Bệnh viêm khớp dạng thấp có mấy giai đoạn?

Chữa viêm khớp dạng thấp theo Đông y và bài thuốc hay nên biết

Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện bệnh

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng nọc ong có hiệu quả không?

Viêm đa khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn và kiêng ăn gì mau khỏi?

Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa viêm khớp dạng thấp

Chữa viêm khớp dạng thấp bằng lá lốt: Bài thuốc hay nên áp dụng

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác

Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm CRP, xét nghiệm Anti CCP, chụp X – quang,…là các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác nhất hiện nay. Chúng được thực hiện nhằm chẩn đoán các bất thường về vấn đề xương khớp và giúp bác sĩ đưa ra hướng khắc phục phù hợp cho bệnh nhân.

Lí do nên tiến hành xét nghiệm viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp phổ biến ở nước ta. Bệnh hình thành do sự rối loạn hệ miễn dịch, có mức độ phức tạp cao. Một số triệu chứng thường gặp như:

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác
Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác

  • Cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc khi ngồi, đứng quá lâu. Thông thường tình trạng kéo dài trong 1 giờ mới khỏi và thường xuyên lặp lại.
  • Các khớp bị viêm sẽ biểu hiện ra bên ngoài, có thể quan sát bằng mắt thường, và xuất hiện phổ biến ở bàn tay.
  • Dưới da có các hạt cộm lên, kích thước nhỏ từ 5mm – 15mm, không gây đau và chỉ cố định một vị trí, đặc biệt là ở cổ tay, khuỷu tay và đầu gối.
  • Bệnh nhân còn xuất hiện dấu hiệu thiếu máu, da dẻ xanh xao, cơ thể mệt mỏi, kèm theo sốt.

Tuy nhiên, các triệu chứng này tương đối giống với một số bệnh lý khác khiến bệnh nhân nhầm lẫn và thực hiện sai cách điều trị, dẫn đến bệnh viêm khớp ngày càng nặng hơn. Chính vì thế, người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm để xác định cơ thể có mắc viêm khớp dạng thấp hay không và mức độ của bệnh. 

Bên cạnh đó, việc xét nghiệm còn giúp bác sĩ phát hiện ra được một số bệnh lý liên quan đến xương khớp khác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp

Có hai dạng xét nghiệm viêm khớp dạng thấp là xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm đặc hiệu. Chi tiết như sau:

Các loại xét nghiệm cơ bản

Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm cơ bản để xác định mức độ viêm nhiễm, cũng như phân biệt bệnh nhân đang mắc viêm khớp dạng thấp hay các bệnh lý khác có triệu chứng tương đương.

  • Xét nghiệm công thức máu

Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đánh giá tổng thể sức khỏe của người bệnh dựa trên mức độ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Nếu có sự suy giảm của hồng cầu, ngược lại bạch cầu, tiểu cầu lại tăng lên tức là cơ thể đang gặp vấn đề, có hiện tượng viêm nhiễm.

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp
Thực hiện xét nghiệm máu có thể phát hiện viêm xương khớp
  • Xét nghiệm hóa sinh

Quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ được đánh giá thông qua xét nghiệm này. Nếu có những bất thường ở nồng độ chất điện giải hay muối ion hóa natri, kali, clorua,…bác sĩ sẽ biết được tình trạng viêm khớp dạng thấp. Đồng thời, xét nghiệm này còn chỉ ra các vấn đề liên quan đến tim mạch, bệnh đái tháo đường và chức năng của gan, thận,…

  • Xét nghiệm lắng ESR

Viêm nhiễm trong cơ thể được xác định dựa trên tốc độ lắng của hồng cầu. Đối với nam giới, độ lắng máu bình thường từ 1mm/hr đến 13mm/hr, nữ giới sẽ từ 1mm/hr đến 20mm/hr. 

Nếu bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp chỉ số này sẽ thay đổi, ESR có thể tăng cao hơn so với bình thường và thông thường sẽ không vượt mức 100mm/hr. Trường hợp vượt quá mức này cho thấy cơ thể bệnh nhân đang mắc một số viêm nhiễm khác, chấn thương hay thậm chí là ung thư.

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp
Xét nghiệm lắng ESR

Xét nghiệm này được thực hiện nhanh và hiệu quả cao, đánh giá được mức độ viêm nhiễm của cơ thể. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế trong việc xác định nguyên nhân dẫn đến những viêm nhiễm này.

  • Xét nghiệm CRP

Đây là phương pháp được thực hiện để xác định lượng protein phản ứng C, đồng thời kiểm tra mức độ viêm nhiễm thông qua máu trong cơ thể. Đặc biệt, nó còn chỉ ra được tình trạng viêm khớp cấp tính.

Chỉ số CRP của bệnh nhân nếu tăng trong 6 giờ đấu tức là có hiện tượng viêm nhiễm. Trường hợp bệnh nhân gặp những bất thường trong chỉ số globulin hay hematocrit cũng có thể yên tâm vì chỉ số CRP hoàn toàn độc lập, không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

  • Xét nghiệm kháng thể – kháng phân (ANA)

Để phân biệt viêm khớp dạng thấp với một bệnh lý tương đương là lupus ban đỏ, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này. 

Thông qua các mẫu huyết thanh từ bệnh nhân, chuyên gia sẽ tiến hành phân tích dưới kính hiển vi chuyên dụng. Nếu bị viêm khớp dạng thấp, chỉ số ANA sẽ rơi vào khoảng 50%, còn đối với bệnh lupus ban đỏ ANA sẽ lên đến 95%.

  • Xét nghiệm Anti DNA và Anti Smith

Để củng cố thêm chẩn đoán, xét nghiệm này sẽ được thực hiện để kết quả phân biệt viêm khớp dạng thấp với bệnh lupus ban đỏ được chuẩn xác hơn.

Nếu kết quả thu được có thêm sự xuất hiện của Anti DNA và Anti Smith, có nghĩa là bệnh nhân mắc chứng lupus ban đỏ chứ không phải viêm khớp dạng thấp. Từ đó bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp hơn.

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp
Xét nghiệm Anti DNA và Anti Smith
  • Xét nghiệm phổi và thận

Bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ biểu hiện mức độ nặng nhẹ thông qua xét nghiệm đánh giá chức năng của phổi và thận. Bởi vì hai cơ quan này liên quan mật thiết tới tình trạng bệnh.

Theo nghiên cứu, có tới 20% bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng dẫn đến viêm phổi mãn tính. Trường hợp điều trị bệnh khớp không đúng cách cũng sẽ gây hại cho thận. Chính vì thế, xét nghiệm này là cần thiết trong việc đánh giá khả năng điều trị.

  • Đo điện tâm đồ

Đây là cách giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp đối với hệ tim mạch của bệnh nhân. Việc đo điện tâm đồ còn giúp đánh giá tình trạng bệnh lý trước khi tiến hành phẫu thuật, nếu có.

Các loại xét nghiệm đặc hiệu

Một số xét nghiệm đặc hiệu nhằm xác định viêm khớp dạng thấp được tiến hành như:

  • Xét nghiệm viêm khớp RF

Yếu tố thấp RF là giá trị quan trọng để xác định được các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. RF trong huyết thanh chính là loại kháng thể được sinh ra từ hệ miễn dịch của cơ thể.

Xét nghiệm viêm khớp RF sẽ cho kết quả về những rối loạn bên trong hệ thống xương khớp, kiểm tra mức độ viêm nhiễm đang xảy ra. Bệnh nhân có khả năng mắc hội chứng viêm khớp hoặc sjogren nếu có chỉ số RF tăng cao vượt mức.

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp
Xét nghiệm viêm khớp RF

Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn cho kết quả RF âm tính giả với bệnh viêm khớp dạng thấp, và RF dương tính giả đối với bệnh nhân khỏe mạnh. Chính vì thế, biện pháp này vẫn chưa cho được kết quả thật sự chính xác hoàn toàn, một số ít vẫn xuất hiện những thông số sai lệch.

  • Xét nghiệm Anti CCP

Đây là phương pháp được đánh giá cho kết quả chính xác hơn xét nghiệm yếu tố RF kể trên. Thông qua Anti CCP trong hệ miễn dịch, nếu có sự rối loạn sẽ nhận định được yếu tố dạng thấp trong cơ thể bệnh nhân. Xét nghiệm này cùng với xét nghiệm viêm khớp RF được thực hiện song song, kết hợp với triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh.

  • Chụp X – quang

Hình ảnh X – quang sẽ thể hiện được những tổn thương xương khớp, bác sĩ có thể thông qua xét nghiệm này chẩn đoán mức độ xương khớp bị bào mòn hoặc vị trí sai lệch nếu có. 

Các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp
Hình ảnh chụp X – quang

Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện biện pháp này ở tứ chi (2 bàn tay, 2 bàn chân), vì các vị trí này thường xuất hiện tình trạng viêm khớp dạng thấp nhất.

Bên cạnh các xét nghiệm kể trên, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm khác như chụp cộng hưởng MRI, quét siêu âm để chẩn đoán tình trạng bệnh và giúp bệnh nhân theo dõi những tổn thương và sức khỏe tổng thể.

Trên đây là các loại xét nghiệm xác định viêm khớp dạng thấp chuẩn xác, hy vọng đã cung cấp được cho bạn thông tin bổ ích. Nếu có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và có hướng khắc phục phù hợp, tránh ủ bệnh lâu ngày dễ xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Cùng chuyên mục

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Corticoid và những lưu ý khi dùng

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Corticoid được chỉ định trong giai đoạn tiến triển và thường được dùng đồng thời với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm...

Bị đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau khớp vai khi tập gym: Nguyên nhân và cách xử lý

Bị đau khớp vai khi tập gym do dây chằng, cơ bị tổn thương hoặc người thực hiện tập sai tư thế, kỹ thuật,...gây ra. Những cơn đau có thể...

Bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp

8 Bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà bạn nên thử

Ngày nay, chữa bệnh viêm khớp dạng thấp bằng các bài thuốc nam được nhiều người đánh giá là phương pháp điều trị ít tốn kém bởi các nguyên liệu...

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc sinh học được đánh giá cao hiện nay. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình hủy hoại khớp, bảo tồn chức...

Viêm khớp háng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và xử lý

Viêm khớp háng là tình trạng khớp háng bị sưng viêm, đau nhức và tổn thương do quá trình thoái hóa, rối loạn tự miễn, chấn thương, nhiễm trùng hoặc...

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi mà còn là nỗi sợ hãi đối với những người trẻ. Bệnh thường gây ra...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn