Viêm phế quản co thắt là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Bệnh viêm phế quản uống thuốc gì nhanh khỏi?

Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế

8 cây thuốc nam chữa bệnh viêm phế quản hay theo dân gian

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Viêm phế quản cấp là gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?

Bệnh viêm phế quản mãn tính: Dấu hiệu nhận biết và chữa trị

10 Cách chữa bệnh viêm phế quản tại nhà hiệu quả

Viêm phế quản cấp là gì? Chẩn đoán và điều trị thế nào?

Viêm phế quản cấp là tình trạng niêm mạc ống dẫn khí ở đường hô hấp dưới bị sưng viêm, phù nề trong khoảng vài tuần. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lý này là do virus (chiếm hơn 90%) và chỉ có một số ít trường hợp xảy ra do vi khuẩn. Bệnh có thể tự thuyên giảm sau 2 – 3 tuần nên điều trị chủ yếu là dùng thuốc làm giảm triệu chứng và chăm sóc nhằm nâng đỡ thể trạng.

Viêm phế quản cấp là gì
Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản cấp là gì?

Phế quản là các ống dẫn khí nằm ở hệ hô hấp dưới có chức năng vận chuyển không khí, thanh lọc bụi bẩn và độc tố. Vì nằm ở đường hô hấp dưới nên phế quản ít bị tổn thương hơn so với cổ họng, thanh quản và khí quản. Tuy nhiên khi có những điều kiện thích hợp, niêm mạc phế quản có thể bị viêm và phù nề. Tình trạng này được gọi là bệnh viêm phế quản.

Viêm phế quản cấp là thuật ngữ đề cập đến tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm trong một thời gian ngắn (khoảng vài ngày đến vài tuần). Bệnh có diễn tiến lành tính, đáp ứng tốt với điều trị và hầu như không để lại di chứng.

Khác với viêm phế quản mãn tính, viêm phế quản cấp chủ yếu xảy ra do nhiễm virus và vi khuẩn. Trong đó, virus là tác nhân chủ yếu (chiếm hơn 90%). Đa phần những trường hợp xảy ra do virus có thể tự thuyên giảm sau 2 – 3 tuần mà không cần điều trị hoặc có thể can thiệp điều trị triệu chứng (nếu cần). Trong khi đó, viêm phế quản do vi khuẩn bắt buộc phải tiến hành thăm khám và điều trị bằng kháng sinh để dự phòng biến chứng.

Viêm phế quản cấp là một trong những bệnh viêm đường hô hấp phổ biến, có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Bệnh bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa và có thể lây lan nếu không có các biện pháp phòng ngừa.

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm phế quản là virus và vi khuẩn. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên nếu có những yếu tố thuận lợi khác. Đặc biệt là vào giai đoạn chuyển mùa (đông xuân), virus có thể phát triển mạnh và gây bùng phát viêm phế quản cùng với các bệnh viêm nhiễm hô hấp khác.

viêm phế quản cấp là gì
Có hơn 90% trường hợp bị viêm phế quản cấp xảy ra do virus, phổ biến nhất là virus cúm A, B, rhino virus

Các nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản cấp:

  • Virus: Phần lớn những trường hợp bị viêm phế quản cấp đều là do nhiễm virus. Trong đó, các chủng virus thường gặp nhất là RSV, corona virus, adenovirus, virus cúm A, V, rhinovirus, metapneumovirus,…
  • Vi khuẩn: Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do một số chủng vi khuẩn như mycoplasma pneumonia, ho gà, Chlamydia pneumonia. Vi khuẩn là nguyên nhân ít gặp hơn so với virus nhưng thường gây ra triệu chứng nghiêm trọng và bắt buộc phải can thiệp các phương pháp y tế.

Ngoài nguyên nhân trực tiếp, nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp cũng có thể tăng lên nếu có những yếu tố thuận lợi như:

  • Sức đề kháng yếu: Sức đề kháng suy yếu khiến virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và đi sâu xuống phế quản. Do đó, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu thường có nguy cơ bị viêm phế quản và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cao hơn.
  • Thói quen hút thuốc lá: Nicotine trong khói thuốc tác động xấu đến các cơ quan hô hấp. Vì vậy, thói quen hút thuốc lá trong thời gian dài có thể khiến niêm mạc ống dẫn khí bị tổn thương, kích ứng và dễ bị viêm nhiễm. Trên thực tế, người có thói quen hút thuốc không chỉ bị viêm phế quản cấp mà còn dễ mắc các bệnh hô hấp mãn tính.
  • Trào ngược dạ dày: Trào ngược dạ dày đặc trưng bởi tình trạng nôn trớ thức ăn, ợ hơi, ợ nóng,… Tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản và thanh quản trong thời gian dài có thể khiến niêm mạc bị tổn thương và dễ kích ứng. Khi chức năng phòng vệ của họng và thanh quản suy giảm, virus và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập xuống cơ quan hô hấp dưới và dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra, nguy cơ bị viêm phế quản cấp còn có thể tăng lên khi có những yếu tố như tiếp xúc với hóa chất thường xuyên, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi đột ngột,…

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp tính thường khởi phát triệu chứng đột ngột và dễ nhận biết hơn so với viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên do triệu chứng không quá điển hình nên bệnh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…

viêm phế quản cấp là gì có nguy hiểm không
Viêm phế quản cấp gây ho khan, ho có đờm, thở khò khè, đau thắt ngực, đau rát cổ họng,…

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản cấp tính:

  • Ho là một trong những triệu chứng phổ biến của viêm phế quản cấp. Biểu hiện ho do bệnh lý này khá đa dạng. Ban đầu, bệnh gây ho khan sau chuyển thành ho có đờm, ho thành từng cơn và bùng phát mạnh vào ban đêm hoặc khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột.
  • Sốt nhẹ đến sốt cao, một số trường hợp có thể không bị sốt
  • Sổ mũi, nghẹt mũi
  • Đau thắt ngực
  • Tăng tiết dịch đờm, đờm có màu xanh, trắng hoặc vàng. Dịch đờm do viêm phế quản thường đặc hơn so với dịch đờm do cảm lạnh thông thường.
  • Thở khò khè được xem là triệu chứng điển hình nhất của viêm phế quản. Khi các ống dẫn khi bị viêm, không gian đường thở sẽ bị thu hẹp dẫn đến tình trạng phát ra âm thanh trong quá trình hô hấp.
  • Cổ họng sưng đau, đau buốt và ngứa rát
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, ăn uống kém

Có thể thấy, viêm phế quản cấp gây ra các triệu chứng không quá điển hình và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. Nếu không nhận thấy triệu chứng không thuyên giảm sau 5 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Viêm phế quản cấp có lây không? Nguy hiểm không?

Tương tự như các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác, viêm phế quản cấp có thể lây nhiễm qua các hoạt động như giao tiếp, tiếp xúc thân mật, ăn uống chung,… Bởi tác nhân gây nhiễm trùng (virus, vi khuẩn) tồn tại trong nước bọt và dịch tiết hô hấp của người nhiễm bệnh. Do đó, bệnh thường bùng phát thành dịch ở một số thời điểm cụ thể trong năm.

Viêm phế quản cấp là bệnh hô hấp khá phổ biến. Bệnh có tiến triển lành tính và hầu như không để lại di chứng sau điều trị. Có hơn 90% trường hợp viêm phế quản cấp tính xảy ra do virus. Do đó, bệnh có thể thuyên giảm sau khoảng vài tuần mà không cần điều trị. Với những trường hợp này, điều trị chủ yếu là chăm sóc và dùng thuốc cải thiện triệu chứng để giảm mệt mỏi, nâng cao chất lượng cuộc sống và phục hồi thể trạng.

Tuy nhiên ở những trường hợp bị viêm phế quản do vi khuẩn, các triệu chứng thường có mức độ nặng nề hơn. Trường hợp này bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm niêm mạc phế quản. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể phát triển mạnh, lây lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nặng nề như viêm phổi, suy hô hấp cấp, giãn phế quản,…

Chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp

Biểu hiện của bệnh viêm phế quản cấp khá dễ nhận biết. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh lý và đặt một số câu hỏi có liên quan. Đa phần các trường hợp bị viêm phế quản cấp đều có thể chẩn đoán thông qua thăm khám lâm sàng. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để phân biệt với bệnh viêm phổi và một số vấn đề hô hấp có liên quan.

viêm phế quản cấp là gì có nguy hiểm không
Chụp X-Quang phổi được chỉ định đối với bệnh nhân bị viêm phế quản trên 75 tuổi

Chụp X-Quang phổi:

Chụp X-Quang phổi được chỉ định đối với những bệnh nhân có triệu chứng ho nhiều, đờm đặc, khó thở, ho ra máu,… đi kèm với các điều kiện sau:

  • Người trên 75 tuổi
  • Nhịp thở > 24 lần/ phút
  • Mạch > 100 lần/ phút
  • Nhiệt độ cơ thể > 38 độ C
  • Có các dấu hiệu của hội chứng đông đặc phổi

Soi cấy dịch đờm:

Với những trường hợp nghi ngờ viêm phế quản xảy ra do vi khuẩn (nhất là khi bệnh nhân có tiền sử kháng kháng sinh), bác sĩ có thể yêu cầu soi cấy dịch đờm để tìm chủng vi khuẩn gây bệnh. Sau đó, xác định mức độ nhạy cảm của vi khuẩn và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp do virus có thể tự thuyên giảm sau khoảng vài tuần mà không điều trị. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, hiệu suất lao động, học tập,… Vì vậy, bạn có thể dùng thuốc và chăm sóc đúng cách để kiểm soát triệu chứng, đẩy nhanh tốc độ phục hồi và rút ngắn thời gian điều trị.

Ngược lại, viêm phế quản cấp do vi khuẩn bắt buộc phải điều trị bằng kháng sinh kết hợp thuốc cải thiện triệu chứng và chế độ chăm sóc phù hợp. Trong trường hợp chủ quan, vi khuẩn có thể phát triển mạnh gây viêm nhiễm lây lan và làm phát sinh nhiều biến chứng nặng nề.

Các phương pháp điều trị viêm phế cấp tính phổ biến, bao gồm:

1. Điều trị đặc hiệu

Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với viêm phế quản do virus. Hiện chỉ có kháng sinh là phương pháp đặc hiệu đối với viêm phế quản cấp do vi khuẩn (khạc đờm xanh, đờm vàng, đờm có mủ, sốt kéo dài, cơ thể suy nhược, mệt mỏi,…).. Tuy nhiên trước khi dùng kháng sinh, bạn cần tìm gặp bác sĩ để xác định đúng căn nguyên gây bệnh.

viêm phế quản cấp là gì có nguy hiểm không
Kháng sinh là thuốc điều trị đặc hiệu đối với viêm phế quản cấp do vi khuẩn

Việc sử dụng kháng sinh cho các trường hợp viêm phế quản do virus không mang lại hiệu quả, ngược lại còn làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh và gây không ít khó khăn trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn về sau. Tuy nhiên trên thực tế, liệu pháp này cũng được cân nhắc đối với những bệnh nhân bị viêm phế quản do virus trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị viêm phế quản kèm theo các bệnh lý như suy giảm miễn dịch, thần kinh cơ, thận, gan, phổi, tim
  • Bệnh nhân trên 65 tuổi bị ho cấp tính kèm theo các triệu chứng có mức độ nghiêm trọng
  • Tiền sử suy tim sung huyết
  • Bị tiểu đường type 1 và 2
  • Đang sử dụng corticoid đường uống

Ở những trường hợp này, kháng sinh được sử dụng nhằm ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn. Các loại kháng sinh thường được chỉ định trong 10 – 14 ngày hoặc hơn tùy vào tình trạng của từng trường hợp. Một số loại kháng sinh được sử dụng phổ biến, bao gồm quinolone, amoxicillin, ampicillin, penicillin, macrolide,…

2. Điều trị triệu chứng

Như đã đề cập, có hơn 90% trường hợp bị viêm phế quản cấp là do virus. Nếu không có các vấn đề sức khỏe đi kèm, điều trị trong trường hợp này chủ yếu là sử dụng thuốc cải thiện các triệu chứng như sốt, ho, thở khò khè,…

những nguyên nhân viêm phế quản cấp
Có thể dùng thuốc hạ sốt, long đờm, thuốc kháng histamine,… để cải thiện triệu chứng do viêm phế quản cấp

Các loại thuốc điều trị triệu chứng viêm phế quản được sử dụng phổ biến, bao gồm:

  • Thuốc hạ sốt: Hai loại thuốc hạ sốt được sử dụng phổ biến nhất là Paracetamol và Ibuprofen. Trong đó, Paracetamol được sử dụng phổ biến hơn vì hiệu quả hạ sốt nhanh, an toàn và có thể dùng cho cả trẻ em. Tuy nhiên những trường hợp quá mẫn với Paracetamol, bạn có thể sử dụng Ibuprofen để thay thế.
  • Thuốc long đờm: Thuốc long đờm là các loại thuốc có tác dụng tiêu chất nhầy, làm loãng dịch đờm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cơ thể tống khứ đờm ra khỏi cơ quan hô hấp. Khi dùng thuốc, nên uống nhiều nước để thuận lợi trong việc ho và khạc đờm. Không sử dụng thuốc giảm ho vì loại thuốc này ức chế phản xạ ho và khiến dịch đờm ứ đọng trong phế quản lâu ngày, ảnh hưởng đến thời gian hồi phục.
  • Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine H1 được sử dụng nhằm cải thiện tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi,… Thuốc có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây buồn ngủ và khô miệng. Do đó, nên uống nhiều nước và tránh điều khiển phương tiện giao thông trong thời gian điều trị.
  • Thuốc giãn phế quản khí dung: Phế quản bị viêm và phù nề có thể gây thở khò khè, khó thở, đau thắt ngực,… Thuốc thường được sử dụng ở dạng khí dung để phòng ngừa các tác dụng phụ khi dùng thuốc đường uống như đỏ mặt, đánh trống ngực, run tay,… Tuy nhiên, vì có nhiều rủi ro và tác dụng phụ nên loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus ít khi được chỉ định trong điều trị viêm phế quản cấp. Trong trường hợp nghi ngờ tác nhân là virus cúm, bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này trong 36 giờ đầu tiên kể từ khi khởi phát triệu chứng. Dùng thuốc kháng virus kịp thời có thể giảm nhẹ mức độ triệu chứng và kìm hãm hoạt động của virus gây bệnh.
  • Khoáng chất và vitamin: Khoáng chất, vitamin thường được bổ sung trong điều trị viêm phế quản và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp nhằm tăng cường miễn dịch, nâng đỡ thể trạng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Vì vậy, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kèm theo viên uống bổ sung vitamin C và kẽm.

Đa phần các trường hợp bị viêm phế quản cấp đều có thể tự giới hạn và khỏi hoàn toàn sau 2 – 3 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể gặp phải biến chứng viêm phổi và bội nhiễm vi khuẩn. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ soi cấy dịch tiết để làm kháng sinh đồ.

3. Các biện pháp hỗ trợ

Như đã đề cập, hầu hết các trường hợp bị viêm phế quản cấp đều tự giới hạn sau 2 – 3 tuần. Tuy nhiên nếu không can thiệp các biện pháp xử lý, dịch đờm có thể ứ đọng trong ống dẫn khí lâu ngày và làm tăng nguy cơ bội nhiễm – nhất là với trẻ nhỏ và người có sức đề kháng kém.

những nguyên nhân viêm phế quản cấp
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, nên thực hiện các biện pháp chăm sóc để hỗ trợ quá trình điều trị

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng nên kết hợp với một số biện pháp chăm sóc để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng, loại bỏ đờm ứ và đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Các biện pháp chăm sóc nên thực hiện trong quá trình điều trị viêm phế quản cấp, bao gồm:

  • Chườm khăn mát: Viêm phế quản cấp có thể gây sốt nhẹ đến sốt cao – đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể chườm khăn mát ở vùng cổ, nách và bẹn để hạ thân nhiệt.
  • Súc miệng với nước muối: Dịch tiết hô hấp có thể ứ đọng có cổ họng gây sưng đỏ, ngứa ngáy và kích thích phản ứng ho. Để làm dịu niêm mạc họng và ức chế vi khuẩn, virus, bạn nên súc miệng với nước muối thường xuyên trong suốt thời gian điều trị viêm phế quản.
  • Dùng nước muối sinh lý: Nên sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi hằng ngày để làm loãng dịch đờm và giúp hoạt động tống khứ đờm diễn ra thuận lợi hơn. Ngoài ra, nước muối sinh lý còn có tác dụng làm dịu khoang mũi và giảm tình trạng nghẹt mũi, ngứa mũi đáng kể.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Khi bị viêm phế quản, niêm mạc đường hô hấp có xu hướng nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy nếu có thể, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm để làm dịu khoang mũi, cổ họng và niêm mạc của các cơ quan hô hấp khác. Hơi nước giúp làm dịu hiện tượng phù nề, sưng viêm và giảm độ đặc quánh của dịch tiết hô hấp.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước là biện pháp giúp làm loãng dịch đờm, giảm viêm đỏ và ngứa ngáy cổ họng. Bên cạnh đó, bù nước còn giúp cân bằng điện giải, giảm tình trạng mệt mỏi do viêm nhiễm ở ống dẫn khí.
  • Chú ý chế độ ăn: Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến tiến độ hồi phục khi điều trị viêm phế quản cấp tính. Trong thời gian này, nên sử dụng các món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Ăn uống điều độ giúp cơ thể nhanh phục hồi, hỗ trợ hoạt động miễn dịch và rút ngắn thời gian điều trị đáng kể.

Ngoài ra khi bị viêm phế quản cấp, bạn nên nghỉ ngơi tại nhà từ 1 – 2 ngày hoặc hơn để cơ thể có thời gian phục hồi. Bên cạnh đó, nên giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với các chất dị ứng và kích ứng.

Phòng ngừa bệnh viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm đường hô hấp khá phổ biến. Bệnh thường bùng phát mạnh vào thời điểm chuyển mùa (đặc biệt là mùa đông sang mùa xuân). Mặc dù không để lại di chứng nghiêm trọng nhưng bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

những nguyên nhân viêm phế quản cấp
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên và dưới

Do đó, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

  • Tuyệt đối không tiếp xúc với những người bị viêm đường hô hấp do virus và vi khuẩn. Các tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm thông qua các hoạt động như ăn uống chung, giao tiếp, hôn môi, má,…
  • Vào thời điểm các bệnh hô hấp bùng phát, nên đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời và cần rửa sạch tay với xà phòng thường xuyên – đặc biệt là trước khi ăn.
  • Chải răng và súc miệng với nước muối 2 – 3 lần/ ngày giúp làm sạch khoang miệng và hạn chế các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Nếu bị viêm nhiễm đường hô hấp, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác. Bên cạnh đó, cần dùng khăn giấy và khăn vải che miệng khi ho để tránh lây nhiễm bệnh cho người khỏe mạnh.
  • Những gia đình có trẻ nhỏ nên vệ sinh các bề mặt như sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi,… thường xuyên để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Khi thời tiết thay đổi, cần giữ ấm cơ thể, uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, kẽm,…
  • Hiện nay, một số chủng vi khuẩn gây viêm phổi và virus cúm A đã có vaccine. Do đó, nên chủ động tiêm vaccine để phòng ngừa một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp.

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp dưới khá phổ biến. Bệnh thường thuyên giảm nhanh sau vài tuần và không để lại di chứng. Tuy nhiên nếu không điều trị, bệnh có thể gây ra biến chứng bội nhiễm, viêm phổi, suy hô hấp,… Vì vậy ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Trẻ bị viêm phế quản có tắm được không? Giải đáp

Những trẻ bị viêm phế quản thường xuyên bị tức ngực, khó thở, hơi thở khò khè,… Vậy trẻ bị viêm phế quản có tắm được không? Bài viết dưới...

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm: Bệnh chớ xem thường

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng ống dẫn khí nhỏ bị viêm nhiễm bởi virus và vi khuẩn. Bệnh có thể gây suy hô hấp, xẹp phổi,...

6 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không tại nhà là một trong những cách điều trị bệnh được lưu truyền phổ biến trong dân gian. Cách chữa này vừa...

5 Cách chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà

Chữa viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không tại nhà là phương pháp dân gian vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả trị bệnh rất cao. Loại...

Ho nghẹt mũi, khó thở là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là căn bệnh thường gặp nhất là khi thời tiết thời đổi, có thể khỏi bệnh trong thời gian ngắn nếu kịp thời chăm...

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp mới nhất theo Bộ Y tế sẽ được sử dụng các loại thuốc chuyên khoa, cùng những biện pháp chăm sóc, hỗ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn