Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị

Các kháng sinh chữa viêm đường tiết niệu và điều cần biết

5 bệnh viện khám viêm đường tiết niệu tốt nhất Hà Nội

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Mẹo chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô và lưu ý

Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Mất bao lâu?

5 Địa chỉ khám viêm đường tiết niệu tốt nhất tại TPHCM

Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không? Cách phòng ngừa

Viêm đường tiết niệu gây nhiễm trùng một số cơ quan như niệu quản, bàng quang, niệu đạo, thận,… Vậy bệnh viêm đường tiết niệu có lây không? Câu trả lời sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết sau đây.

viêm đường tiết niệu có lây không
Bệnh viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể.

Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không?

Hiện nay, tỉ lệ các bệnh nhân mắc bệnh viêm đường tiết niệu ngày càng tăng nhanh khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nhiễm là do vi khuẩn gây nên, phổ biến nhất là E.coli. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể do một số loại vi sinh vật khác gây nên như Proteus mirabilis, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus,…

Với căn bệnh viêm đường tiết niệu, người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Vì đây là lý có khả năng lây lan qua một số con đường riêng nên bệnh nhân không được chủ quan. Tình trạng nhiễm trùng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến buồng trứng, vòi trứng, vô sinh, hiếm muộn, sinh non,…

Viêm đường tiết niệu không phải là bệnh lây lan qua đường tình dục nhưng có thể lây lan sang người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn. Thông thường, quan hệ qua đường hậu môn có khả năng lây lan dễ nhất. Đây là tư thế tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào đường tiết niệu và gây bệnh.

Bên cạnh đó, viêm đường tiết niệu sẽ không lây từ người sang người do sử dụng chung hoặc tiếp xúc với bề mặt bệ bồn cầu. Nhiều người cho rằng, vi khuẩn có thể truyền từ bệ bồn cầu sang mông, đùi rồi lan sang bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, thực tế, điều này rất khó diễn ra. Do đó, bạn có thể an tâm khi tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân mắc bệnh viêm đường tiết niệu.

Con đường lây lan của bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu không phải là căn bệnh có mức độ lây nhiễm cao nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm. Căn cứ vào nguyên nhân, vị trí viêm nhiễm, bác sĩ sẽ xác định mức độ lây nhiễm. Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây lan bệnh chủ yếu nhất. Do đó, người bệnh cần phải thận trọng.

viêm đường tiết niệu có lây không
Bệnh viêm đường tiết niệu chủ yếu lây lan do quan hệ tình dục không an toàn.

Khi quan hệ tình dục, các loại vi khuẩn ở vùng hậu môn sẽ nhanh chóng di chuyển vào dương vật hoặc cửa âm đạo của đối tác để gây bệnh. Đặc biệt, các hoạt động tình dục sẽ càng khiến cho các loại vi khuẩn dễ dàng tiến sâu vào bên trong đường tiết niệu làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng đau đớn.

Ngoài ra, quan hệ tình dục còn khiến cho nước tiểu bị ứ đọng ở bàng quang hoặc ống dẫn nước tiểu. Tình trạng này kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn nhanh chóng phát triển. Nếu quan hệ bằng miệng còn tạo điều kiện để vi khuẩn lây lan sang khoang miệng gây nhiễm trùng thứ cấp.

Một số rủi ro khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu vẫn quan hệ tình dục như sau:

  • Gây đau đớn và khiến các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng
  • Nguy cơ lây nhiễm sang người bạn đời cao
  • Làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn mới
  • Tổn thương cơ quan sinh dục và hệ bài tiết

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu lây lan trong cơ thể

Các nghiên cứu đã chỉ ra có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh viêm đường tiết niệu lây lan trong cơ thể. Trong đó, quan hệ tình dục là nguyên nhân chính khiến tình trạng nhiễm khuẩn nhanh chóng lan rộng sang các cơ quan xung quanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Điều này có thể giải thích như sau:

viêm đường tiết niệu có lây không
Vi khuẩn xâm nhập là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu.

+ Hoạt động tình dục vô tình đẩy các loại vi khuẩn tồn tại ở âm đạo, âm hộ xâm nhập ngược trở lại khu vực niệu đạo. Điều này dẫn đến viêm nhiễm đường nước tiểu sau khi quan hệ tình dục.

+ Trong quá trình quan hệ, nhiều người buồn tiểu nhưng đang thăng hoa cảm xúc nên sẵn sàng “nhịn”. Điều này làm cho nước tiểu nhanh chóng đọng ở ống dẫn tiểu, bàng quang. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ dàng phát triển, sinh sôi và lây nhiễm bệnh.

+ Vi khuẩn ở niệu quản nhưng khi hoạt động tình dục sẽ nhanh chóng được đẩy lên bàng quang. Tình trạng này sẽ làm nhiễm trùng bàng quang.

+ Đặt vòng tránh thai cũng là nguyên nhân khiến cho đường niệu đạo nhanh chóng bị áp lực do quan hệ tình dục. Điều này sẽ gây tổn thương niệu đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng hơn.

Nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng như đau rát bộ phận sinh dục, tiểu rắt, tiểu buốt, căng tức bụng dưới, nước tiểu có màu đục,… bạn cần kiêng quan hệ. Bên cạnh đó, hãy nhanh chóng tiến hành thăm khám sớm. Tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản và dễ khiến người bệnh bị vô sinh. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn tình, nếu có dấu hiệu mắc bệnh tốt nhất bạn nên hạn chế quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý một số biện pháp sau để phòng ngừa mắc bệnh.

viêm đường tiết niệu có lây không
Uống nhiều nước giúp phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Nếu buồn tiểu, bạn cần phải đi tiểu ngay, không được nhịn tiểu. Nước tiểu sẽ đào thải vi khuẩn ra bên ngoài, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và biến chứng phức tạp.
  • Trước và sau khi quan hệ tình dục, bạn cần phải đi tiểu để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, giúp bàng quang tránh bị căng tức, khó chịu.
  • Quan hệ xong, bạn cần vệ sinh bộ phận sinh dục để ngăn ngừa vi khuẩn di chuyển từ hậu môn đến lỗ niệu đạo, tránh nhiễm trùng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giặt quần áo thường xuyên và phơi đồ ngoài nắng.
  • Giữ vệ sinh chăn màn, phòng ở sạch sẽ, thoáng mát, tránh nhiễm bẩn
  • Tuyệt đối không được quan hệ tình dục bằng miệng vì dễ gây viêm nhiễm
  • Quan hệ tình dục an toàn, có sử dụng biện pháp bảo vệ
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
  • Uống đủ nước, bổ sung nước ép trái cây, sữa chua, thực phẩm giàu vitamin để cải thiện tình trạng vi khuẩn tồn tại ở đường tiết niệu.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
  • Tránh lo lắng, căng thẳng quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ nếu chẳng may mắc bệnh

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Viêm đường tiết niệu khiến niệu đạo bị nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu rất thường hay gặp phải ở phụ nữ. Căn bệnh này khá nguy hiểm, có thể khiến người bệnh đứng trước nguy cơ bị vô sinh, sinh non, thai nhi nhẹ cân,… Bạn nên sớm đến bệnh viện thăm khám, kiểm tra nếu nhận thấy bản thân có một số dấu hiệu sau đây:

viêm đường tiết niệu có lây không
Bệnh nhân nên sớm thăm khám nếu có dấu hiệu mắc bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Chảy máu, ngứa rát khi đi tiểu
  • Đau vùng bụng và lưng dữ dội
  • Âm đạo hoặc dương vật có dịch tiết bất thường
  • Rối loạn tiểu tiện, nước tiểu có màu vàng
  • Niệu đạo sưng đỏ
  • Lỗ sáo chảy mủ
  • Ngứa rát vùng kín
  • Đau khi quan hệ
  • Nước tiểu ít, tiểu buốt, tiểu rắt
  • Buồn nôn, nôn, ớn lạnh
  • Sốt, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chóng mặt

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm đường tiết niệu có lây không? Đây là căn bệnh có thể chữa trị khỏi nên người bệnh không nên sớm điều trị, tránh các biến chứng phức tạp có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bạn không nên tự ý mua thuốc uống khiến bệnh không khỏi mà chuyển biến nặng hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cùng chuyên mục

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì mau khỏi?

Bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh khỏi nhất?

Viêm đường tiết niệu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó cần phải điều trị sớm. Vậy bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì nhanh...

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả nhanh

12 Cách Chữa Viêm Đường Tiết Niệu Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Bài thuốc từ râu ngô, tỏi, cỏ đuôi ngựa, bồ công anh… là những cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà được nhiều người áp dụng. Vậy các bài...

viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai phải làm sao?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra phổ biến khi mang thai. Mẹ bầu cần sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp để kiểm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn