Bị viêm da tiếp xúc với côn trùng và hướng xử lý

Viêm da tiếp xúc: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị an toàn

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín và cách xử lý

Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì để tránh nặng thêm?

Bị viêm da tiếp xúc nên bôi hay uống thuốc gì?

Bị viêm da dị ứng tiếp xúc bao lâu thì khỏi ?

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách phòng và trị bệnh an toàn

Bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không? Chữa khỏi không?

Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì để tránh nặng thêm?

Khi bị viêm da tiếp xúc, bạn cần hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, gia vị, thịt đỏ và một số loại hải sản. Các loại thực phẩm này có thể kích thích phản ứng viêm khiến tổn thương da trở nên nghiêm trọng, gây ngứa rát và làm chậm quá trình hồi phục.

viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì
Người bị viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì?

Người bị viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì?

Viêm da tiếp xúc thường xảy ra sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc kích ứng. Thương tổn do bệnh lý này gây ra thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ, mức độ nhẹ và thuyên giảm nhanh sau khi chăm sóc, điều trị đúng cách.

Tuy nhiên bên cạnh việc sử dụng thuốc, vệ sinh và bảo vệ da, bạn cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Theo các chuyên gia Da liễu, bổ sung các thực phẩm lành mạnh có thể thúc đẩy tốc độ hồi phục của da, giảm tình trạng sưng viêm và đau nhức.

Trong khi đó dung nạp các thực phẩm không thích hợp có thể kích thích phản ứng viêm, gây đau nhức và để lại sẹo thâm ở vùng da tổn thương. Hơn nữa một số thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này còn có thể khiến triệu chứng chậm lành, kéo dài dai dẳng và tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Vì vậy trong thời gian điều trị bạn nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau:

1. Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, cừu, thịt dê,… có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho cơ bắp và sức khỏe. Tuy nhiên khi bị viêm da tiếp xúc, bạn nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Phần lớn các loại thịt đỏ đều chứa sắc tố gây tối màu da và dễ để lại thâm sẹo. Bên cạnh đó, một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với hàm lượng protein dồi dào có trong thịt và kích thích triệu chứng ngứa ngáy ở vùng da tổn thương.

viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì
Thịt đỏ có chứa sắc tố gây tối màu da và có thể gây dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm

Vì vậy bạn nên tránh ăn các loại thịt đỏ trong thời gian mắc bệnh. Thay vào đó có thể bổ sung các loại thịt có hàm lượng protein thấp hơn như cá, thịt gà và thịt lợn.

2. Hải sản

Hải sản là nhóm thực phẩm có nguy cơ dị ứng cao. Do đó bạn cần kiêng cử nhóm thực phẩm này trong thời gian điều trị các bệnh da liễu nói chung và viêm da tiếp xúc nói riêng.

Bổ sung hải sản vào chế ăn không chỉ làm nghiêm trọng các triệu chứng của bệnh mà còn có thể kích thích phản ứng dị ứng và làm bùng phát một số biểu hiện như nổi mày đay, phát ban, mẩn ngứa, nôn mửa, ngứa cổ họng, thở khò khè, đau bụng, tiêu chảy,…

viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì
Hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng nên cần hạn chế trong thời gian điều trị

Ngoài ra một số thành phần dinh dưỡng trong hải sản còn làm tăng độ nhạy cảm của da khiến tổn thương chậm lành, ngứa ngáy và có nguy cơ để lại sẹo.

3. Thực phẩm chứa nhiều gia vị

Theo các chuyên gia Da liễu, các loại gia vị như muối, đường, bột ngọt, tiêu và ớt có thể khiến triệu chứng ngứa trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó bổ sung thực phẩm chứa nhiều gia vị còn làm tăng huyết áp/ đường huyết và gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương da.

Ngoài ra nhóm thực phẩm này có thể làm suy giảm sức đề kháng của da và tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch. Đây là điều kiện thuận lợi để các tác nhân có hại xâm nhập và kích thích triệu chứng của viêm da tiếp xúc bùng phát mạnh.

4. Rau muống

Rau muống có thể gây sẹo lồi ở các vết thương hở. Vì vậy người bị viêm da tiếp xúc nên hạn chế bổ sung thực phẩm này trong thời gian điều trị.

Theo lý giải của các chuyên gia, thành phần Madecassol trong rau muống có thể kích thích sản sinh collagen và tăng biểu mô ở vùng da tổn thương, dẫn đến tình trạng hình thành sẹo lồi.

5. Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn làm gián đoạn quá trình điều trị bệnh viêm da tiếp xúc và một số vấn đề da liễu khác. Các chất béo bão hòa trong nhóm thực phẩm này có thể kích thích phản ứng viêm tại vùng da tổn thương, làm tăng mức độ sưng viêm và đau rát.

viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì
Chất béo bão hòa trong thức ăn có thể kích thích phản ứng viêm, gây sưng đỏ và nóng rát da

Hơn nữa các axit béo bão hòa trong nhóm thực phẩm này còn gây ức chế quá trình phục hồi khiến da bị lở loét lâu ngày, chậm lành và dễ nhiễm trùng. Vì vậy trong thời gian chữa bệnh, bạn cần hạn chế các thực phẩm như thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, mỡ động vật,…

Ngoài ra trong thời gian điều trị viêm da tiếp xúc, bạn nên hạn chế hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, cà phê và trà đặc. Caffeine, cồn, ethanol,… trong khói thuốc và các thức uống kể trên có thể khiến da bị thâm sạm, chậm lành và ngứa ngáy dữ dội.

Các thực phẩm tốt cho người bị viêm da tiếp xúc

Bên cạnh các loại thực phẩm cần kiêng cử, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm lành mạnh nhằm thúc đẩy quá trình điều trị, kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ phục hồi vùng da tổn thương.

viêm da tiếp xúc nên kiêng ăn gì
Nên bổ sung rau xanh và trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể và phục hồi tế bào da tổn thương

Một số thực phẩm người bị viêm da tiếp xúc nên bổ sung:

  • Rau xanh và trái cây: Khoáng chất và vitamin trong rau xanh và trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, tái tạo các mô da tổn thương và cải thiện một số triệu chứng như ngứa ngáy, sưng viêm và nóng rát.
  • Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều Omega 3 và các thành phần dinh dưỡng tốt cho da. Omega 3 giúp tăng sinh collagen và thúc đẩy tốc độ phục hồi tế bào da tổn thương. Ngoài ra thành phần này còn ức chế hiện tượng viêm sưng và làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng nóng.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là khoáng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất và phục hồi tổn thương da. Bên cạnh đó thành phần này còn có tác dụng sát trùng, ức chế vi khuẩn và bảo vệ da khỏi các tác nhân có hại.

Bên cạnh đó bạn cần uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày nhằm duy trì độ ẩm cho da, giảm tình trạng khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy khó chịu.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng và ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị?”. Bên cạnh việc thiết lập chế độ ăn hợp lý, bạn nên phối hợp với biện pháp chăm sóc và sử dụng thuốc để đẩy nhanh tốc độ hồi phục và điều trị bệnh triệt để.

Tham khảo thêm: Bị viêm da tiếp xúc với côn trùng và hướng xử lý

Cùng chuyên mục

Bị viêm da dị ứng tiếp xúc bao lâu thì khỏi ?

Theo thống kê, phần lớn các trường hợp bị viêm da dị ứng tiếp xúc có thể thuyên giảm chỉ sau 1 - 4 tuần. Tuy nhiên thời gian điều...

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Cách phòng và trị bệnh an toàn

Viêm da tiếp xúc ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến. Bệnh có mức độ nhẹ và hầu hết chỉ gây các triệu chứng tại chỗ như phát...

Bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không? Chữa khỏi không?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm xảy ra khi vùng da tổn thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Tình trạng này không chỉ gây thương tổn...

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín và cách xử lý

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín thường xảy ra do ma sát với quần lót, kích ứng với dung dịch vệ sinh, côn trùng cắn hoặc do dị ứng...

Viêm da tiếp xúc: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị an toàn

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng/ kích ứng. Bệnh thường gây ra tổn thương da có dạng...

Bị viêm da tiếp xúc với côn trùng và hướng xử lý

Viêm da do tiếp xúc với côn trùng thường xảy ra sau khi tiếp xúc với dịch tiết hoặc bị côn trùng cắn. Bệnh lý này chủ yếu gây tổn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn