Danh sách bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi bạn nên biết

Top 6 Kem bôi trị viêm da cơ địa của Nhật tốt nhất

Công dụng chữa viêm da cơ địa của muối sẽ khiến bạn bất ngờ

Chi tiết cách chữa viêm da cơ địa bằng lá kinh giới cực đơn giản

Viêm da cơ địa mãn tính có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào?

Mẹo Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Ổi Tại Nhà Không Phải Ai Cũng Biết

Kem bôi da Thuần Mộc có công dụng gì? tốt không? Giá bao nhiêu?

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

Thử ngay cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô cực đơn giản

Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng dầu cám gạo bạn đã thử

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

Bệnh viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mãn tính rất dễ hay tái phát. Bệnh thường gây ra những tổn thương ở vùng nếp gấp, mặt, cổ tay, thậm chí là vùng kín. Vậy, bệnh viêm da cơ địa có di truyền không? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?

Bệnh viêm da cơ địa là một loại bệnh mãn tính gây viêm và tổn thương da khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát, gây ngứa khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào như mặt, chân, tay, bụng, lưng, kể cả vùng kín. Chúng thường có xu hướng kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát lại.

Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?
Các chuyên gia cho rằng bệnh viêm da cơ địa có thể di truyền khoảng từ 60 – 80%

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh viêm da cơ địa có mối liên quan đến di truyền học một cách mạnh mẽ. Tỷ lệ di truyền bệnh viêm da cơ địa ở mỗi đối tượng cũng sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Trường hợp bố và mẹ đều bị bệnh: Người con sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh khá cao, chiếm khoảng 80%.
  • Trường hợp chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh: Người con sinh ra sẽ có tỷ lệ mắc bệnh khoảng 50 – 60%.
  • Trường hợp trong gia đình từng có người mắc bệnh viêm da cơ địa nhưng không phải bố hoặc mẹ: Người con sinh ra với tỷ lê di truyền dưới 50%.
  • Trường hợp sinh đôi cùng trứng: Tỷ lệ mắc viêm da cơ địa sẽ cao hơn so với sinh đôi khác trứng, cụ thể lần lượt là 77% và 15%.

Ngoài ra, những người mắc bệnh vảy nến, hen suyễn, viêm mũi dị ứng cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa cao hơn người bình thường. Vì vậy những đối tượng này cần phải chăm sóc da và sức khỏe thật tốt để ngăn ngừa tình trạng viêm da cơ địa không xảy ra.

Như vậy, viêm da cơ địa là bệnh xuất hiện do gen chuyên biệt. Đây là bệnh lý di truyền phức tạp, có sự tương tác giữa gen – gen cùng với gen – môi trường đều có những tác động và vai trò sinh học của bệnh. Do đó, bệnh viêm da cơ địa có sự di truyền phụ thuộc vào 2 nhóm gen lớn:

  • Gen mã hóa dành cho các protein ở lớp thượng bì.
  • Gen mã hóa dành cho các protein có chức năng miễn dịch.

Trong đó, có sự đột biến gen mã hóa Filaggrin, một dạng protein có nhiệm vụ liên kết các sợi Keratin trong quá trình biệt hóa thượng bì và là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm da cơ địa.

Các nghiên cứu cho rằng, sự đột biến Filaggrin là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ di truyền viêm da cơ địa với tốc độ rất nhanh và có sự liên quan đến lgE – dạng viêm da cơ địa khởi phát sớm. Nếu mắc bệnh thì bệnh sẽ kéo dài tới tuổi trưởng thành và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như dị ứng, hen phế quản,…

Bên cạnh yếu tố di truyền, bệnh viêm da cơ địa cũng rất dễ tái phát khi gặp một số yếu tố nguy cơ như:

  • Môi trường ô nhiễm: Với tình trạng ô nhiễm môi trường, khí thải, khói bụi công nghiệp,… cũng rất dễ gây một số tổn thương lên da và hình thành tình trạng viêm da cơ địa.
  • Ánh nắng mặt trời: Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì lượng tia cực tím sẽ có khả năng xuyên sâu vào tế bào gây rối loạn cấu trúc da dẫn tới tình trạng viêm da.
  • Chất kích thích gây dị ứng: Tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, chất hóa học,… cũng là nguyên nhân gây tổn thương da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa.
  • Sử dụng nguồn nước bẩn: Thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn hoặc có chứa các hóa chất độc hại, vi khuẩn, nấm,… cũng rất dễ gây tổn thương da và dẫn tới viêm da.

Những lưu ý dành cho người bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa thường có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian ngắn và khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh thì người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây như sau:

1. Xây dựng chế đô dinh dưỡng phù hợp

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng quan trọng có trong rau, củ, quả, trái cây,… nhằm giúp phục hồi da, kích thích quá trình chữa lành tổn thương và nâng cao sức đề kháng cho da.
  • Tăng cường lượng nước mỗi ngày cho cơ thể từ 2 – 2,5 lít nhằm giúp cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng khô da và bảo vệ da hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế nước lọc bằng nước ép rau củ quả hoặc các loại trái cây tươi.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng cho da như: Rượu bia, thuốc lá, trứng, sữa, hải sản, các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn hay chứa nhiều chất bảo quản.

2. Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Thường xuyên giữ ẩm cho da, tránh không để da bị khô nứt hoặc bong tróc bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da vào thời điểm tiết trời hanh khô.
  • Bảo vệ da bằng cách tránh tiếp xúc với khói bụi, nguồn nước bẩn, hóa chất hoặc các dị nguyên dễ gây dị ứng (phấn hoa, lông chó mèo,…).
  • Nếu sử dụng sản phẩm chăm sóc da thì nên chọn mua sản phẩm phù hợp với làn da và phải có thành phần rõ ràng. Không lạm dụng mỹ phẩm quá mức, nhất là đối với làn da nhạy cảm.
  • Nên thay đổi các loại xà phòng hoặc sản phẩm tẩy rửa có chứa mùi hương và hóa chất bằng các loại sản phẩm dịu nhẹ, có chứa thành phần là các loại thảo dược thiên nhiên.
  • Không ngâm mình trong nước quá lâu và trong quá trình tắm nên điều chỉnh nhiệt độ để nước có sự vừa phải, phù hợp với làn da. Tránh tắm nước quá nóng vì sẽ khiến cho làn da dễ bị khô và mất ẩm, gây kích ứng bong tróc da.
  • Lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát và có chất liệu thấm hút mồ hôi để tránh tình trạng gây ngứa da.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học bằng cách không thức khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc. Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và hạn chế stress để tránh tình trạng trở nên nặng hơn.
  • Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh da mỗi ngày sẽ giúp cho da luôn sạch thoáng. Điều này sẽ giúp làm giảm sự sinh sôi và khả năng gây bệnh của các tác nhân gây hại.
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày bằng các bộ môn thể thao nhẹ nhàng nhằm nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi viêm nhiễm như: Đi bộ, thiền, yoga,…
  • Cần áp dụng phương pháp chữa viêm da cơ địa theo đúng liệu trình của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc vì sẽ khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị không rõ nguồn gốc hoặc các bài thuốc dân gian nếu không có chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu tự ý áp dụng sẽ khiến cho bệnh viêm da cơ địa trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?
Duy trì thói quen tập thể dục để nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả

Như vậy, có thể thấy bệnh viêm da cơ địa có tỷ lệ di truyền khoảng từ 60 – 80% và rất dễ biến chứng thành mãn tính và khó điều trị tận gốc. Do đó, nếu tình trạng bệnh lý đang ở mức độ khởi phát thì cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời và có được phác đồ điều trị phù hợp.

Cùng chuyên mục

Bổ sung lá tía tô vào món ăn

Thử ngay cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô cực đơn giản

Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô là cách điều trị đơn giản, an toàn và đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ bao đời...

Công dụng chữa viêm da cơ địa của dầu cám gạo

Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng dầu cám gạo bạn đã thử

Chữa viêm da cơ địa bằng dầu cám gạo là mẹo dân gian hữu dụng. Bởi vì, dầu cám gạo có chứa các thành phần thích hợp giúp ngăn chặn...

Uống nước lá trầu không thay cho nước uống hằng ngày cho đến khi khỏi bệnh

Lá trầu không chữa viêm da cơ địa có thực sự hiệu quả ?

Lá trầu không được nhiều người áp dụng trong việc chữa viêm da cơ địa. Trong trầu không có nhiều thành phần có nhiều chất chống oxy hóa, tác dụng...

Kem bôi da Thuần Mộc có công dụng gì? tốt không? Giá bao nhiêu?

Kem bôi da Thuần Mộc có tác dụng dùng cho người gặp các vấn đề về da như: nấm da, nấm kẽ, lang ben, á sừng, vảy nến, viêm da...

Vì sao nên chữa viêm da cơ địa bằng lá ổi?

Mẹo Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Ổi Tại Nhà Không Phải Ai Cũng Biết

Với thành phần hoạt chất đa dạng, lá ổi có khả năng giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn, sát trùng, chữa lành vết thương và tái tạo tế bào. Nắm...

Viêm da cơ địa mãn tính có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào?

Viêm da cơ địa mãn tính có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các chuyên gia Da liễu, bệnh lý này tương đối lành tính...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn