Ngứa vùng kín (âm đạo): Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

13++ Mẹo chữa bệnh huyết trắng tại nhà theo dân gian

Khí hư là gì? Phân biệt khí hư bình thường và khí hư bệnh lý

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phòng trị

Viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

[Lưu ý] Người bị u xơ tử cung nên ăn gì và kiêng gì?

Sau khi khoét chóp cổ tử cung nên ăn gì và cần kiêng gì?

“Điểm mặt” 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách xử lý

Bệnh huyết trắng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm cổ tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phòng trị

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa thường gặp ở những người vệ sinh vùng kín không đúng cách, bị rối loạn nội tiết tố hoặc sinh đẻ nhiều lần. Bệnh gây đau bụng dưới, ra nhiều khí hư, ngứa vùng kín và rất nhiều dấu hiệu khó chịu khác. Để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc áp dụng các thủ thuật diệt tuyến như đốt điện, đốt laser, áp lạnh.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Lộ tuyến cổ tử cung là một tổ chức lành tính được hình thành khi các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung bị tăng sinh quá mức và xâm lấn ra ngoài. Khu vực này thường xuyên tiết dịch nên rất dễ bị nấm hay vi khuẩn hay ký sinh trùng tấn công gây nhiễm trùng mà trong y học gọi là bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

bệnh Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa rất nhiều phụ nữ mắc phải

Căn bệnh này chủ yếu ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bệnh thường tiến triển một cách âm thầm và chỉ được phát hiện khi gây ra một số triệu chứng khó chịu như ngứa vùng kín, đau rát âm đạo khi quan hệ, ra nhiều khí hư bất thường.

Mặc dù không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa khác. Nghiêm trọng hơn, chị em có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như vô sinh, ung thư cổ tử cung.

Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung

Việc xác định chính xác thủ phạm gây viêm lộ tuyến cổ tử cung chính là một bước quan trọng giúp lựa chọn được phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến:

  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Bất kì sự thay đổi nào của hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể, dù là tăng hay giảm đều có thể gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho sức khỏe của phái đẹp. Sự mất cân bằng hormone khiến hàng rào bảo vệ niêm mạc âm đạo và vùng lộ tuyến cổ tử cung bị suy yếu. Đây chính là thời cơ thuận lợi cho virus, nấm, ký sinh trùng hay các tác nhân gây bệnh khác tấn công vào bên trong gây bệnh.
  • Do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể phát triển thứ phát sau khi mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chẳng hạn như bệnh lậu, Clamydia, nhiễm trùng Trichomoniasis, mụn rộp sinh dục (Herpes).
  • Vùng lộ tuyến bị kích thích hoặc chấn thương: Bao cao su, đồ chơi tình dục hay các thiết bị ngừa thai khác đều có thể khiến vùng lộ tuyến cổ tử cung bị kích thích, tạo ra phản ứng viêm tại chỗ. Ngoài ra hiện tượng nhiễm trùng cũng có thể xảy ra sau khi bộ phận này bị tổn thương sau một ca phẫu thuật phụ khoa hoặc do nạo phá thai nhiều lần.
  • Mất cân bằng pH âm đạo: Môi trường pH trong âm đạo có thể bị mất cân bằng do thói quen thụt rửa vào sâu bên trong thường xuyên, sử dụng thuốc tránh thai, corticoid, thuốc kháng sinh hay thuốc điều trị đái tháo đường kéo dài. Điều này thúc đẩy các vi sinh vật có hại phát triển tấn công vào lộ tuyến cổ tử cung gây nhiễm trùng.
  • Xạ trị ung thư: Những người đang được điều trị bệnh ung thư ở vùng chậu bằng phương pháp xạ trị có nguy cơ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung cao do bị tia xạ làm tổn thương.
  • Vệ sinh “cô bé” không đúng cách: Vùng kín không được chú trọng vệ sinh thường xuyên, lau chùi từ sau ra trước khi đi ngoài hoặc lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ quá mức đều tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh tấn công vào bên trong gây nhiễm trùng lộ tuyến cổ tử cung và nhiều căn bệnh phụ khoa khác.
  • Sinh đẻ nhiều lần: Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần khiến các tế bào tuyến ở cổ tử cung bị tổn thương, viêm nhiễm. Nghiên cứu cho thấy, những người đã trải qua 2 lần sinh đẻ trở nên bằng phương pháp sinh thường có tỷ lệ mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cao hơn những đối tượng khác.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên, một người phụ nữ sẽ có nguy cơ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung cao hơn nếu có liên quan đến các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi mà không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn
  • Có nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục với cường độ cao, tần suất dày đặc
  • Từng bị viêm lộ tuyến cổ tử cung trước đây

Dấu hiệu nhận biết viêm lộ tuyến cổ tử cung

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể phát triển âm thầm trong một thời gian trước khi gây ra các triệu chứng bên ngoài. Chị em có thể gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Vùng kín ra nhiều huyết trắng: Khí hư thường có màu trắng đục, vàng hoặc xanh, bết dính, bên trong nổi nhiều bọt khí và có mùi hôi. Nhiễm trùng càng nặng thì huyết trắng càng tiết ra nhiều. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể được bắt gặp trong nhiều bệnh lý khác như viêm vùng chậu, viêm âm đạo… Cần thận trọng theo dõi thêm các biểu hiện khác để chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Đau tức bụng dưới: Nếu có hiện tượng đau tức ở vùng bụng dưới mà không trong kỳ kinh thì khả năng bị viêm lột tuyến cổ tử cung là rất cao. Cơn đau có thể chỉ xuất hiện âm ỉ thoáng qua. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị đau bụng dữ dội kéo dài, cơn đau lan sang cả vùng chậu. Điều này còn tùy thuộc vào mức độ viêm của vùng lộ tuyến cổ tử cung.
dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đau bụng dưới là triệu chứng bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gặp
  • Quan hệ tình dục thấy đau và chảy máu vùng kín: Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung này thường xuất hiện trong giai đoạn nặng. Bề mặt tổn thương bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến viêm loét. Chỉ cần quan hệ tình dục quá mạnh cũng có thể gây đau. Những tư thế quan hệ sâu cũng khiến dương vật cọ sát và khu vực bị bệnh dẫn đến chảy máu.
  • Ngứa vùng kín: Khi bị bệnh, khí hư tiết ra nhiều mang theo cả mầm bệnh khiến vùng kín bị ẩm ướt, ngứa ngáy. Cơn ngứa xảy ra cả ban ngày lẫn ban đêm gây cảm giác vô cùng khó chịu.
  • Các bất thường trong tiểu tiện: Bàng quang và cổ tử cung có vị trí nằm rất gần nhau. Chính vì vậy, vi khuẩn và nấm có thể lây lan qua bàng quang khiến cơ quan này bị kích ứng. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường như: Đau rát khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu bí, hay mót tiểu…
  • Khó mang thai: Ở những phụ nữ bị viêm lộ tuyến tử cung, chất nhầy tiết ra nhiều làm bít kín đường đi của trứng vào trong tử cung. Ngoài ra, mầm bệnh cũng tấn công vào tinh trùng khiến cho các chú tinh binh bị suy yếu, từ đó dẫn đến khó khăn cho việc mang thai. Nếu chị em không áp dụng bất cứ biện pháp ngừa thai nào trong một thời gian mà vẫn chưa có con thì nên thận trọng với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Ngoài các dấu hiệu chung ở trên, tùy theo giai đoạn mắc phải mà bệnh sẽ có những đặc điểm riêng.

Các giai đoạn của bệnh viêm lộ tuyến tử cung

Đi từ mức độ nhẹ đến nặng, bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia làm 3 giai đoạn phát triển:

– Giai đoạn 1: 

Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh. Lúc này, bệnh mới khởi phát nên có thể có hoặc chưa bộc lộ triệu chứng ra bê nên rất khó phát hiện. Các đặc điểm nhận diện bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung trong giai đoạn 1 bao gồm:

  • Vùng lộ tuyến bị viêm dưới 5cm ( tương đương với khoảng 1/3 tổng diện tích của cổ tử cung).
  • Tăng tiết khí hư bất thường ở vùng kín. Khí hư có mùi hôi màu trắng đục hoặc vàng nhạt.
  • Ngứa ngáy râm ran bên ngoài vùng kín
  • Hay mót tiểu, có cảm giác rát âm hộ khi đi tiểu

– Giai đoạn 2: 

Khi không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung sẽ phát triển nặng thêm nên gây ra nhiều biểu hiện rõ ràng hơn ở bên ngoài. Các triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung giai đoạn 2 bao gồm:

  • Khu vực bị viêm chiếm từ 1/3 – 2/3 tổng diện tích cổ tử cung
  • Huyết trắng ra nhiều, đặc quánh, màu vàng như mủ và có mùi hôi tanh khó chịu
  • Âm đạo ngứa ngáy nhiều hơn
  • Bụng dưới bị đau âm ỉ hoặc dữ dội
  • Đau khi quan hệ tình dục
các giai đoạn của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung được chia làm 3 giai đoạn phát triển

– Giai đoạn 3:

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung đã bước vào giai đoạn nặng nhất với các đặc điểm như sau:

  • Diện tích vùng lộ tuyến bị viêm chiếm nhiều hơn 2/3 hoặc thậm chí là toàn bộ diện tích cổ tử cung.
  • Khám âm đạo thấy khu vực tổn thương sưng to, phù nề, bề mặt xuất hiện nhiều vết loét đỏ, sần sùi.
  • Lượng khí hư ra nhiều, màu vàng hoặc xanh và lẫn cả máu với mủ.
  • Đau bụng dữ dội, cơn đau có thể ảnh hưởng cả đến hai bên vùng chậu và eo.

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu được phát hiện ở các giai đoạn sớm có thể nhanh chóng được điều trị khỏi mà không gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, ở mức độ nghiêm trọng bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày và tác động tiêu cực đến tâm lý của chị em. Không chỉ có vậy, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng như:

  • Vô sinh: Nhiễm trùng gây hình thành sẹo và làm thu hẹp cổ tử cung khiến tinh trùng rất khó di chuyển vào bên trong để thụ tinh với trứng. Điều này làm giảm khả năng thụ thai và có thể khiến người bệnh bị vô sinh.
  • Gây ra các bệnh phụ khoa khác: Nếu không được điều trị tốt, nhiễm trùng có thể lây lan từ vùng lộ tuyến cổ tử cung đến các cơ quan lân cận như tử cung, vòi trứng, bàng quang, đường tiết niệu khiến cho các bộ phận này bị viêm.
  • Mang thai ngoài dạ con, sảy thai: Phụ nữ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có nguy cơ bị mang thai ngoài dạ con cao hơn. Các trường hợp bị bệnh trong thời gian mang thai cũng có thể bị sảy thai, sinh non.
  • Ung thư cổ tử cung: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Biến chứng này thường xảy ra ở những người bị bệnh lâu năm hoặc vùng lộ tuyến cổ tử cung bị nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần.

Các triệu chứng bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung đều khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy khi phát hiện bản thân có những triệu chứng tương tự ở trên, chị em nên nên nhanh chóng tìm đến các phòng khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Phương pháp chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung

Các kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng:

Bác sĩ ghi nhận các triệu chứng người bệnh đang gặp phải và đưa ra một số câu hỏi có liên quan, chẳng hạn như thời gian xuất hiện các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của chúng…

Ngoài ra, chị em cũng có thể được yêu cầu cung cấp một số thông tin về tiền sử mắc bệnh phụ khoa, bệnh tật và các loại thuốc đang được sử dụng hay biện pháp ngừa thai… Những thông tin này có thể là căn cứ để xác định nguyên nhân gây bệnh.

  • Soi cổ tử cung:

Dụng cụ mỏ vịt được đưa vào trong để mở rộng âm đạo. Sau đó bác sĩ sử dụng đèn và kính lúp kiểm tra bên trong nhằm tìm kiếm dấu hiệu viêm ở âm đạo và vùng lột tuyến cổ tử cung.

chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung
Soi cổ tử cung là một trong những kỹ thuật được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung
  • Xét nghiệm dịch huyết trắng:

Trong quá trình thăm khám phụ khoa, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tiết ở cổ tử cung để soi tươi hoặc đem nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh như nấm hay vi khuẩn…

  • Kiểm tra pH: 

Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đưa que hoặc giấy thử pH vào trong thành âm đạo để đánh giá được môi trường pH trong âm đạo. Sự gia tăng của nồng độ pH có thể là dấu hiệu cho thấy nguyên nhân gậy bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có liên quan đến vi khuẩn hoặc trichomonas.

  • Xét nghiệm Pap, sinh thiết: 

Mẫu tế bào được lấy ở cổ tử cung sẽ được đem đi làm xét nghiệm hoặc kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm vi khuẩn HPV và các tế bào ung thư. Kết quả sẽ giúp chẩn đoán phân biệt bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung với bệnh ung thư cổ tử cung.

Cách điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc áp dụng các thủ thuật diệt tuyến.

Cụ thể, những sự lựa chọn trong điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bao gồm:

1. Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc

Người bệnh có thể được chỉ định các thuốc kháng sinh, chống nấm theo đường uống hoặc thuốc đặt âm đạo.

# Thuốc trị viêm lộ tuyến cổ tử cung đường uống:

– Thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp bị bệnh do nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng Trichomonas. Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Metronidazol, Ceftriaxon, hay Cephalosporin.

Trong đợt đầu điều trị, bác sĩ có thể chỉ định thuốc trong vòng từ 5 – 7 ngày. Sau đó bệnh nhân cần tái khám lại để đánh giá được kết quả và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

– Thuốc chống nấm:

Bao gồm các loại thuốc kháng nấm thuộc nhóm triazol và azole. Các thuốc này thường được chỉ định cho trường hợp bị viêm lộ tuyến cổ tử cung do nhiễm nấm nghiêm trọng.

Thuốc có tác dụng toàn thân nên có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Đau bụng
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Giảm tiểu cầu
  • Rối loạn vị giác
  • Buồn nôn
  • Tăng men gan…
Thuốc chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống nấm

# Thuốc đặt chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung

Các thuốc đặt phụ khoa có tác dụng tại chỗ nên ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc uống. Được chỉ định phổ biến nhất là:

  • Colposeptine: Thuốc có tác dụng diệt khuẩn, ổn định nồng độ pH. Bệnh nhân được khuyến cáo đặt 1 viên mỗi tối trước khi đi ngủ trong thời gian điều trị không quá 2 tuần.
  • Promestriene: Thuốc chứa thành phần kháng sinh giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm. Liều dùng là mỗi ngày 1 viên trong 20 ngày liên tục.
  • Fluomizin: Thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gram -, gam + và các loại vi nấm gây bệnh. Bệnh nhân có thể đặt thuốc mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Natizio: Loại thuốc này được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị viêm lộ tuyến cổ tử cung do nhiễm nấm Candida hoặc trùng roi Trichomonas. Liều dùng thông thường được khuyến cáo 1- 2 lần mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh. Phụ nữ mang thai và cho con bú không được sử dụng.

2. Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp diệt tuyến

Trường hợp bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nặng, bệnh thường xuyên tái phát hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị sẽ được chỉ định các phương pháp diệt tuyến như:

  • Đốt điện:

Đây là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng nhiệt của điện để tiêu diệt các tế bào bị tổn thương ở vùng lộ tuyến cổ tử cung và sau đó đưa chúng ra ngoài.

Sau khi đốt điện, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng dưới, mất máu nhiều, để lại sẹo ở cổ tử cung hoặc tái nhiễm trùng do chăm sóc vết thương không tốt… Chị em cần chú ý theo dõi sức khỏe sau điều trị, nếu có vấn đề gì bất thường nên thông báo cho bác sĩ ngay.

  • Đốt laser:

Bác sĩ điều chỉnh tia laser có cường độ thích hợp chiếu vào khu vực tổn thương để đốt bỏ vùng lộ tuyến bị viêm, cải thiện các triệu chứng bệnh. Cũng như phương pháp đốt điện, điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng cách đốt laser cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đau bụng âm ỉ, tiết dịch hôi, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, để lại sẹo hoặc bị viêm cổ tử cung sau điều trị.

đốt laser điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Phương pháp đốt laser được chỉ định để điều trị cho những trường hợp bị viêm lộ tuyến cổ tử cung nặng
  • Áp lạnh:

Với phương pháp này, bác sĩ dùng một dụng cụ y tế bằng kim loại chưa khí nito lỏng áp sát vào khu vực lộ tuyến để làm đông cứng và tiêu diệt các tế bào bị tổn thương.

Các thủ thuật chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung ở trên đòi hỏi phải được thực hiện đúng kỹ thuật để hạn chế phát sinh những rủi ro ngoài ý muốn. Bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở chuyên khoa uy tín để điều trị nhằm đảm bảo an toàn.

Cách phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung

Ngay cả khi đã được điều trị khỏi, bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cũng rất dễ tái phát trở lại. Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh, chị em cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh khu vực này bằng nước ấm. Tránh sử dụng xà phòng chứa chất tẩy để rửa vùng kín hoặc lạm dụng nước rửa phụ khoa quá mức. Chỉ nên sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH từ 3.8 – 4.2% trong những ngày hành kinh hoặc giữa chu kỳ khi huyết trắng ra nhiều.
  • Không thụt rửa vào sâu trong âm đạo
  • Tránh để vùng kín bị ẩm ướt. Sau khi tắm rửa xong chị em nên lau khô khi vực này trước khi mặc đồ.
  • Mặc quần rộng rãi, đặc biệt là quần lót cần mặc loại có kích cỡ phù hợp và có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tránh quan hệ với đối tượng nghi ngờ bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên trong những ngày hành kinh
  • Có thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc
  • Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng của cơ thể
  • Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường rau xanh và trái cây trong bữa ăn giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể với vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

bệnh phụ khoa thường gặp

“Điểm mặt” 10 bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ và cách xử lý

Bệnh phụ khoa là tên gọi chung cho các vấn đề bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục của phụ nữ. Đây cũng chính là nỗi ám ảnh...

Ra khí hư có lẫn máu là bị gì? Có nguy hiểm không?

Ra khí hư có lẫn máu là bị gì? Có nguy hiểm không?

Tình trạng ra khí hư có lẫn máu có thể là dấu hiệu của những rối loạn nội tiết vô hại. Tuy nhiên nếu triệu chứng này xuất hiện kèm...

Hướng dẫn cách đăt thuốc vào âm đạo đúng và an toàn [Bác sĩ tư vấn]

Hướng dẫn cách đặt thuốc vào âm đạo đúng và an toàn [Bác sĩ tư vấn]

Điều trị bệnh phụ khoa bằng cách đặt thuốc vào âm đạo mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thế nhưng một số chị em thực hiện đặt thuốc lần đầu...

Ngứa vùng kín (âm đạo): Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần áo bó sát, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài là những nguyên nhân gây ngứa vùng kín thường gặp. Tuy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn