Viêm nang lông: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên kiêng gì để bệnh không trở nặng?

Viêm nang lông có tự hết không? Có chữa khỏi được không?

Viêm nang lông ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh viêm nang lông có gây ngứa không?

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bị viêm nang lông ở chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông ở chân gặp phải các triệu chứng như xuất hiện nốt sần màu đỏ, da bị ngứa ngáy, sưng tấy,… Với căn bệnh này, người bệnh cần phải xác định đúng nguyên nhân để có cách chữa trị phù hợp.

viêm nang lông ở chân
Viêm nang lông ở chân khiến làn da mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân viêm nang lông ở chân

Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh viêm nang lông ở mặt, chân ngày càng tăng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Một số trường hợp, bệnh nhân gãi ngứa thường xuyên dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm nang lông. Dưới đây là một số nguyên nhân chính, người bệnh cần biết để sớm kiểm soát căn bệnh của mình.

1. Vi khuẩn hoặc vi nấm

Đây là nguyên nhân phổ biến ở rất nhiều bệnh nhân. Khi mắc phải bệnh viêm nang lông ở chân do vi khuẩn hay vi nấm, người bệnh cần phải thận trọng bởi bệnh có thể lây lan cho người khác hoặc vùng da xung quanh. Nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị viêm nang lông, bạn sẽ đứng trước nguy cơ mắc bệnh cao.

2. Do sử dụng vật dụng cá nhân

Viêm nang lông ở chân có thể do sử dụng chung một số vật dụng cá nhân như dao cạo, khăn tắm, quần áo,… Lúc này, những người không mắc bệnh sẽ bị lây lan do các nấm sợi, vi khuẩn, virut, tạp khuẩn tấn công. Do đó, mọi người cần phải thận trọng khi sử dụng các vật dụng cá nhân của những người mắc bệnh viêm nang lông ở chân.

3. Lây lan ký sinh trùng từ bể bơi, bồn tắm

Nếu bạn tắm chung ở bể bơi công cộng hoặc bồn tắm quá bẩn thì nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông ở chân rất cao. Các ký sinh trùng nhanh chóng bám vào làn da và khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhanh chóng phát triển và gây tổn thương da. Nếu không được kiểm soát, làn da sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, mưng mủ.

4. Viêm tuyến bã nhờn

Một số người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến cho làn da sản sinh ra nhiều dầu nhờn gây viêm nang lông. Thời gian dài, lỗ chân lông bị bít tắc và gây tổn thương da khiến làn da bị viêm nang lông ở chân. Bên cạnh đó, một số người vệ sinh chân không sạch sẽ làm cho lỗ chân lông không thoát được mồ hôi, khiến làn da bị nổi các nốt sần màu đỏ.

5. Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

viêm nang lông ở chân
Sử dụng kem trộn gây viêm nang lông ở chân.

Nếu sử dụng các loại mỹ phẩm, hóa chất, kem dưỡng chứa các thành phần không phù hợp gây kích ứng da, khiến da bị nổi nốt sần đỏ. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng đảm bảo chất lượng và an toàn cho làn da. Rất nhiều trường hợp, người bệnh sử dụng các sản phẩm không tốt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của mình.

6. Yếu tố di truyền

Các nghiên cứu cho thấy, nếu cha mẹ mắc bệnh viêm nang lông ở chân thì tỉ lệ con cái mắc bệnh rất cao. Đây cũng là một nguyên nhân gây bệnh gặp ở nhiều người. Do đó, bố mẹ mắc bệnh không nên chủ quan mà cần phải tiến hành chữa trị dứt điểm, tránh nguy cơ lây nhiễm cho con cái về sau. Điều là việc làm rất cần thiết.

7. Thời tiết thay đổi

Khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến cho làn da có dấu hiệu bị kích ứng. Một số trường hợp, bệnh nhân bị nhiễm lạnh khiến làn da đổi màu. Trời lạnh là nguyên nhân khiến da nổi những nốt sần đỏ và gây ra triệu chứng viêm nang lông vùng kín, chân tay. Vì vậy, nếu thời tiết chuyển mùa, bạn nên mặc trang phục ấm để bảo vệ cơ thể của mình.

8. Suy giảm hệ miễn dịch

Những người bị suy giảm hệ miễn dịch là đối tượng rất dễ bị viêm nang lông ở chân. Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể không có sức đề kháng. Tình trạng này kéo dài khiến cho sức khỏe không đảm bảo, không có khả năng chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh. Dần dần, bệnh nhân sẽ bị viêm nang lông ở chân do các loại vi khuẩn tấn công.

Triệu chứng viêm nang lông ở chân

Viêm nang lông ở chân tuy không nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát trở lại. Nếu không tiến hành chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ rất dễ khiến cho chân bị sẹo, mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ra những ổ mủ, viêm nhiễm da nặng. Những bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông ở chân thường gặp phải một số triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện một số nốt sần màu đỏ, khiến làn da trở nên sần sùi.
  • Da ở vùng chân bị ngứa ngáy, sưng đau.
  • Các nốt đỏ ở da lan rộng, lông chân mọc ngược lên hoặc xoắn vào bên trong.
  • Làn da hình thành các nốt mịn mủ gây đau đớn cho người bệnh.
  • Mụn mủ bị vỡ ta, rò rỉ máu, chảy chất dịch.
  • Nhiễm trùng lan rộng sang các vùng da khác.

Cách điều trị viêm nang lông ở chân

Hiện nay, việc điều trị viêm nang lông được nhiều người quan tâm. Với căn bệnh này có rất nhiều cách chữa trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh. Khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân cần phải tiến hành chữa trị, tránh tình trạng viêm nang lông gây ra những vết thâm ở chân. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh, bạn đọc có thể tham khảo.

1. Sử dụng thuốc Tây

Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi của nó. Bệnh nhân có thể kết hợp giữa thuốc uống và thuốc bôi. Đồng thời cần phải có sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa và kết hợp với việc chăm sóc da an toàn. Những loại thuốc này có tác dụng ức chế sự hoạt động của các loại vi nấm, ký sinh trùng.

viêm nang lông ở chân
Điều trị viêm nang lông ở chân bằng thuốc Tây.

Một số loại thuốc được sử dụng như sau:

+ Thuốc bôi tại chỗ: Bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng kem hydrocortisone. Loại thuốc này có thể giảm ngứa, ngăn ngừa tình trạng lây lan gây ra phản ứng viêm. Bên cạnh đó, một số loại thuốc bôi có chứa thành phần Axit Salicylic, Benzoyl Peroxide. Với những loại thuốc này, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

+ Thuốc uống: Những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh quá nặng, bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng tổn thương trên da. Các loại thuốc được sử dụng như Levofloxacin, Cephalexin, Doxycyclin, Minocycline, Ciprofloxacin,…

2. Thuốc Đông y

Việc điều trị bệnh viêm nang lông ở chân theo Đông y là phải điều trị và loại bỏ tận gốc căn nguyên gây ra bệnh. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do nhiệt độc, hỏa độc tấn công vào cơ thể khiến làn da bị sưng đỏ và viêm nhiễm tại chỗ. Để điều trị căn bệnh này, thầy thuốc đã sử dụng một số loại thảo dược như Mò trắng, Xuyên tâm liên, Ô liên rô, Hoàng liên, Sài đất,… Người bệnh cần kết hợp thuốc uống, thuốc bôi ngoài để bệnh nhanh chóng khỏi.

3. Phương pháp dân gian

Với những trường hợp bị viêm nang lông ở chân mức độ nhẹ hoặc bệnh mới khởi phát, bệnh nhân có thể áp dụng những cách chữa trị dân gian để cải thiện các triệu chứng bệnh của mình. Trong dân gian, người ta sử dụng nha đam hoặc giấm táo để giảm ngứa, cải thiện sưng tấy da chân. Cụ thể cách chữa trị như sau:

# Nha đam

viêm nang lông ở chân
Cải thiện viêm nang lông ở chân bằng nha đam.
  • Lấy 1 nhánh nha đam, gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài và ngâm phần thịt bên trong.
  • Sau khi rửa sạch, bạn dùng gel nha đam đắp trực tiếp lên vùng da chân bị viêm nang lông.
  • Thực hiện đều đặn cách làm này trong 2 – 3 lần/tuần sẽ hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt.

# Giấm táo

  • Lấy 5 muỗng cà phê giấm táo hòa chung với 200 ml nước ấm.
  • Sử dụng khăn sạch nhúng vào dung dịch giấm táo đã pha sẵn và vắt cho bớt nước.
  • Đắp trực tiếp chiếc khăn này lên vùng da bị viêm nang lông.
  • Sau khoảng 10 phút thì bạn thực hiện lại lần nữa để giúp cải thiện bệnh.

Phòng ngừa viêm nang lông ở chân hiệu quả

Viêm nang lông ở chân là bệnh lý rất dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh về da khác. Bên cạnh đó, bệnh rất dễ tái phát và nguy cơ để lại vết thâm cao. Để phòng tránh mắc bệnh viêm nang lông và ngăn ngừa bệnh hình thành, người bệnh cần thực hiện một số lưu ý sau đây.

viêm nang lông ở chân
Tắm sạch sẽ giúp phòng ngừa viêm nang lông ở chân.
  • Vệ sinh làn da sạch sẽ, đúng cách, nhất là vùng da chân.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Đặc biệt là các loại xà phòng, sữa tắm chứa thành phần không gây kích ứng da.
  • Không được sử dụng dao cạo để cạo lông vì nguy cơ nhiễm trùng và khiến bệnh dễ tái phát hơn
  • Dùng khăn bông mềm, sạch để lau lên da, tránh bị kích ứng.
  • Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có xuất xứ từ thiên nhiên, lành tính.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi
  • Không nên ngâm mình trong bồn tắm bẩn hoặc hồ bơi công cộng
  • Không được sử dụng tay gãi ngứa khiến làn da bị chảy máu, tổn thương nặng hơn do vi khuẩn có điều kiện phát triển nhanh chóng.
  • Mặc quần áo thoáng mát, sạch sẽ, thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây tổn thương nặng nề ở da.
  • Không được sử dụng xác vật dụng cạo lông khiến làn da bị nhiễm trùng, sưng viêm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất thiết yếu.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể cung cấp thêm cho cơ thể các loại nước ép sinh tố.
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa chất gây kích ứng như trứng gà, thịt bò, hải sản,…
  • Tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá,… không tốt cho cơ thể và khiến bệnh chuyển biến nặng hơn
  • Giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Không được thức khuya, dậy sớm và làm việc nhiều
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khi không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm nang lông ở chân. Với căn bệnh này, tốt nhất, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh này. Trong quá trình điều trị, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên sớm báo cho bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp kiểm soát kịp thời.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Viêm nang lông da đầu và các thông tin cần biết

Viêm nang lông da đầu: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm nang lông da đầu hay viêm chân tóc là tình trạng các nang lông của da đầu bị viêm nhiễm. Mặc dù không lây nhiễm và ít khi gây...

Viêm nang lông có lây không? Có di truyền không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm nang lông vô cùng lo lắng bệnh sẽ lây lan sang vùng da khác. Vậy bệnh viêm nang lông có lây không? Căn...

Bệnh viêm nang lông ở lưng và các biện pháp điều trị

Viêm nang lông ở lưng: Biểu hiện và cách xử lý an toàn

Nguyên nhân gây viêm nang lông ở lưng có thể  là do cạo và tẩy lông không đúng cách, do vệ sinh kém, làn da ma sát thường xuyên với...

Bị viêm nang lông nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

Bị viêm nang lông nên ăn và không nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp các triệu chứng viêm nang lông mau khỏi, hạn chế sự khó chịu cho bệnh nhân. Vậy bị viêm nang lông...

Top 10 Kem + Thuốc trị viêm nang lông được chuyên gia khuyên dùng

Các loại thuốc (bôi + uống) trị viêm nang lông được sử dụng khi tổn thương da viêm đỏ, nổi mụn mủ, sưng nóng và đau rát nhiều. Tuy nhiên...

10+ Mẹo trị viêm nang lông tại nhà đơn giản dễ thực hiện

Mẹo trị viêm nang lông tại nhà chỉ được thực hiện với những trường hợp có mức độ nhẹ đến trung bình. Áp dụng các mẹo chữa này đều đặn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn