Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Viêm Lợi Ở Trẻ Em 2 Tuổi: Cách Trị Và Phòng Ngừa

Viêm Lợi Có Mủ Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Viêm Nướu Răng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm Nha Chu Nặng: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

5 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả nhanh

10 cách chữa viêm nha chu răng tại nhà hiệu quả nhất

7 cách chữa viêm lợi có mủ tại nhà hiệu quả, dễ làm

Viêm Lợi Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị

Bệnh viêm lợi là tình trạng lợi bị viêm do vi khuẩn tồn tại lâu trên các mảng bám, cao răng gây ra. Nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị.

Bệnh viêm lợi và những thông tin cần biết
Bệnh viêm lợi và những thông tin cần biết

Viêm lợi là một trong các bệnh về răng miệng phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Vì là bệnh thường gặp nên có nhiều người chủ quan, không chữa trị sớm. Điều này làm cho bệnh ngày càng nặng, việc điều trị cũng trở nên khó khăn. Do đó, nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị.

Viêm lợi là gì?

Lợi là phần thịt bao giữ xung quanh chân răng, có tác dụng bảo vệ, che chở và giữ cho chân răng được chắc chắn. Với người bình thường, lợi rất săn chắc, có màu hồng nhạt, không sưng đau, không bị chảy máu. Đồng thời hơi thở cũng rất thơm tho.

Khi răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, các mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng chứa nhiều vi khuẩn. Chúng sẽ xâm nhập và gây bệnh viêm lợi. Vi khuẩn phát triển đa phần đều từ các mảng bám trên răng, gồm cả những mảng bám không thể nhìn bằng mắt thường. Chúng tồn tại càng lâu trên răng thì tình trạng bệnh càng nghiêm trọng.

Các triệu chứng của bệnh viêm lợi

Khi lợi bị viêm, người bệnh thường có những biểu hiện sau:

  • Lợi từ màu hồng nhạt chuyển thành màu đỏ hoặc đỏ thẫm
  • Các mảng bám, cao răng xuất hiện trên răng.
  • Lợi phì đại, khi ấn thấy dễ chảy máu.
  • Hôi miệng.
  • Lợi tụt sâu xuống làm lộ chân răng, gây mất thẩm mỹ.
  • Tổ chức chân răng lỏng lẻo, răng dễ bị rụng.

Trong đó, hôi miệng là một dấu hiệu của bệnh viêm lợi. Thông thường, tình trạng này do các vi khuẩn trong các mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng lợi bị phân hủy gây hôi miệng. Nhưng đối với những người bị viêm lợi, hôi miệng là do sự xuất hiện các túi mủ ở chân răng. Việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn và nó cũng khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp, thậm chí là bị mọi người xa lánh.

Tùy vào thể trạng của mỗi người và mức độ trầm trọng của bệnh mà viêm lợi ở trẻ em sẽ có những triệu chứng khác nhau. Đa phần, lợi của trẻ sẽ bị sưng phồng, lợi không còn có sắc hồng như bình thường, thay vào đó là màu sắc bất thường. Răng rất nhạy cảm, dễ chảy máu, đặc biệt là  khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn còn sót lại trên kẽ răng. Nếu bệnh trở nặng, răng sẽ xuất hiện các đốm hoặc mảng trắng. Lợi của trẻ sẽ bị tụt khiến chân răng lộ ra. Một số trường hợp còn bị nướu răng, lở loét trong má.

Đây là bệnh lý cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải nhưng phổ biến vẫn là trẻ em. Nhưng dù là đối tượng nào thì bệnh cũng đều gây ra những bất tiện trong việc ăn uống, làm người bệnh đau đớn. Nhiều trường hợp còn bị mất răng, phải thực hiện các dịch vụ nha khoa như cấy ghép implant

Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm lợi?

Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng
Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng

Sự xâm nhập của vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám, cao răng chính là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh viêm lợi. Tuy nhiên, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cần phải kể đến gồm có:

  • Ăn nhiều đồ ngọt, cay, đồ nóng hoặc lạnh đột ngột.
  • Thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khác.
  • Đánh răng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách.
  • Chị em trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Người mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như tiểu đường, HIV/AIDS

Một số bệnh liên quan

  • Thiếu vitamin A khiến niêm mạc miệng dễ bị hoại tử , bong tróc, khô miệng.
  • Thiếu vitamin D dẫn đến biến dạng xương hàm (vẩu), răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc
  • Thiếu vitamin C khiến lợi dễ chảy máu, dễ bị viêm do thiếu sức đề kháng.
  • Thiếu vitamin B1 gây rối loạn chuyển hóa albumin khiến cho răng không được vững chắc.
  • Chất lượng của men răng, ngà răng bị suy giảm gây sâu răng do thiếu một số chất như canxi, fluor…
  • Chị em đang trong thời kỳ hành kinh thường tăng tiết nước bọt, làm tăng nguy cơ bị viêm tuyến nước bọt, chốc mép, viêm lợi, viêm niêm mạc miệng, có mụn herpes ở mép…
  • Thiếu canxi ở thời kỳ mang thai dễ gây vỡ răng.
  • Khô miệng, viêm quanh răng, viêm lợi ở những chị em thời kỳ mãn kinh.

Các biện pháp điều trị bệnh viêm lợi

Có nhiều biện pháp điều trị bệnh viêm lợi, quan trọng là người bệnh cần phát hiện và chữa trị sớm. Bởi khi bệnh còn nhe, việc chữa bệnh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Một khi bệnh nặng lên, chữa bệnh sẽ mất thời gian nhiều hơn và khó khăn hơn. Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh thường được dùng:

1. Điều trị bằng thuốc tây

Điều trị viêm lợi bằng thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh
Điều trị viêm lợi bằng thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh
  • Dùng dung dịch súc miệng hàng ngày: Các loại dung dịch súc miệng sẽ giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám, vi khuẩn khỏi khoang miệng. Từ đó, làm giảm các triệu chứng bệnh viêm lợi. Sử dụng các dung dịch súc miệng cũng là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh răng miệng khác như viêm nha chu, hôi miệng.
  • Thuốc kháng sinh: Những loại thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam, macrolid… giúp diệt sạch vi khuẩn trú ngụ ở nướu răng. Vì vậy chúng cũng thường được chỉ định để điều trị viêm nướu răng. Ngoài ra, dùng spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) kết hợp với metronidazol (kháng sinh diệt vi khuẩn kỵ khí) đem lại hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu răng, sâu răng…
  • Các loại thuốc thuộc nhóm corticosteroid như prednisolon, dexamethason… đều có tính kháng viêm mạnh. Từ đó có tác dụng trong việc chữa trị các triệu chứng như đỏ, sưng, đau ở bệnh viêm nướu răng.
  • Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid như ibuprofen, meloxicam, diclophenac… Có tác dụng làm giảm các dấu hiệu như đau, sưng đỏ vùng lợi. Lưu ý là không được dùng các loại thuốc này cho người đã và đang bị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin… Khi người bệnh bị đau do viêm nướu, sử dụng các loại thuốc này sẽ giúp giảm đau. Tuy nhiên, không dùng aspirin cho những người bị sốt xuất huyết, mắc những bệnh dễ chảy máu.

Điều trị bệnh viêm lợi bằng thuốc tây được xem là mang lại hiệu quả nhanh chóng, tức thời. Nó sẽ giúp người bệnh thoát khỏi cảm giác khó chịu và đau đớn do bệnh gây ra. Tuy nhiên sử dụng thuốc tây luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian chữa trị. Đặc biệt, không được tự ý mua thuốc về để dùng.

2. Chữa viêm lợi bằng Đông y

Chữa bệnh bằng Đông y là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ
Chữa bệnh bằng Đông y là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ

Bên cạnh các loại thuốc tây, điều trị viêm lợi bằng Đông y cũng mang lại hiệu quả tốt. Hơn nữa nó lành tính hơn, ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó có thể dùng để điều trị cho nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ em bị viêm lợi. Dưới đây là một số bài thuốc y học cổ truyền trị viêm lợi thường được dùng:

*) Bài thuốc uống:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 16g rễ cây xấu hổ, 16g nam hoàng bá, 12g liên nhục, 16g rễ cỏ xước, 10g Trần bì 12g cam thảo, 16g nam tục đoạn, 12g bạch truật.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên góp lại thành một thang thuốc, cho vào ấm. Thêm nước vào để sắc, đun sôi kỹ rồi chắt lấy nước và uống. Ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, tối. Mỗi ngày uống một thang có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu: 18g lá hương nhu, 12g đương quy, 12g cam thảo, 10g hoàng liên, 10g hoàng cầm, 12g chi tử, 24g rau má, 16g đan sâm
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm, sắc lên với nước theo tỉ lệ 3:1. Tức là sắc với 3 bát nước thì giữ lại một bát để uống. Mỗi thang sắc lấy 3 lần dùng, sau đó thay bằng thang thuốc mới.
  • Cách dùng: Uống thuốc 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, trưa, tối. Mỗi lần uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: 11g hoa mộc, 8g lá lốt, 10g lá nhãn, 8g vỏ cây đại, 200ml rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, cho vào ấm và đun sôi lên với rượu trắng trong thời gian 5 – 10 phút. Sau đó tắt bếp, để nguội. Lọc lấy phần nước thuốc vừa thu được cho vào chén. Dùng bông gòn thấm phần thuốc vừa thu được, chấm lên vùng lợi bị viêm.

Cách chữa viêm lợi bằng đông y từ hoa mộc rất hữu hiệu. Bởi theo ghi chép của y học cổ truyền, loại hoa này có vị cay, tính ấm. Có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, giảm sưng đỏ. Ngoài cách điều trị trên, người bệnh cũng có thể dùng hoa mộc trị viêm lợi bằng đường uống. Cách thực hiện khá đơn giản: Chuẩn bị 10g hoa mộc, 15g địa cốt bì, 4g tế tân, 15g hoa cúc. Cho chúng vào ấm và đun sôi lên với nước sạch. Khi thấy nước đã sôi kỹ, lọc lấy nước để uống.

Chữa viêm lợi bằng Đông y cần kiên trì trong thời gian dài
Chữa viêm lợi bằng Đông y cần kiên trì trong thời gian dài

Bài thuốc 4:

  • Chuẩn bị :50g rau rệu khô, 30g rau má, 30g lá đinh lăng 30g chè xanh.
  • Các bước thực hiện: Rau má, lá đinh lăng rửa sạch, để ráo. Sau đó cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm và đun sôi lên với nước. Lọc bỏ bã, thu lấy phần nước thuốc sắc được để uống hàng ngày.

*) Bài thuốc bôi tại chỗ:

Để các bài thuốc Đông y trị bệnh viêm lợi mang lại hiệu quả tốt hơn, người bệnh có thể áp dụng thêm bài thuốc bôi tại chỗ.

Bài thuốc 1- thuốc trị nha cam:

  • Chuẩn bị: 4g đồng thanh 4g bằng sa 10g xuyên tiêu.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc đem tán thành bột bột mịn. Súc miệng sạch, dùng thuốc vừa tán để xát thuốc vào chân răng.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: 4g bạch phàn, 4g lô hội, 4g bằng sa, 2g thanh đại, 2g băng phiến, 2g hùng hoàng.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc tán thành bột mịn. Đánh răng và súc miệng thật sạch. Sau đó, chấm thuốc vào phần chân răng và lợi bị đau.

So với những bài thuốc tây, trị viêm lợi bằng Đông y không đem lại hiệu quả nhanh, tức thời. Người bệnh cần áp dụng trong một thời gian mới thấy được hiệu quả của nó. Tuy nhiên, cách chữa trị này lại an toàn, ít khi gây tác dụng phụ.

3. Chữa bệnh viêm lợi bằng các bài thuốc dân gian

Chữa bệnh bằng lá lốt giúp giảm các triệu chứng sưng viêm ở lợi
Chữa bệnh bằng lá lốt giúp giảm các triệu chứng sưng viêm ở lợi

Dùng thuốc tây dễ gặp tác dụng phụ, trong khi các bài thuốc Đông y lại khó tìm được những loại thảo dược phù hợp. Vì vậy, áp dụng cách chữa bệnh viêm lợi tại nhà được nhiều người lựa chọn. Bởi phương pháp này dễ làm, đơn giản lại tiết kiệm được nhiều chi phí. Do đó, nếu chưa biết điều trị viêm lợi bằng cách nào, bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian sau đây:

*) Cách chữa bệnh bằng lá lốt:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, rửa sạch, giã nhuyễn để vắt lấy nước cốt.
  • Thêm chút muối vào, khuấy đều. Dùng hỗn hợp vừa thu được để ngậm.
  • Ngậm khoảng 5 – 7 phút thì nhổ ra, súc miệng bằng nước sạch.
  • Mỗi ngày áp dụng cách này khoảng 3 – 4 lần để thấy được hiệu quả của nó.

*) Dùng tỏi trị viêm lợi:

Với khả năng kháng viêm, sát khuẩn cực tốt, tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Vì vậy, dùng nó chữa viêm lợi hoặc những bệnh răng miệng khác cũng mang lại hiệu quả tốt.

Người bệnh có thể dùng tỏi bằng cách sau: Chuẩn bị tỏi tươi, bóc vỏ, nghiền nát hoặc đập dập. Đắp chúng lên vùng lợi bị viêm sẽ thấy các triệu chứng viêm lợi giải đi đáng kể. Hoặc có thể dùng theo cách lấy nước ép tỏi, cho thêm chút muối vào khuấy cho tan. Sau đó dùng hỗn hợp để thoa lên vị trí bị viêm lợi mỗi ngày sẽ thấy hiệu quả của nó.

*) Điều trị viêm lợi bằng lá trầu không:

Bị viêm lợi phải chữa như thế nào?
Bị viêm lợi phải chữa như thế nào?

Dùng lá trầu không chữa bệnh là phương pháp đã được dân sử dụng từ lâu. Không chỉ được dùng để trị các bệnh ngoài da như: Viêm da cơ địa, vảy nến, các bệnh phụ khoa mà trầu không còn có tác dụng trong điều trị viêm lợi. Cách thực hiện bài thuốc này như sau:

  • Chuẩn bị lá trầu không bánh tẻ tươi được hái vào sáng sớm (tốt nhất là nên hái vào lúc 5 giờ sáng). Sở dĩ nên hái vào thời điểm này là bởi lúc này nhiệt độ ánh sáng còn thấp lượng tinh dầu trong lá còn nhiều nhất.
  • Đem lá trầu đi rửa sạch cho vào ấm, hãm với nước nóng giống như hãm trà. Tốt nhất là cứ 2 – 3 lá trầu thì dùng 50ml nước.
  • Dùng nước này để súc miệng, mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cũng giống như các bài thuốc Đông y, chữa viêm lợi bằng dân gian cần phải kiên trì áp dụng hàng ngày, trong thời gian dài. Ngoài ra, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và thường hiệu quả với người mắc bệnh nhẹ. Nếu bệnh đã nặng, bạn nên tìm đến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm lợi

Tương tự như  các bệnh về răng miệng khác, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm lợi là do vi khuẩn tồn tại và xâm nhập gây hại. Vì thế, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng là vệ sinh răng miệng thật tốt. Điều này không chỉ giúp bệnh mau lành mà còn ngăn được bệnh tái phát.

Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất
Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất

Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

  • Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày trước và sau khi ngủ dậy. Với trẻ dưới 3 tuổi, phụ huynh nên dùng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, chà răng và nướu để làm sạch.
  • Dùng bàn chải mềm và chải răng theo vòng tròn để bảo vệ nướu, lợi.
  • Thường xuyên lấy cao răng, mảng bám để loại bỏ vi khuẩn gây hại.
  • Dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa thay vì tăm tre nếu muốn loại bỏ những thức ăn còn sót lại trong khoang miệng.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng bằng cách ăn uống lành mạnh, đủ chất. Hạn chế sử dụng những đồ ăn, đồ uống gây hại cho răng như nước ngọt, rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng…
  • Khám nha khoa định kỳ, đặc biệt là những người đã từng bị vấn đề về răng miệng. Điều này sẽ giúp bạn nắm được tình trạng sức khỏe, phát hiện các dấu hiệu bất thường trên răng để điều trị sớm.

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh viêm lợi và cách chữa trị. Tuy ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh khiến cho người bệnh tự ti, ngại giao tiếp. Đồng thời nó còn làm cản trở khả năng ăn uống, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, bạn nên đi khám và điều trị sớm khi thấy có dấu hiệu bất thường.

Cùng chuyên mục

cách trị viêm lợi khi mang thai

7 Cách Trị Viêm Lợi Khi Mang Thai An Toàn và Hiệu Quả

Trên thực tế, có nhiều cách trị viêm lợi khi mang thai. Bao gồm cả các mẹo tự nhiên tại nhà và điều trị y tế. Bà bầu cần lựa...

chữa viêm nha chu bằng thuốc nam

10 cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam hiệu quả, dễ tìm

Với các trường hợp bệnh nhẹ có thể áp dụng các cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam. Đây là giải pháp tận dụng thảo dược tự nhiên nên...

Perio KIN có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, sản phẩm có khả năng bám dính tốt

10 Thuốc Trị Viêm Nướu Răng Tốt Nhất Hiện Nay Và Lưu Ý

Viêm nướu răng là bệnh lý thường gặp về răng miệng, là giai đoạn khởi phát của viêm nha chu, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ...

cách chữa viêm nha chu răng tại nhà

10 cách chữa viêm nha chu răng tại nhà hiệu quả nhất

Song song với điều trị y tế, có thể áp dụng các cách chữa viêm nha chu răng tại nhà. Đây là những mẹo đơn giản, dễ thực hiện giúp...

viêm nha chu

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng rất phổ biến hiện nay. Đây được cho là nguyên nhân thường gặp gây mất răng ở người lớn nếu...

Các loại thuốc trị viêm lợi cho trẻ tốt nhất hiện nay và lưu ý

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Kamistad, Xanh metylen... là các loại thuốc trị viêm lợi cho trẻ thường được dùng.Vậy những loại thuốc này được sử dụng như thế nào, có cần lưu ý gì...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn