Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt?

Rau xanh là nhóm thực phẩm đặc biệt tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Rau xanh không chỉ nguồn thực phẩm giàu chất khoáng sẽ giúp hoạt động tiêu hóa được tốt hơn mà còn giúp ngăn ngừa táo bón và nâng cao khả năng trao đổi chất bên trong cơ thể. Đặc biệt, nhờ vào nồng độ PH cao mà rau xanh còn có thể giúp trung hòa axit dạ dày, giúp giảm quá trình tiết quá nhiều dịch vị và giúp giảm các cơn đau dạ dày để bảo vệ ổ loét.

Bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt, hỗ trợ quá trình điều trị là thắc mắc chung của nhiều người
Bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì tốt, hỗ trợ quá trình điều trị là thắc mắc chung của nhiều người

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn những rau gì?

Rau củ, trái cây là những thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày, không chỉ có tác dụng bổ sung dưỡng chất mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh lý, thúc đẩy quá trình hồi phục của cơ thể. Viêm loét dạ dày là bệnh lý về tiêu hóa thường gặp, do đó người bệnh cần đặc biệt chú trọng trong khâu ăn uống và cần xác định được khi bị viêm loét dạ dày nên ăn gì rau gì. Dưới đây là một số loại tốt cho sức khỏe dạ dày mà người bị đau dạ dày không nên bỏ qua.

1. Lá mơ lông

Lá mơ lông còn được gọi là rau mơ, lá mơ, dắm chó, mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng, lá mơ, mơ lông… có lá màu tím xanh, nhiều lông, thường được dùng làm rau để ăn kèm giúp tăng hương vị của món ăn. Theo y học cổ truyền, lá mơ lông vị đắng, tính mát, mùi hôi, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, trừ phong hoạt huyết… Lá mơ lông thường được sử dụng để chữa khó tiêu, đầy hơi, đau bụng, đặc biệt còn giúp chữa viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản rất tốt.

Bên cạnh đó, nghiên cứu hiện đại cũng thừa nhận những tác dụng tuyệt vời với hệ tiêu hóa của lá mơ. Lá mơ lông giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất… Các thành phần có trong lá mơ có thể giúp ổn định hệ tiêu hóa, làm giảm lượng axit dạ dày, cải thiện các triệu chứng như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. 

2. Rau thì là

Một trong những loại rau mà người bệnh viêm loét dạ dày không nên bỏ qua và được khuyến khích thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày chính là rau thì là. Đây là một loại thảo mộc có mùi thơm đặc trưng, có nguồn gốc từ các nước giáp bờ biển Địa Trung Hải, các bộ phận của cây như thân, lá củ đều có thể ăn được. 

Sở dĩ rau thì là được đánh giá là tốt cho người bị viêm loét dạ dày là vì:

  • Giàu chất xơ, khoáng chất và các loại vitamin như A, C có tác dụng tốt với người bị viêm loét, trào ngược dạ dày
  • Chứa chất chống oxy hóa flavonoid, có tác dụng bảo vệ, ổn định hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, giảm viêm, giảm co thắt dạ dày
  • Có tác dụng giảm đau, chữa cảm lạnh, bệnh về đường hô hấp, giảm đau nhức xương khớp…

Để chữa, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, đau dạ dày, bạn có thể dùng lá thì lá nấu canh hoặc luộc chấm gia vị ăn mỗi ngày, hay dùng hạt thì là nhai nuốt đều mang lại hiệu quả tích cực cho việc điều trị.

3. Ngò gai

Ngò gai hay mùi tàu cũng là một trong những câu trả lời cho thắc mắc bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì. Trong 100g lá ngò gai có chứa calo, chất béo, chất đạm, vitamin B1, B2, B6, C, canxi, magie, photpho… rất tốt cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, ngò gai vị đắng, tính ấm, mùi thơm đặc trưng, có tác dụng giảm đau, giải độc, giải nhiệt, thông khí, kích thích tiêu hóa, sơ phong thanh nhiệt… không chỉ là gia vị mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Đặc biệt, ngò gai có hiệu quả rất tốt trong việc chống đầy hơi, kích thích tiêu hóa, làm mạnh dạ dày, hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày.

Ngò gai vị đắng tính ấm, có tác dụng tốt trong việc kích thích tiêu hóa, làm mạnh dạ dày
Ngò gai vị đắng tính ấm, có tác dụng tốt trong việc kích thích tiêu hóa, làm mạnh dạ dày

Bạn có thể thêm ngò tàu vào các món ăn để tăng hương vị hoặc lấy 50g rau mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ cùng 1 củ gừng tươi giã nát cho vào niêu đất, đun với 3 bát nước, thấy còn 1 bát thì chia làm 2 lần uống. Bên cạnh đó, bạn có thể lấy một nắm ngò gai rửa sạch, vò nát, hãm với nước uống thay trà để hỗ trợ điều trị. 

4. Rau chân vịt

Rau chân vịt hay cải bó xôi, rau bina là loại rau ít đường, ít chất béo, ít calo, không chỉ là loại rau ăn được ưa chuộng mà còn là vị thuốc có thể hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh trong đó có các vấn đề về dạ dày. Rau bina có thành phần dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, vitamin C, chất xơ, kẽm, sắt, canxi, axit folic… Sở dĩ đây được cho là loại rau tốt cho người bị viêm loét dạ dày là vì:

  • Rau bina chứa nhiều chất xơ và cellulose, có khả năng cải thiện chức năng đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
  • Có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các chất chống viêm từ đó hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày
  • Chứa axit folic, có tác dụng tốt với sức khỏe, ngăn ngừa thiếu máu, hỗ trợ cải thiện trí nhớ, nâng cao sức khỏe não bộ, điều hòa huyết áp, giảm stress hiệu quả.

5. Bắp cải

Bắp cải hay cải bắp là một loại rau thuộc họ cải. Bắp cải có thành phần dinh dưỡng tương đối cao, gấp 4,5 lần so với cà rốt và gấp 3,6 lần so với khoai tây. Đây là loại rau có chứa các thành phần như sulforaphane, indol-33 carbinol isothiocyanate, phenethyl… có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành của các tế bào hồng cầu, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư. 

Thường xuyên bổ sung bắp cải trong khẩu phần ăn của người bị viêm loét dạ dày có thể giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, hỗ trợ điều trị vì:

  • Trong bắp cải có chứa vitamin A, vitamin P, khi kết hợp với nhau giúp làm bền thành mạch máu, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết dạ dày rất tốt. 
  • Có chứa glutamine, là chất chống viêm mạnh, có thể hỗ trợ chữa dị ứng, kích ứng, giảm viêm loét dạ dày và các bệnh lý về dạ dày rất tốt. 
  • Ngoài ra, bắp cải còn tốt cho sức khỏe xương khớp, có tác dụng giải độc, nhuận tràng, cải thiện thị lực… rất tốt

Bạn có thể dùng bắp cải để chế biến các món ăn để sử dụng mỗi ngày. Tuy nhiên, khi bị viêm loét dạ dày, nên tránh ăn sống, tránh ăn gỏi hay bóp chua với loại rau này. Chỉ nên ăn bắp cải đã nấu chín vì bắp cải giàu chất xơ, nếu chưa chín khi ăn vào dễ sinh nhiều khí dẫn đến đầy bụng khó tiêu.

6. Cải bẹ dưa

Một trong những loại rau tốt cho sức khỏe mà người bị viêm loét dạ dày không thể bỏ qua chính là cải bẹ xanh. Cải bẹ xanh giàu vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin K, albumin, carotene, axit nicotinic, chất xơ… Không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, kích thích hoạt động của đường ruột, hạn chế tình trạng tăng tiết axit, phòng ngừa xuất huyết dạ dày… Cải bẹ xanh có thể làm giảm tăng tiết axit dạ dày, từ đó cải thiện được các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. 

Cải bẹ xanh giúp kiểm soát axit dạ dày, cải thiện các triệu chứng khó chịu mà bệnh viêm loét dạ dày gây ra
Cải bẹ xanh giúp kiểm soát axit dạ dày, cải thiện các triệu chứng khó chịu mà bệnh viêm loét dạ dày gây ra

Cải bẹ xanh vị cay hơi đắng, tính ôn, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm, an thần, lợi tiểu, lợi khí, giảm đau, trị táo bón, phòng ngừa ung thư bàng quang. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn ở dạng luộc, xào, không nên ăn cải muối chua để tránh làm tăng tiết axit dạ dày.

7. Rau mùi tây

Mùi tây là loại rau có mùi thơm đặc trưng, có thành phần dinh dưỡng đa dạ như vitamin A, B, C, các khoáng chất như sắt, kali, canxi, photpho… có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và loại bỏ các axit dư thừa tồn tại trong dạ dày. Đây cũng là loại rau được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày, do chứa thành phần kháng viêm tự nhiên có thể giúp giảm viêm loét dạ dày, cải thiện các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, khó tiêu. 

Bên cạnh đó, loại rau này cũng giúp làm tăng cảm giác ngon miệng, làm giảm chứng buồn nôn vì tình trạng mất cảm giác khi ăn uống. Không chỉ vậy, rau mùi tây cũng giàu sắt, có tác dụng ngừa thiếu máu và xuất huyết dạ dày. Bạn có thể dùng loại rau này làm gia vị cho món ăn hoặc làm sinh tố mùi tây nhằm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày đồng thời tăng cường sức đề kháng. 

8. Súp lơ xanh

Súp lơ xanh hay bông cải xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể có thể kể đến như vitamin A, B6, C, K, folate, thiamin, riboflavin, protein… Đặc biệt, trong súp lơ xanh có chứa sulforaphane, một hoạt chất kháng viêm có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP gây viêm loét và trào ngược dạ dày. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng loại rau này cũng giúp ngừa táo bón, ung thư và bệnh về tim mạch…

9. Rau tía tô

Tía tô cũng là một trong những loại rau có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày mà người bệnh không nên bỏ qua. Rau tía tô có chứa một lượng tinh dầu bao gồm dihydrocumin, limonene, retinaldehyde và các chất chống dị ứng, chống viêm, chống oxy hóa. 

Rau tía tô có thể chống viêm, chống oxy hóa, hạn chế sự lan rộng của vết loét
Rau tía tô có thể chống viêm, chống oxy hóa, hạn chế sự lan rộng của vết loét

Rau tía tô giúp kiểm soát mức độ lan rộng của vết loét, hạn chế viêm nhiễm, kiểm soát tình trạng tăng tiết axit dạ dạ, giảm các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu đồng thời còn phòng ngừa chứng trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó, loại rau thơm này còn hỗ trợ điều trị cảm lạnh, cảm cúm và các bệnh vặt rất tốt. 

10. Rau mồng tơi

Nói đến các loại rau tốt cho sức khỏe dạ dày, giúp giải đáp thắc mắc bị viêm loét dạ dày ăn rau gì tốt thì không thể không nói đến rau mồng tơi.  Đây là loại rau xanh ít calo và chất béo, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bổ sung mồng tơi vào khẩu phần ăn vừa giúp làm lành các ổ viêm, cải thiện chứng trào ngược dạ dày và giảm cơn đau dạ dày cấp. 

Bên cạnh đó, rau mồng tơi cũng chứa chất nhầy, có tác dụng kích thích hoạt động của nhu động ruột, hỗ trợ nhuận tràng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Người viêm loét dạ dày sử dụng rau mồng tơi không chỉ giúp cân bằng axit dạ dày mà còn giúp làm giảm các triệu chứng ợ chua, đầy bụng, khó tiêu do dư thừa axit dạ dày gây ra. Ngoài ra, rau mồng tơi cũng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh mỡ máu, chữa bỏng, hỗ trợ làm lành vết thương.

11. Rau diếp cá

Rau diếp cá có chứa các vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, K, mangan… có tác dụng tham gia vào hoạt động điều tiết axit dạ dày, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, kiểm soát tình trạng tồn đọng axit trong dạ dày. Không chỉ vậy, diếp cá còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên, có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày.

12. Măng tây

Một trong những câu trả lời cho thắc mắc viêm loét dạ dày nên ăn gì là măng tây. Đây là loại rau có thể ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, làm giảm triệu chứng trào ngược axit dạ dày thực quản. Măng tây là loại rau có tính kiềm cao, có thể hỗ trợ trung hòa axit dạ dày, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Loại rau này giàu omega-3, canxi, axit folic các loại vitamin và khoáng chất giúp phòng ngừa viêm loét dạ dày, viêm thực quản… Bạn có thể sử dụng măng tây để nấu canh, xào, nướng, tuy nhiên không nên ăn sống để đầy bụng khó tiêu…

Măng tây cũng là một trong những loại rau tốt cho sức khỏe dạ dày mà người bệnh không nên bỏ qua 
Măng tây cũng là một trong những loại rau tốt cho sức khỏe dạ dày mà người bệnh không nên bỏ qua

13. Rau cải xoăn

Cải xoăn là loại rau có tính kiềm, có tác dụng trung hòa, làm giảm axit dạ dày giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm loét dạ dày gây ra. Cải xoăn giàu vitamin A, vitamin C, chất xơ, axit béo omega 3… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tham gia quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa biến chứng viêm loét dạ dày. 

14. Rau cải xanh

Cải xanh hay cải cay khác với cải bẹ xanh, là loại rau thường được dùng nấu canh cùng tôm hoặc thịt. Bổ sung cải xanh vào bữa ăn có thể hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược axit dạ dày và các vấn đề về tiêu hóa rất tốt. Không chỉ vậy, cải xanh giàu vitamin, kali, caroten có tác dụng tăng cường đề kháng, kháng viêm kiểm soát axit dạ dày nhờ chất kiềm dồi dào của mình.

15. Viêm loét dạ dày nên ăn rau ngót

Với thắc mắc viêm loét dạ dày nên ăn rau gì thì một loại rau bạn không nên bỏ qua chính là rau ngót. Rau ngót giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, có tính mát, tác dụng chính là thanh nhiệt giải độc. Trong rau ngót có chứa Papaverin, có tác dụng giảm viêm, giảm đau, hạ huyết áp, rất tốt cho sức khỏe của người viêm loét dạ dày hay mắc các vấn đề về dạ dày. 

Viêm loét dạ dày không nên ăn rau gì?

Bên cạnh việc xác định khi bị viêm loét dạ dày nên ăn rau gì, người bệnh cũng cần tránh sử dụng các loại rau dưới đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày. Cụ thể:

1. Rau sống

Đa số các loại rau đều tốt cho sức khỏe, thế nhưng chúng chỉ tốt khi đã được chế biến ở dạng luộc, hấp, xào và đặc biệt không tốt khi bạn ăn sống. Một số loại rau sống như rau mùi, húng có chứa nhiều chất xơ hòa tan, khi ăn sẽ gây khó tiêu đầy bụng, kích ứng niêm mạc dạ dày, làm các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau tức thượng vị do bệnh viêm loét dạ dày gây ra thêm nghiêm trọng hơn.

2. Đu đủ xanh

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn đu đủ chín và tránh ăn đu đủ xanh. Do đu đủ xanh có chứa hợp chất papain và nhựa có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, làm tình trạng viêm loét dạ dày thêm trầm trọng. 

Đu đủ xanh có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày thêm nghiêm trọng hơn
Đu đủ xanh có thể khiến tình trạng viêm loét dạ dày thêm nghiêm trọng hơn

3. Rau muối chua

Đồ muối chua có thể kích thích vị giác, làm bạn có cảm giác ngon miệng hơn, thế nhưng chung lại có nồng độ axit cao. Người bị viêm loét dạ dày sử dụng sẽ gây ra tình trạng dư thừa axit dịch vị dạ dày gây tăng tiết dịch vị, không tốt cho vùng niêm mạc dạ dày. Do đó, người bệnh không nên ăn các món ăn như cải bẹ xanh, tàu khoai, rau cần, măng chua…

Tóm lại, có nhiều loại rau tốt cho sức khỏe dạ dày mà người bị viêm loét dạ dày nên ăn. Bên cạnh việc xác định được các loại rau nên và không nên ăn, người bệnh cũng cần tránh ăn rau già, rau chữa được nấu chín kỹ, các loại rau củ trái cây giàu axit. Nếu tình trạng đau không thuyên giảm mà có xu hướng xuất hiện thường xuyên hơn, bạn cần nhanh chóng tái khám để có phương pháp điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Viêm hang vị phù nề xung huyết là bị gì ? Có nguy hiểm không?

Viêm hang vị phù nề xung huyết là tình trạng nặng của bệnh viêm hang vị dạ dày. Gây ra những tổn thương nặng nề ở vùng dạ dày. Nếu...

Nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và phác đồ điều trị

Nhiễm vi khuẩn Hp ở trẻ thường gây đau thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng này...

Đau dạ dày có thể tự khỏi nếu người bệnh chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà.

Đau dạ dày bao lâu thì khỏi và có tự hết không?

Bệnh đau dạ dày hình thành là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Đối với những trường hợp nhẹ, cơ thể có khả năng tự chữa...

Nghệ kết hợp với mật ong ngoài việc chữa đau dạ dày còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chữa đau dạ dày bằng nghệ bạn đã làm đúng cách?

Chữa đau dạ dày bằng nghệ là một phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng. Trong nghệ chứa hoạt chất curcumin có tác dụng chống oxy hóa rất...

Đau dạ dày khi mang thai – Biểu hiện và cách chữa an toàn

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng khá phổ biến ở thai phụ. Tình trạng này thường là hệ quả do nội tiết tố thay đổi đột ngột,...

Nên làm gì khi bị đau dạ dày? Cách điều trị tại nhà như thế nào?

14 cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản + nhanh nhất

Dùng gừng, nghệ và mật ong, uống nước giấm táo, dùng nha đam… là các cách chữa đau dạ dày tại nhà đơn giản, hiệu quả. Những mẹo dân gian...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn