Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách xử lý an toàn

Viêm loét dạ dày khi mang thai có thể là do mất cân bằng của dịch tiêu hóa trong dạ dày tá tràng, nhưng cũng có thể do vi khuẩn Hp gây ra. Vậy cách điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai là gì? Cách  phòng ngừa như thế nào?

I/ Viêm loét dạ dày khi mang thai và những điều cần biết

Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách điều trị
Viêm loét dạ dày khi mang thai và cách điều trị

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải, kể cả phụ nữ mang thai. Đặc trưng của bệnh là niêm mạc dạ dày hoặc ruột non bị bào mòn. Nguyên nhân có thể là do acid hoặc pepsin trong dạ dày gây ra. Hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa.

Triệu chứng

Giống như các trường hợp khác, viêm loét dạ dày ở bà bầu thường gây ra các triệu chứng như sau:

  • Buồn nôn và nôn
  • Đau thượng vị
  • Ợ nóng
  • Phần giữa hoặc phần trên bụng đau nặng
  • Giảm cân bất thường
  • Đại tiện có màu đen hoặc tối do chảy máu

Trong giai đoạn mang thai, buồn nôn và nôn là những triệu chứng thường gặp . Ngoài ra, bà bầu cũng có thể  mắc phải các bệnh lý tiêu hóa khác như viêm ruột, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích. Chúng thường gây ra các triệu chứng tương tự nhau, do đó gây khó khăn trong việc chẩn đoán.

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày khi mang thai

Tuy chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm loét dạ dày khi mang thai, nhưng thông thường bệnh xảy ra là do mất cân bằng dịch tiêu hóa trong dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó, bị nhiễm vi khuẩn Hp cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm loét dạ dày khi mang thai

Buồn nôn và nôn là những dấu hiệu thường thấy khi bị các bệnh về đường tiêu hóa
Buồn nôn và nôn là những dấu hiệu thường thấy khi bị các bệnh về đường tiêu hóa

Bà bầu bị viêm loét dạ dày khi mang thai thường được chẩn đoán và điều trị như sau:

Chẩn đoán

Trước tiên, các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý do chính người bệnh cung cấp. Sau đó, phương pháp nội soi đường tiêu hóa sẽ được chỉ định để chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày khi mang thai. Nhưng để bảo đảm an toàn cho sản phụ, nó chỉ được chẩn đoán khi bệnh nhân có những triệu chứng nghiêm trọng.

Nếu nghi ngờ mắc các biến chứng như tắc nghẽn dạ dày, xuất huyết thì nội soi đường tiêu hóa được xem là phương pháp chẩn đoán hiệu quả nhất.

Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày khi mang thai

Đối với bà bầu, áp dụng các phương pháp điều trị cần đảm bảo an toàn để không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Dưới đây là các cách chữa viêm loét dạ dày cho bà bầu:

1. Dùng thuốc tây

Sau khi chẩn đoán đúng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bà bầu sử dụng một số loại thuốc kháng acid. Theo các bác sĩ, đây được xem là loại thuốc an toàn đối với bà bầu. Trong đó:

  • Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng acid không chứa canxi, magie, nhôm quá liều bình thường. Mặc dù những loại thuốc kháng acid này không gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ, nhưng để bảo đảm an toàn chị em cũng cần phải thật thận trọng.
  • Tuyệt đối không được dùng các loại thuốc kháng acid có cacbonat acid. Bởi chúng gây ra chứng nhiễm kiềm ở cả bà bầu và thai nhi.

Vì điều trị bằng thuốc tây luôn tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, bà bầu cần hết sức thận trọng khi sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến xấu đến thai nhi.

Cần thận trọng khi điều trị bệnh bằng thuốc tây trong thời kỳ mang thai
Cần thận trọng khi điều trị bệnh bằng thuốc tây trong thời kỳ mang thai

2. Điều trị viêm loét dạ dày khi mang bầu bằng bài thuốc dân gian

Dùng các bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày khi mang thai được xem là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ. Bởi các nguyên liệu đều có nguồn gốc từ tự nhiên, rất an toàn. Nếu bị các triệu chứng viêm loét dạ dày hành hạ, bà bầu có thể tham khảo một số bài thuốc điều trị sau đây:

*) Nghệ và mật ong:

Kết hợp nghệ và mật ong được xem là cách chữa bệnh về đường tiêu hóa được áp dụng phổ biến nhất. Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi trong thành phần của nghệ có chứa một hàm lượng lớn hoạt chất Beta – carotene và curcumin. Chúng có tác dụng trung hòa dịch vị acid dạ dày, tái tạo ổ viêm loét, giúp chúng mau lành. Đồng thời, nghệ còn có khả năng kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hóa. Trong khi đó, mật ong lại có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, kích thích quá trình tái tạo niêm mạc.

Chính vì vậy, kết hợp nghệ và mật ong sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày khi mang bầu gây ra. Mẹ bầu có thể thực hiện theo cách sau:

Chuẩn bị:

  • 2 muỗng tinh bột nghệ
  • 1 muỗng mật ong

Cách tiến hành:

  • Hai nguyên liệu trên cho vào cốc, cho khoảng 200ml vào, khuấy đều.
  • Uống nước nghệ mật ong khoảng 2 lần mỗi ngày. Thực hiện thường xuyên và lâu dài để mang lại tác dụng tốt nhất.
ĐIều trị viêm loét dạ dày bằng nghệ mật ong giúp khắc phục hiệu quả triệu chứng bệnh
ĐIều trị viêm loét dạ dày bằng nghệ mật ong giúp khắc phục hiệu quả triệu chứng bệnh

Hoặc bà bầu có thể dùng theo cách sau:

Chuẩn bị:

  • Bột nghệ tươi: 120g
  • Mật ong nguyên chất: 50ml

Các bước tiến hành:

  • Chuẩn bị một cái tô, cho cả mật ong và nghệ vào trộn đều để tạo thành một hỗn hợp sền sệt.
  • Chia hỗn hợp thu được thành từng phần nhỏ, dùng tay vo tròn nó lại với kích thước bằng viên thuốc.
  • Bỏ chúng vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín để dùng được lâu hơn rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi lần dùng khoảng 5 viên, ngày uống 3 lần. Kiên trì áp dụng thường xuyên để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Các bài thuốc từ nghệ và mật ong có tác dụng giảm đau, hết ợ hơi, đầy hơi, giúp bà bầu dễ chịu hơn. Ngoài ra, nó cũng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện năng suất ăn uống, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

*) Uống trà gừng ấm làm giảm khó chịu do bệnh viêm loét dạ dày khi mang thai:

Đây cũng là biện pháp các bà bầu nên thử khi bị viêm loét dạ dày. Trà gừng ấm có khả năng làm giảm nhanh cảm giác nôn mửa, buồn nôn, làm cho dạ dày dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, hoạt chất Gingerol và các chất chống oxy hóa trong trà xanh còn có khả năng giảm viêm, ức chế virus, nấm và các vi khuẩn có hại. Các bước thực hiện cũng vô cùng đơn giản:

Chỉ cần lấy một củ gừng tươi, gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng. Chuẩn bị một cốc nước sôi nóng, thả vào đó vài lát gừng tươi rồi uống là được. Nếu có thể, thêm chút mật ong vào để mang đến tác dụng tốt hơn.

*) Chữa viêm loét dạ dày khi mang thai bằng lá tía tô:

Nên kiên trì áp dụng các bài thuốc dân gian để đạt hiệu quả tốt
Nên kiên trì áp dụng các bài thuốc dân gian để đạt hiệu quả tốt

Trong thành phần của lá tía tô chứa hàm lượng lớn tanin và glucosid. Đây đều là những chất có khả năng làm cho vết loét nhanh lành, đồng thời giúp giảm tiết dịch vị acid trong dạ dày. Nếu chưa biết phải dùng lá tía tô trị viêm loét dạ dày khi mang thai như thế nào, bà bầu có thể áp dụng theo cách sau:

  • Chuẩn bị tía tô tươi, nếu không có tía tô tươi thì có thể dùng tía tô khô để thay thế.
  • Đem tía tô rửa sạch, sau đó cho vào ấm và sắc lên với nước.
  • Dùng nước thuốc vừa sắc để uống. Thực hiện thường xuyên để đem lại tác dụng tốt nhất.

Mặc dù an toàn, nhưng những bài thuốc chữa bệnh từ dân gian thường ít khi trị được dứt điểm bệnh. Nhưng nó sẽ giúp làm giảm các biểu hiện khó chịu, bà bầu cũng vì thế mà cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt không những giúp bệnh mau khỏi mà còn phòng ngừa được viêm loét dạ dày tá tràng. Dưới đây là là những điều cần lưu ý:

  • Nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm tăng cường lợi khuẩn, tăng cường đạm, các loại rau củ non mà đặc biệt là rau họ cải.
  • Không nên ăn các đồ ăn sống, chưa qua chế biến, thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn dễ gây đầy hơi, các loại thực phẩm chua như cam, chanh, bưởi…
  • Tránh uống rượu bia và các chất kích thích. Những chất này khi đi vào cơ thể không những làm hại cho sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi.
  • Không hút thuốc lá, tránh hít phải khói thuốc lá. Dù là trực tiếp hay gián tiếp, hít phải khói thuốc lá đều gây hại cho phổi và thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu đang mang bầu, nên khuyên các thành viên trong gia đình bỏ thuốc hoặc tìm địa điểm thích hợp để sử dụng.
  • Các thực phẩm nên được nấu chín mềm, không ăn đồ cứng, khó tiêu hóa.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
  • Không nên ăn quá no trong một bữa ăn. Nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng, gắng sức.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm loét dạ dày khi mang thai và những điều cần lưu ý. Việc điều trị viêm loét dạ dày trong quá trình mang thai cần phải đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Do đó, bà bầu không được tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các biện pháp khác để điều trị mà cần đi khám để nhận được sự tư vấn chữa trị từ bác sĩ.

Cùng chuyên mục

Các triệu chứng đau dạ dày cấp

Triệu chứng đau dạ dày cấp và cách xử lý

Đau dạ dày cấp là tình trạng các cơn đau đột ngột bùng phát ở vùng thượng vị, đi kèm triệu chứng buồn nôn, nôn ói, ợ hơi, đau bụng,...

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai và cách khắc phục

Nóng rát vùng thượng vị khi mang thai là nỗi lo của nhiều mẹ bầu. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thai...

Bị viêm loét dạ dày ăn sữa chua được không?

Viêm loét dạ dày khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… Vậy bị viêm loét...

Người bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không?

Bị đau dạ dày có nên uống vitamin C không? Bổ sung thế nào?

Vitamin C có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như giúp tăng cường hệ miễn dịch, thải độc… Nhưng bị đau dạ dày có nên uống vitamin C...

Đau dạ dày kèm theo sốt là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau dạ dày kèm theo sốt là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau dạ dày kèm theo sốt là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn HP. Sau khi cơn đau chấm dứt, cơn sốt sẽ nhanh chóng kết...

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ và những điều cần lưu ý

6 cách chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ bạn nên thử

Chữa viêm loét dạ dày bằng nghệ có tác dụng làm giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, nó thường chỉ có tác dụng đối với...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn