Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Viêm Lợi Ở Trẻ Em 2 Tuổi: Cách Trị Và Phòng Ngừa

Viêm Lợi Có Mủ Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Viêm Nướu Răng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm Nha Chu Nặng: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

5 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả nhanh

10 cách chữa viêm nha chu răng tại nhà hiệu quả nhất

7 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả, dễ làm

Viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Theo thống kê, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh viêm nha chu ngày càng tăng. Hầu hết trẻ em mắc phải căn bệnh này đều gặp phải tình trạng chảy máu ở nướu, sưng phồng miệng, lợi có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm,… Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm nha chu ở trẻ em để có phương pháp kiểm soát bệnh kịp thời.

viêm nha chu ở trẻ em
Viêm nha chu ở trẻ em gây tổn thương nghiêm trọng đến răng miệng.

Viêm nha chu ở trẻ em là bệnh gì?

Nha chu là các tổ chức mô ở xung quanh chân răng, gồm có dây chằng, xương ổ răng, nướu, lợi. Những bộ phận này sẽ liên kết với nhau để tạo thành một cấu trúc nâng đỡ và cố định phần răng ở phía trên xương hàm. Do đó, khi tổ chức bị tổn thương, phần nha chu bị viêm nhiễm sẽ gây ra bệnh viêm nha chu. Ban đầu, bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến phần nướu, lợi và mô mềm. Tuy nhiên, về sau, bệnh sẽ phát triển nặng và gây tổn thương đến các ổ xương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các bé. Thậm chí, trẻ có thể mắc bệnh viêm nha chu nặng, làm mất răng vĩnh viễn.

Viêm nha chu ở trẻ em là bệnh lý răng miệng, gây tổn thương nghiêm trọng đến nướu, lợi, ổ xương. Khi mắc phải căn bệnh này, trẻ sẽ gặp một số triệu chứng nghiêm trọng như sau:

  • Chảy máu chân răng khi ăn uống hoặc đánh răng
  • Nướu bị tụt ra khỏi tăng, làm lộ phần chân răng.
  • Nướu bị sưng tấy, ửng đỏ.
  • Đau nhức răng thường xuyên, gây khó khăn cho việc ăn uống.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, suy nhược nghiêm trọng.
  • Xuất hiện mủ hình thành giữa phần nướu và răng
  • Răng bị lung lay, không còn sát khít như trước.

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm nha chu ở trẻ em

Viêm nha chu khiến các bé gặp khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Khi mắc phải căn bệnh này, trẻ thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Một số trường hợp nặng, bé có thể bị sốt, sưng tấy ở lợi, không thể ăn thức ăn, nhiệt miệng,… Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, bố mẹ không nên chủ quan. Việc theo dõi thường xuyên tình trạng răng miệng của bé là rất cần thiết. Bệnh viêm nha chu ở trẻ em phát triển qua 4 giai đoạn chính:

viêm nha chu ở trẻ em
Bệnh viêm nha chu ở trẻ em khiến nướu bị sưng đỏ.

# Giai đoạn 1: Hình thành mảng bám, cao răng trên bề mặt của răng

Lớp vôi răng nhanh chóng bám vào các kẽ chân răng để tạo thành mảng màu nâu, đen hoặc vàng sậm. Chúng bám cứng chắc ở bề mặt của răng và gây tổn thương cho răng. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng tích tụ và phát triển lan rộng ra nhiều răng khác. Vi khuẩn sống trong vôi răng sẽ tiết độc tố làm cho phần nướu bị sưng tấy, ửng đỏ. Người bệnh liên tục bị đau nhức, khó chịu ở răng và gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

# Giai đoạn 2: Viêm nướu

Phần nước răng sẽ có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm. Nướu mềm và nhạy cảm hơn bình thường, nhất là khi uống nước đá. Một số trường hợp nướu bị chảy máu khi có các kích thích bên ngoài như ăn uống, đánh răng, dùng chỉ nha khoa,… Lâu dần, răng bị sưng đỏ, viêm lợi nặng. Thậm chí, có những trường hợp răng bị mưng mủ, gây đau nhức, viêm nhiễm. Nếu không được kiểm soát, tình trạng viêm nướu còn lan rộng sang nhiều vị trí khác trong khoang miệng.

# Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu

Phần nướu nhanh chóng bị sưng phồng và dần tách khỏi răng. Đây là cơ hội thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập và tấn công vào các mô nha chu ở bên dưới. Các túi nha chu lúc này chứa rất nhiều vi khuẩn. Răng người bệnh có mùi hôi, rất khó chịu. Trẻ rất dễ gặp phải tình trạng lợi bị co rút, tụt xuống phía chân răng. Đồng thời, thân răng bị lộ, trở nên nhạy cảm hơn. Thậm chí, trẻ có thể bị mất răng nếu không được kiểm soát và điều trị sớm.

# Giai đoạn 4: Viêm nha chu nặng, khiến răng bị lung lay

Các mô nha chu của răng nhanh chóng bị tổn thương và tiêu dần đi. Chúng làm cho răng bị lung lay và rụng dễ dàng hơn. Tình trạng viêm nha chu nặng sẽ nhanh chóng hình thành các túi mủ. Đây là giai đoạn nguy hiểm cho thấy bệnh viêm nha chu đã tác động tiêu cực đến xương và chân răng. Lúc này, nguy cơ bé bị mất răng rất cao và dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán ăn, kém vận động.

Nguyên nhân gây viêm nha chu ở trẻ em

Viêm nha chu ở trẻ em là bệnh lý phổ biến hiện nay. Hầu hết các bé mắc bệnh chủ yếu là do các loại vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng một thời gian dài. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi và phát triển, tấn công các bộ phận của răng. Dần dần, răng bị tổn thương nặng và gây ra bệnh viêm nha chu ở trẻ em. Ngoài ra, bệnh lý này còn do rất nhiều nguyên nhân khác gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến bệnh nhân mắc phải căn bệnh này cũng như một số bệnh về răng miệng thường gặp.

viêm nha chu ở trẻ em
Bé ăn quá nhiều đồ ngọt dễ mắc bệnh viêm nha chu ở trẻ em.

1. Sức đề kháng yếu

Với những bé có hệ miễn dịch kém, phát triển chưa toàn diện sẽ rất dễ bị các loại vi khuẩn tấn công. Đặc biệt là trẻ em thường xuyên bị cảm, ốm vặt. Khi cơ thể không được bảo vệ, dưới tác động của nhiều yếu tố sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, một số bé bị thiếu chất dinh dưỡng, nhất là các thành phần như vitamin A, vitamin B, vitamin D,… cũng đứng trước nguy cơ mắc bệnh rất cao.

2. Chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng

Rất nhiều bé dưới 6 tuổi vẫn chưa ý thức được việc chăm sóc răng miệng hàng ngày nếu không được bố mẹ hướng dẫn. Một số trường hợp bố mẹ không theo sát trong việc chăm sóc răng miệng của bé. Lâu dần, các mảng bám nhanh chóng tích tụ và gây ra tình trạng viêm nha chu. Răng bị tổn thương, chảy máu thường xuyên sẽ dễ khiến cho việc ăn uống của các bé gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, vi khuẩn phát triển nhanh chóng sẽ gây viêm nhiễm ở nhiều răng khác trên diện rộng.

3. Thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày

Một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ như không đánh răng trước khi đi ngủ, mút ngón tay, cho các vật dụng xung quanh vào miệng, ăn kẹo thường xuyên, sở thích đồ ngọt,… Đây là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập, tích tụ ở những kẻ hở và gây tổn thương răng miệng. Thời gian dài, những thói quen này sẽ khiến răng miệng gặp nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có bệnh viêm nha chu ở trẻ em.

4. Mảng bám tồn đọng trên răng

Các bé không đánh răng thường xuyên khiến cho các mảng bám nhanh chóng tồn đọng trên răng. Những mảng bám này sẽ hình thành cao răng, có màu đen, tạo nên mùi hôi khó chịu. Đồng thời, chúng sẽ khiến cho phần nướu nhanh chóng tách khỏi chân răng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho phần chân răng nhanh chóng bị co rút gây ra hiện tượng bị tụt lợi, viêm lợi, viêm nha chu. Ở phần cao răng chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Chúng sẽ tiết ra các độc tố và gây bệnh viêm nha chu ở trẻ em.

5. Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu từ tổ chức Nha khoa thế giới cho biết, có khoảng 30% trẻ em mắc phải bệnh viêm nha chu là do yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ có men răng yếu, cấu trúc răng lỏng lẻo sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề răng miệng. Khi đó, bố mẹ sẽ rất dễ di truyền sang cho con. Em bé sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu cao hơn. Để dễ dàng phát hiện bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám nha sĩ 6 tháng 1 lần.

Biến chứng của bệnh viêm nha chu ở trẻ em

Viêm nha chu ở trẻ em khiến các bé thường xuyên bị đau đớn, khó chịu ở răng miệng. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn ở trong khoang miệng tồn tại lâu ngày sẽ di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể thông qua máu và gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng của căn bệnh này, cha mẹ nên biết để có biện pháp kiểm soát bệnh kịp thời.

viêm nha chu ở trẻ em
Bé có thể bị mất răng do bệnh viêm nha chu ở trẻ em gây ra.

# Ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn

Trẻ em sẽ bắt đầu mọc răng sữa ở tháng thứ 6 và khoảng 20 chiếc răng sữa trong thời gian 30 tháng đầu. Răng sữa sẽ có vai trò giúp định hướng để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Đồng thời hỗ trợ để các bé phát âm bình thường và không bị ngọng. Khi mắc bệnh viêm nha chu, răng sữa sẽ nhanh chóng lung lay, rụng sớm, gây khó khăn cho việc mọc răng vĩnh viễn về sau. Răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch lạc, mất định hướng, làm sai khớp cắn.

# Nguy cơ mất răng

Trong trường hợp, trẻ bị viêm nha chu sau khi đã thay răng vĩnh viễn thì mức độ tổn thương răng miệng càng nguy hiểm hơn. Lớp mô nâng đỡ răng và dây chằng sẽ bị phá hủy, gây tổn thương răng nghiêm trọng. Các túi mủ sẽ hình thành dọc theo sợi neo khiến cho xương hàm bị phá vỡ, làm cho răng bị lỏng lẻo. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tiêu xương ở ổ răng, khiến cho răng bị lung lay. Cuối cùng sẽ gây ra tình trạng mất răng dù răng vẫn còn nguyên vẹn, không bị sâu. Răng vĩnh viễn sẽ không mọc trở lại như trước.

# Trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm

Răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với việc phát âm ở trẻ. Nếu răng sữa khỏe mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giúp trẻ phát âm chính xác hơn, tránh được tình trạng nói ngọng. Bên cạnh đó, khi bé mất răng sữa sớm sẽ khiến cho trẻ dễ bị chậm nói, nói không rõ tiếng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây cản trở khả năng phát âm thành tiếng của các bé về sau. Đây cũng một trong những nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm.

# Gây cản trở khả năng ăn uống của trẻ

Vùng mô nướu của bé bị sưng tấy, viêm nhiễm khiến trẻ bị đau nhức thường xuyên. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc ăn nhai. Bé bị ăn uống kém, ăn không ngon miệng, chán ăn, suy nhược cơ thể. Khi răng bị mất sớm, chức năng ăn nhai của toàn hàm sẽ nhanh chóng suy giảm đáng kể. Lâu dần, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sức khỏe của trẻ bị giảm sút, sức đề kháng yếu hơn. Đây là cơ hội để các loại vi khuẩn nhanh chóng tấn công cơ thể.

# Ảnh hưởng sức khỏe toàn thân

Nướu răng bị sưng đỏ, chảy máu nhiều sẽ khiến trẻ bị đau nhức liên tục, gây khó chịu. Vi khuẩn gây ra bệnh viêm nha chu sẽ nhanh chóng theo thức ăn trôi xuống dạ dày và gây tổn thương cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn còn xâm nhập vào mạch máu để gây ra tình trạng chảy máu ở nướu, tổn thương hệ tim mạch và phá vỡ những bộ phận khác của cơ thể. Với những trường hợp nặng, vi khuẩn ở khoang miệng xâm nhập vào phổi, gây ra các bệnh hô hấp.

Cách điều trị bệnh viêm nha chu ở trẻ em

Điều trị viêm nha chu ở trẻ em là việc làm cần thiết, cha mẹ nên thực hiện kịp thời. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nha chu là do các mảng bám và cao răng. Tốt nhất, khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị viêm nha chu, phụ huynh nên sớm đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị sớm. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của trẻ, bác sĩ sẽ có biện pháp kiểm soát kịp thời. Dưới đây là một số cách điều trị viêm nha chu ở trẻ em, cha mẹ có thể tìm hiểu thêm.

viêm nha chu ở trẻ em
Các bé cần được thăm khám để kiểm soát bệnh viêm nha chu ở trẻ em.

1. Lấy cao răng

Với những trường hợp bé bị mắc bệnh viêm nha chu ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng. Đây là cách giúp làm sạch phần chân răng và các kẽ răng. Trong thời gian điều trị bệnh, các bé cần được hướng dẫn để vệ sinh răng miệng thật tốt. Bên cạnh đó, trẻ cần hạn chế sử dụng các loại thức ăn có tính axit hoặc hàm lượng đường cao như các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga,… Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối, sử dụng bàn chải mềm hơn hoặc dùng mật ong bôi lên vùng viêm để cải thiện triệu chứng bệnh.

2. Loại bỏ ổ nhiễm khuẩn

Nếu tình trạng viêm nhiễm lây lan sang những mô xung quanh và hình thành các túi nha chu, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ ổ vi khuẩn. Sau đó đánh bóng bề mặt răng cho trẻ, giúp làm sạch các mảng bám còn tại trên răng. Đây là cách giúp giảm cảm giác đau đớn, tránh tình trạng vi khuẩn gây bệnh viêm nha chu ở trẻ em lan rộng khắp khoang miệng. Khi ổ vi khuẩn không còn, sức khỏe răng miệng của trẻ sẽ được cải thiện hơn.

3. Nhổ răng

Riêng những trường hợp bệnh viêm nha chu ở trẻ em quá nặng, không thể giữ được răng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng để tránh tình trạng lây lan, viêm nhiễm, tổn thương sang các răng bên cạnh. Lúc này, phần xương và mô nha chu đã bị phá hủy, túi nha chu ngày càng tụt sâu hơn, ống chân răng bị tắc nghẽn hoàn toàn, răng bị lung lay và tiêu hủy nhiều xương ở mô nha chu. Việc nhổ răng là rất cần thiết. Sau khi phẫu thuật khoảng 1 tuần, bệnh nhân cần được lắp răng giả để có thể thuận tiện cho quá trình ăn nhai bằng một số phương pháp như cấy ghép implant, răng giả tháo lắp, cầu răng sứ,…

4. Sử dụng thuốc uống hoặc gel bôi

Nếu trẻ bị viêm nha chu ở mức độ nặng với các triệu chứng như lợi sưng to, dễ chảy máu, hôi miệng, nướu bị tụt ra khỏi chân răng,… sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh ở dạng gel bôi hoặc dạng uống. Những loại thuốc này sẽ kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể của bé. Tuy nhiên, cha mẹ không được tùy tiện cho bé sử dụng thuốc khi không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.

5. Phẫu thuật

Nếu răng hình thành khối ap-xe, túi nha chu có mủ thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp cuối cùng giúp các bé thoát khỏi những cơn đau ê buốt do bệnh viêm nha chu ở trẻ em gây ra. Với cách làm này, cha mẹ cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện cho bé, không được tùy tiện áp dụng, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một số phương pháp phẫu thuật được tiến hành thực hiện khi bé bị viêm nha chu như sau:

  • Loại bỏ túi nha chu: Túi nha chu nằm ở khe dưới lợi và răng sẽ được loại bỏ. Cách làm này sẽ giúp lấy phần mủ còn tồn đọng ở răng. Đồng thời kiểm soát các loại vi khuẩn gây bệnh và các mảng bám cứng đầu. Đây là phương pháp giúp điều trị triệt để tình trạng viêm nha chu, không gây sưng viêm, mang tính thẩm mỹ cao.
  • Kích thích xương: Thay vì ghép xương, bác sĩ sẽ sử dụng chất sinh học để kích thích xương. Cách làm này đòi hỏi kỹ thuật cao và cần nhiều thời gian. Những chỗ khuyết lõm của răng sẽ được tăng kích thước nhờ sự kích thích xương.
  • Ghép xương: Nếu răng bị lung lay thì các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép xương. Phương pháp này sẽ giúp khắc phục tình trạng tụt lợi khiến cho xương xung quanh răng bị phá hủy. Đây là cách giảm ê buốt, cải thiện tình trạng viêm nha chu đáng kể, cố định răng, tạo nền tảng để răng tái tạo trở lại.

Phòng ngừa viêm nha chu ở trẻ em

Hầu hết trẻ em đều đứng trước nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu do những thói quen sinh hoạt hàng ngày không đúng. Viêm nha chu ở trẻ em có thể được kiểm soát và phòng ngừa nếu trẻ được vệ sinh răng miệng đúng cách. Khoang miệng được sạch sẽ là cách giúp trẻ thoát khỏi những cơn đau đớn, ê buốt, khó chịu do căn bệnh này gây ra. Dưới đây là một số cách phòng ngừa mắc bệnh viêm nha chu ở trẻ em, phụ huynh có thể tham khảo.

viêm nha chu ở trẻ em
Đánh răng đúng cách giúp phòng ngừa bệnh viêm nha chu ở trẻ em.
  • Cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám nha khoa định kì 6 tháng/lần.
  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, tập thói quen súc miệng sau khi ăn
  • Hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, xây dựng thói quen đánh răng đều đặn 2 lần/ngày.
  • Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm cho con, tránh tình trạng kích ứng ở nướu, lợi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng thường xuyên để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh
  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng
  • Cha mẹ cho trẻ luyện tập thể dục để tăng cường sự dẻo dai của cơ thể
  • Điều trị bệnh viêm nha chu triệt để nếu nhận thấy răng miệng có những vấn đề bất thường.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng viêm nha chu ở trẻ em. Với căn bệnh này, phụ huynh nên theo dõi sức khỏe của trẻ để dễ dàng kiểm soát bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh, nếu có bất cứ vấn đề bất thường nào về sức khỏe của trẻ, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa được biết để có hướng xử lý và kiểm soát bệnh. Tuyệt đối không được tự ý đổi thuốc điều trị hoặc mua thuốc uống nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn hoặc gây khó khăn cho việc chữa trị bệnh về sau.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Dùng lá húng quế cũng là một trong những cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

10 cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Viêm nướu răng là tình trạng viêm răng nhẹ với những mảng bám và những vùng sưng đỏ, dễ chảy máu ở nướu. Đây được xem là giai đoạn khởi...

cách trị viêm lợi khi mang thai

7 Cách Trị Viêm Lợi Khi Mang Thai An Toàn và Hiệu Quả

Trên thực tế, có nhiều cách trị viêm lợi khi mang thai. Bao gồm cả các mẹo tự nhiên tại nhà và điều trị y tế. Bà bầu cần lựa...

chữa viêm nha chu bằng thuốc nam

10 cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam hiệu quả, dễ tìm

Với các trường hợp bệnh nhẹ có thể áp dụng các cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam. Đây là giải pháp tận dụng thảo dược tự nhiên nên...

viêm nha chu

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng rất phổ biến hiện nay. Đây được cho là nguyên nhân thường gặp gây mất răng ở người lớn nếu...

Các loại thuốc trị viêm lợi cho trẻ tốt nhất hiện nay và lưu ý

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Kamistad, Xanh metylen... là các loại thuốc trị viêm lợi cho trẻ thường được dùng.Vậy những loại thuốc này được sử dụng như thế nào, có cần lưu ý gì...

viêm lợi có mủ

Viêm Lợi Có Mủ Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Viêm lợi có mủ là giai đoạn tiến triển nặng của bệnh viêm lợi, tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt là có thể gây tổn thương mô...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn