Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

3 Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường chính xác nhất

Tiểu đường hay đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa về tiêu thụ và sử dụng đường trong cơ thể, xảy ra khi cơ thể không còn đáp ứng với tác dụng của insulin hoặc khi tụy không sản xuất đủ insulin đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể. Để chẩn đoán tiểu đường, bên cạnh những biểu hiện lâm sàng, người bệnh phải tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định có mắc căn bệnh này hay không. Dưới đây là 3 phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường được đánh giá là chính xác nhất hiện nay.

Có nhiều phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường cho kết quả chính xác
Có nhiều phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường cho kết quả chính xác được áp dụng phổ biến hiện nay

Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Khi mắc bệnh tiểu đường, người bệnh thường có các biểu hiện lâm sàng như ăn nhiều, uống nhiều, hay khát nước, tiểu nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, những triệu chứng này không quá đặc biệt và không phải bệnh nhân nào cũng có các triệu chứng này. Hơn nữa, theo các bác sĩ, chúng không đặc hiệu để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Do đó, việc chẩn đoán tiểu đường chủ yếu dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng, có thể kể đến như:

  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên và HbA1C

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – American Diabetes Association, bệnh tiểu đường được xác định khi người bệnh có một trong những tiêu chuẩn sau:

  • Nồng độ glucose trong máu lúc đói >= 126mg/dL
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống, sau khi uống 2 giờ thì đo nồng độ glucose máu >= 200mg/dL
  • Định lượng HbA1C >= 6.5%
  • Nồng độ glucose máu ở thời điểm bất kỳ >= 200mg/dL, kèm theo các biểu hiện lâm sàng của bệnh như ăn nhiều, liên tục khát nước, uống nước nhiều vẫn khát, đi tiểu nhiều lần trong ngày, sụt cân bất thường, thị lực yếu đi, dễ bị nhiễm trùng nhiễm nấm.

Bên cạnh các xét nghiệm này, người bệnh được chẩn đoán tiểu đường phải trải qua các khảo sát biến chứng lên các cơ quan khác trong cơ thể như tim mạch, mạch máu, thận, thần kinh, mắt… Các xét nghiệm có thể giúp phát hiện các biến chứng của bệnh như xét nghiệm ure, soi đáy mắt, chức năng gan, 10 thông số nước tiểu, creatinin máu, bilan các thành phần lipid trong máu như LDL – cholesterol, triglycerid, HDL – cholesterol. 

Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tiểu đường

Các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tiểu đường có thể kể đến như:

1. Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Xét nghiệm huyết tương lúc đói là phương pháp đo mức đường huyết sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Theo các chuyên gia, thời điểm lý tưởng để thực hiện xét nghiệm đường huyết nhằm chẩn đoán tiểu đường là khi bạn nhịn ăn, lúc này lượng đường trong máu sẽ giảm vì chưa cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu sau khi nhịn đói mà lượng đường trong máu của bạn vẫn còn cao, thì chứng tỏ sự điều hòa glucose trong máu không được hiệu quả.

Xét nghiệm này thường được thực hiện 2 lần liên tiếp thì mới có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác. Ý nghĩa của các chỉ số glucose máu lúc đói như sau:

  • Thấp hơn 5.6 mmol/L thì mức glucose huyết bình thường
  • Nếu chỉ số khoảng 5.6 – 6.9 mmol/L thì bạn ở giai đoạn tiền tiểu đường
  • Nếu chỉ số đường huyết ở mức 7 mmol/L hoặc cao hơn thì chứng tỏ bạn đang mắc bệnh tiểu đường.

Trường hợp phải xét nghiệm lần 2 sẽ được tiến hành nếu không có các triệu chứng như ăn nhiều, khát nước, uống nước thường xuyên, tiểu nhiều, sụt cân… Xét nghiệm đường huyết được thực hiện khi bệnh nhân nhịn ăn, nếu chỉ số cao hơn qua 2 lần làm xét nghiệm thì chứng tỏ bệnh nhân đã mắc tiểu đường tuýp 2, đây là phương pháp xét nghiệm tiểu đường tuýp 2 phổ biến hiện nay. 

2. Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Nghiệm pháp dung nạp đường là phương pháp được áp dụng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và bệnh tiểu đường tuýp 2
Nghiệm pháp dung nạp đường là phương pháp được áp dụng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và bệnh tiểu đường tuýp 2

Là phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường, dễ thực hiện, chi phí thấp, được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, thường được áp dụng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và chẩn đoán tiểu đường tuýp 2. Xét nghiệm cần được thực hiện sau khi ăn ít nhất 8h. Người cần chẩn đoán cần nhịn ăn vào tối hôm trước và kiểm tra vào sáng hôm sau khi đã đủ ít nhất 8 tiếng. Thông thường, bạn sẽ được chẩn đoán 2 hoặc 3 thời điểm là lúc đói, 1h sau khi uống nước đường và 2h sau khi uống nước đường. Việc uống một lượng glucose được dùng để đánh giá sự chuyển hóa glucose trong cơ thể. 

Xét nghiệm dung nạp glucose ở người bình thường

Nếu bạn không mang thai, để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, sau khi đã nhịn đói khoảng 8 tiếng, bạn sẽ được lấy máu để kiểm tra glucose lúc đói, bạn sẽ được cho uống dung dịch chứa 75gr glucose hòa tan trong nước, tiếp đó sẽ được tiến hành đo mức glucose máu định kỳ trong vòng 2 giờ tiếp theo.  Các chỉ số của nghiệm pháp dung nạp glucose có ý nghĩa như sau:

  • Thấp hơn 7.8 mmol/L là mức glucose huyết bình thường
  • Nếu chỉ số rơi vào khoảng 7.8 – 11 mmol/L chứng tỏ bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Nếu chỉ số bằng hoặc cao hơn 11.1 mmol/L thì chứng tỏ bạn đang mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm dung nạp glucose ở phụ nữ mang thai

Với phụ nữ mang thai, việc chẩn đoán bạn có mắc tiểu đường thai kỳ hay không cũng được thực hiện dựa vào nghiệm pháp dung nạp đường glucose qua đường uống. Trước khi làm xét nghiệm, các bác sĩ sẽ dặn dò bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ và không quá 12 giờ, trong thời điểm này, bạn chỉ được uống nước lọc không ăn hay uống bất kỳ loại thức ăn, nước uống nào khác. Với thai phụ, bạn sẽ được lấy máu ở 3 thời điểm là lúc đói, sau 1 tiếng sau khi uống nước đường, 2 giờ sau khi uống nước đường. 

Chỉ số đường huyết có thể được đo bằng millimoles trên liter (mmol/L) hoặc milligrams trên deciliter (mg/ML). Các chỉ số được coi là bình thường nếu:

  • Chỉ số khi đói < 5.1
  • Chỉ số sau khi uống nước đường 1 tiếng <10
  • Chỉ số sau khi uống nước đường 2 tiếng < 78.5

Nếu một trong những chỉ số này cao hơn mức bình thường thì chứng tỏ bạn đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. 

3. Xét nghiệm A1C (HbA1C)

Xét nghiệm A1C được thực hiện để đánh giá lượng glucose gắn vào hồng cầu trong máu
Xét nghiệm A1C được thực hiện để đánh giá lượng glucose gắn vào hồng cầu trong máu

Là xét nghiệm đo hàm lượng đường trong Hemoglobin, một loại protein vận chuyển oxy trong hồng cầu. HbA1C là thông số phản ánh nồng độ đường trong máu trong khoảng 3 tháng gần đây, có vai trò đánh giá lượng glucose gắn vào hồng cầu trong máu của bạn. Xét nghiệm được chỉ định thực hiện để chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2. 

Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tiểu đường này là bạn không phải nhịn ăn hay uống bất kỳ dung dịch nước đường nào trước và trong khi tiến hành xét nghiệm. Xét nghiệm HbA1C là một trong những chỉ số xét nghiệm quan trọng, phản ánh toàn diện hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết của bạn trong 3 tháng gần nhất. Điều này sẽ giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị, chỉ định phòng ngừa các biến chứng của bệnh. 

Các kết quả A1C như sau:

  • Thấp hơn 5.7% tức là mức glucose huyết bình thường
  • Chỉ số ở mức 5.7% – 6.4% chứng tỏ bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường
  • Chỉ số bằng hoặc cao hơn 6.5% chứng tỏ bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, xét nghiệm này không thể thực hiện cho các đối tượng có các yếu tố chống chỉ định như rối loạn hemoglobin, phụ nữ mang thai. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định cho người bệnh tiến hành các xét nghiệm bổ sung như xét nghiệm glucose máu qua đường uống, xét nghiệm glucose máu lúc đói khi kết quả A1C không đồng nhất. 

4. Các xét nghiệm khác

Một số xét nghiệm có thể giúp việc chẩn đoán tiểu đường thêm chính xác hơn có thể kể đến như:

  • Xét nghiệm đường niệu (glucose nước tiểu): Là hình thức kiểm tra lượng đường trong nước tiểu, nguyên nhân là thông thường, người bình thường sẽ có thể tái hấp thu lượng glucose ở phần ống thận. Nếu chỉ số này duy trì ở mức 0,5 mol/24h là bình thường. Nếu chỉ số này vượt quá 1.6g/L thì tức là người xét nghiệm đã mắc bệnh tiểu đường.
  • Xét nghiệm glucose trong máu ngẫu nhiên: Là hình thức xét nghiệm ngẫu hứng, không cần căn cứ vào các bữa ăn hay căn cứ vào việc hấp thụ đường trong máu. Ở phương pháp xét nghiệm này, nếu chỉ số đường huyết cao hơn 180mg/dL thì chứng tỏ bạn đã mắc bệnh tiểu đường vì chỉ số đường huyết trong máu quá cao.

Đối tượng nào nên tầm soát tiểu đường

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu có các biểu hiện của bệnh tiểu đường, bạn nên sớm thăm khám để kiểm tra chỉ số đường huyết sớm nhất. Đặc biệt là các đối tượng sau đây:

  • Người trên 45 tuổi: Có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, nên tầm soát bệnh tiểu đường nếu thấy sức khỏe thuyên giảm, có dấu hiệu thừa cân, béo phì
  • Chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) trên 23, bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi, nhất là những người có chỉ số huyết áp cao, cholesterol không ổn định, ngay cả người buồng trứng đa nang, có tiền sử bệnh tim
  • Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ nên đi kiểm tra chỉ số đường huyết 3 năm một lần vì đây là đối tượng dễ mắc bệnh tiểu đường sau này
  • Trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường như ông bà, cha mẹ, anh chị em
  • Đã từng có hiện tượng không ổn định đường huyết trong máu, có dấu hiệu rối loạn dung nạp glucose, có dấu hiệu kháng insulin hay rối loạn đường huyết đói
  • Có lối sống thiếu vận động, ít tập thể dục, ít vận động tay chan
  • Có nồng độ cholesterol trong máu thấp hơn hoặc bằng 35 mg/dl (0.9 mmol/L), triglyceride cao hơn hoặc bằng 250 mg/dL (2.82 mmol/L)

Việc sớm xét nghiệm, chẩn đoán bệnh tiểu đường khi có các dấu hiệu sẽ giúp bạn điều chỉnh, cải thiện bệnh mà không cần dùng thuốc bằng các phương pháp như thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi  lối sống, nâng cao sức đề kháng, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao…

Một số lưu ý khi xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường

Khi xét nghiệm tiểu đường bạn cần thực hiện đúng chỉ dẫn để có được kết quả chính xác nhất
Khi xét nghiệm tiểu đường bạn cần thực hiện đúng chỉ dẫn để có được kết quả chính xác nhất

Trước khi tiến hành hành các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Với phương pháp xét nghiệm đường huyết khi đói, bạn không được ăn hay uống bất kỳ gì ngoài nước lọc trong ít nhất 8 tiếng trước khi xét nghiệm. 
  • Nếu đã chẩn đoán tiểu đường, bệnh nhân phải chờ lấy mẫu xét nghiệm mới trước khi sử dụng thuốc, insulin hàng ngày vẫn dùng.
  • Với phương pháp xét nghiệm dung nạp glucose đường uống, bạn cần ăn một chế độ dinh dưỡng đặc biệt trước khi xét nghiệm 3 ngày. Trong thời gian này, không hút thuốc, không tập thể thao quá sức trước khi lấy mẫu đầu tiên. Cần trao đổi với bác sĩ các rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau khi xét nghiệm cũng như các ý nghĩa của kết quả
  • Với phương pháp xét nghiệm đường huyết sau ăn 2 giờ, bạn cần nhớ thời gian mình ăn, đúng 2 giờ sau thì lấy mẫu xét nghiệm, biện pháp này có thể được tiến hành tại nhà với thiết bị đo cá nhân.
  • Riêng với phương pháp xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên và xét nghiệm HbA1C thì bạn không cần chuẩn bị gì đặc biệt
  • Trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm, hãy thông báo cho y tá hoặc bác sĩ nếu bạn bị rối loạn đông máu hoặc có các vấn đề về máu
  • Sau lấy máu, chỗ lấy máu sẽ có vết bấm nhỏ, đó là hiện tượng xuất huyết trong, sau vài ngày sẽ giảm dần
  • Nếu uống đồ uống có cồn, căng thẳng thần kinh, uống nhiều caffein, hút thuốc hoặc nhịn ăn không đủ 8 tiếng hay không đủ 2 giờ theo yêu cầu thì kết quả xét nghiệm sẽ không đáng tin cậy. 

Tóm lại, có thể thấy, có nhiều phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường cho kết quả chính xác hiện nay. Tiểu đường là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, ngay khi nghi ngờ mình đang mắc căn bệnh này, hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, thường xuyên luyện tập thể dục và sử dụng thuốc Tây, phụ nữ mang thai có thể tiêm insulin...

Tiểu đường type 2 là sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu, xảy ra do sự gia tăng lượng glucose trong máu khi cơ thể đề kháng với insulin

Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ? Có chữa được không?

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) vào năm 2017, Việt Nam có tới 3,52 người mắc đái tháo đường và phần lớn các bệnh...

10 Loại rau tốt cho người bị tiểu đường nên bổ sung

Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, rau xanh còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết bằng cách giảm hấp thu glucose từ các loại thực phẩm khác. Do đó...

Bệnh tiểu đường type 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 là một dạng của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi lượng glucose trong máu không được được chuyển hóa mà tích tụ một thời...

Trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên và không nên ăn

Trái cây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe lại ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích. Khi bị tiểu đường, người bệnh thường...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn