mà bầu cần làm ngay lúc này. Nếu bệnh nặng, mẹ cần có biện pháp can thiệp phù hợp, nếu nhẹ thì chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng các biện pháp hỗ trợ. Mẹ nên thăm khám ở cơ sở y tế uy tín, cần xin chỉ định của bác sĩ. Nếu phải dùng thuốc điều trị, cần thận trọng, chỉ dùng những loại thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai mà bác sĩ đã kê đơn. 

Không được tự ý sử dụng thuốc Tây điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ. Thuốc Tây sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi, có thể gây dị tật bẩm sinh thậm chí khiến bé kém phát triển về trí não. 

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Bên cạnh việc thăm khám bác sĩ, mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống vì một trong những nguyên nhân gây ra các vấn đề về dạ dày chính là do chế độ ăn uống của mẹ. Không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày mà đồ ăn thức uống hàng ngày của mẹ cũng liên quan trực tiếp đến thai nhi. Nếu sử dụng các loại đồ ăn không phù hợp sẽ làm tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Cụ thể, mẹ nên:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa phụ trong ngày, tốt nhất là 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Tuyệt đối không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói để tránh gây áp lực lên niêm mạc dạ dày, kích thích dạ dày co bóp dẫn đến xuất huyết dạ dày.
  • Nên tăng cường ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là bơ, chuối,rau bina, khoai lang, các loại ngũ cốc, trứng, cá giàu omega-3… vì chúng vừa tốt cho dạ dày vừa tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Uống đủ nước, tốt nhất là 2 – 2,5 lít nước, bao gồm sữa tươi không đường; nước ép trái cây như nước cam, nước dưa hấu; nước mía, nước dừa…
  • Tránh xa các thực phẩm gây gánh nặng cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, đồ chua cay, đồ muối chua, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đông lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Tránh xa rượu bia, chất kích thích, cà phê, thuốc lá
  • Nên chế biến các món ăn dưới dạng cháo, súp, nấu thật mềm để tránh tạo áp lực cho dạ dày.
  • Không nên ăn các thực phẩm dễ gây kích thích sự hoạt động của niêm mạc dạ dày như rau sống, thịt dai, nước sốt, gân sụn

3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mẹ bầu bị xuất huyết dạ dày. Dù tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi, mẹ nên:

  • Tránh vận động mạnh sau mỗi bữa ăn, nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi ăn và đi lại nhẹ nhàng để dễ tiêu hóa thức ăn, không nên làm việc nặng
  • Có thể đi dạo, tập thể dục nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền với các động tác phù hợp cho bà bầu để giúp cơ thể thư giãn, thoải mái hơn.
  • Không nên vừa ăn vừa nói, ăn xong nằm ngay, không nhịn ăn hoặc ăn quá nhiều trong một bữa
  • Nên ăn chậm nhai kỹ, ăn chín uống sôi để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
  • Tránh mệt mỏi căng thẳng, điều chỉnh tâm trạng thật tốt, tránh thức khuya, mẹ nên ngủ đủ giấc, thường xuyên nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe. 

4. Chữa xuất huyết dạ dày bằng phương pháp dân gian

Thông thường, với mẹ bầu, khi cơ thể gặp vấn đề, vì không thể sử dụng thuốc Tây nên mẹ chỉ có thể áp dụng các phương pháp dân gian để cải thiện tình trạng bệnh. Mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa xuất huyết dạ dày an toàn sau đây:

Dùng nghệ và mật ong

Mật ong và nghệ có tác dụng rất tốt với các vấn đề về dạ dày
Mật ong và nghệ có tác dụng rất tốt với các vấn đề về dạ dày

Nghệ từ lâu đã là loại thuốc quý có tác dụng tốt trong việc giúp liền sẹo, lên da non cho vết thương. Do nghệ có hoạt tính kháng sinh mạnh, có tác dụng tăng tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa, ức chế tăng tiết dịch vị dạ dày, tạo lớp màng bảo vệ dạ dày giúp làm lành các vết viêm loét.. Đặc biệt, hoạt chất curcumin trong dạ dày còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư do có thể ức chế sự hình thành của các khối u trong dạ dày. 

Cách thực hiện:

  • Tinh bột nghệ, mật ong nguyên chất
  • Lấy tinh bột nghệ và mật ong nguyên chất cho vào ly nước ấm, khuấy đều
  • Uống mỗi ngày 3 lần, trước bữa ăn khoảng 30 phút, liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Ngoài ra, để dễ dàng sử dụng bạn có thể dùng mật ong và tinh bột nghệ làm thành viên tròn nhỏ như ngón tay, cho vào lọ thủy tinh để dùng dần, mỗi ngày 3 viên, kiên trì trong thời gian dài để thấy tình trạng bệnh cải thiện.

Dùng chè dây chữa xuất huyết dạ dày

Chè dây có dược tính cao, chứa nhiều hoạt chất flavonoid có tác dụng hỗ trợ làm lành vết loét, làm liền sẹo. Ngoài ra, chè dây còn có khả năng hỗ trợ diệt trùng, diệt khuẩn, giảm nồng độ axit dày. Không chỉ giúp chữa xuất huyết dạ dày mà chè dây còn có tác dụng tốt với các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn dạ dày… 

Cách thực hiện:

  • Lấy 10 – 15g chè dây rửa sạch, cho vào ấm pha trà, hãm nước sôi trong 15 phút
  • Dùng nước chè dây uống thay nước lọc, thực hiện liên tục trong 2 – 3 tháng sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Phương pháp khác

Một số biện pháp khác để hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày có thể kể đến như:

  • Dùng gừng tươi và sữa: Lấy 25g gừng tươi xắt nhỏ và vài lá hẹ tươi giã nhuyễn trong cối, tiếp đó cho 250ml sữa tươi không đường vào khuấy đều, chắt lấy nước qua một tấm vải mỏng, đun hỗn hợp trên bếp đến khi sôi thì tắt bếp, uống khi còn ấm.
  • Dùng nước ép khoai tây: Dùng 1 – 2 muỗng cafe nước ép khoai tây, uống mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị táo bón và giảm thiểu các triệu chứng xuất huyết dạ dày ở phụ nữ mang thai. 

Tóm lại, với thắc mắc bị xuất huyết dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không thì câu trả lời là có nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị. Chính vì vậy, nếu có các triệu chứng xuất huyết dạ dày, bạn nên nhanh chóng thăm khám để được xác định tình trạng bệnh và có biện pháp xử lý phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Thực đơn ăn sáng tốt cho người bị đau dạ dày

Thực đơn ăn sáng tốt cho người bị đau dạ dày

Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của mỗi chúng ta, nhất là các bệnh nhân...

Sữa hạt

Viêm loét dạ dày có nên uống sữa không? Loại nào tốt?

Với nguồn dưỡng chất phong phú, dồi dào, sữa là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu mắc các bệnh lý về...

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính là gì?

Viêm loét dạ dày mạn tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày mạn tính xuất hiện khi niêm mạc dạ dày nhiều lần bị viêm trong một khoảng thời gian dài. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày...

Lá bàng và công dụng chữa đau dạ dày ít ai ngờ

Song song với các biện pháp y tế, bệnh nhân có thể tận dụng lá bàng để chữa đau dạ dày. Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá bàng sắc...

Thuốc Gaviscon chữa trào ngược dạ dày

Thuốc Gaviscon chữa trào ngược dạ dày có tốt không?

Thuốc Gaviscon là thuốc tân dược được bào chế ở dạng hỗn hợp và dạng viên uống, được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp bị ợ...

TPCN Dạ dày Happy có tốt không

Dạ dày HAPPY có tác dụng gì ? Có tốt không ?

Sản phẩm Dạ dày Happy ứng dụng thế hệ Novasol Curcumin mới nhất, cực đại hóa khả năng hấp thu và lưu giữ hoạt chất Curcumin, giúp hỗ trợ điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn