Dấu hiệu bệnh vảy nến da đầu nhẹ và cách điều trị

Cách phòng chống bệnh vảy nến tái phát hiệu quả

Bị vảy nến sinh dục, háng: Cách giảm khó chịu và điều trị

17 cách chữa bệnh vảy nến tại nhà hiệu quả, dễ áp dụng

Điều trị vảy nến bằng UVB và thông tin cần biết

Hành trình chiến thắng bệnh vảy nến 10 năm của người tài xế nghèo

Bị vảy nến toàn thân – Cách chăm sóc & giải pháp điều trị

Bệnh vảy nến có tự khỏi không hay bắt buộc phải trị?

Mẹo trị vảy nến bằng lá trầu không – ai nên dùng?

Thuốc sinh học điều trị vảy nến – Giải pháp mới và lưu ý

Vảy phấn hồng là bệnh gì, nguy hiểm không và cách chữa

Vảy phấn hồng là một ngoài da, thường xuất hiện nhiều ở trẻ em và lứa tuổi vị thành niên. Tuy không lây nhiễm nhưng các triệu chứng bệnh sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm sinh lý.

Vảy nến hồng là gì? Bệnh vảy nến hồng có lây không?
Vảy nến hồng là gì? Bệnh vảy nến hồng có lây không?

Vảy phấn hồng là bệnh gì?

Cũng là một bệnh ngoài da, vảy phấn hồng thường bắt đầu bằng các đốm hồng có hình bầu dục hoặc hình tròn. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng lưng, ngực, bụng, đùi, mặt trong cánh tay thường là những cơ quan dễ bị nhiễm. Sau đó, các đốm hồng này sẽ lan rộng ra khắp cơ thể nếu như không được điều trị.

Thông thường, mùa xuân và mùa thu là những thời gian dễ bị mắc bệnh nhất. Bất cứ ai cũng có thể bị vảy phấn hồng, nhưng trẻ em và trẻ vị thành niên là những đối tượng được cho mắc bệnh phổ biến nhất. Hầu hết, các triệu chứng sẽ tự khỏi trong khoảng thời gian từ 3 – 8 tuần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cần phải nhờ đến các biện pháp điều trị y tế.

Nguyên nhân gây bệnh

Giống như các dạng vảy nến khác, nguyên nhân gây bệnh vảy nến hồng vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng này. Trong đó, sự nhiễm trùng do virus, nhất là do một chủng virus Herpes gây ra được xem là yếu tố gây bệnh phổ biến nhất.

Triệu chứng

Với những người bị vảy phấn hồng, đặc điểm dễ thấy nhất đó chính là xuất hiện các thương tổn trên da. Những đốm hồng này thường có hình thoi, men theo viền hơi nhô lên. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị các biểu hiện khác như đốm hồng có hình tròn, ít vảy, sẩn lên. Các vùng da dễ bị bệnh là ngực, lưng, bụng, hai bên hông, thân mình, mặt trong của đùi, cánh tay… Thậm chí có những người, bệnh xuất hiện ở trên cả vùng mặt.

Vì cũng là một bệnh ngoài da, do đó các biểu hiện của vảy nến hồng cũng sẽ tương tự như những bệnh lý ngoài da khác như: Viêm da dầu, nấm da, nổi mề đay, vảy nến thể giọt, viêm da dầu do bị nhiễm liên cầu, giang mai giai đoạn 2… Vì thế, nếu muốn xác định đúng bệnh thì cần phải đi khám và được chẩn đoán kỹ lưỡng.

Vảy phấn hồng có lây không?

Theo các chuyên gia, vảy phấn hồng không lây nhiễm. Vì đây không phải là một bệnh truyền nhiễm. Do đó nếu còn băn khoăn vẩy phấn hồng có lây nhiễm không thì bệnh nhân hãy cứ yên tâm bởi chúng không có khả năng này.

Các biện pháp điều trị bệnh vảy phấn hồng

Điều trị vảy nến hồng gibert bằng các loại thuốc bôi ngoài
Điều trị vảy nến hồng gibert bằng các loại thuốc bôi ngoài

Đa số trường hợp, các triệu chứng bệnh vảy phấn hồng sẽ tự  khỏi trong khoảng thời gian từ 3 – 8 tuần mà không cần phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp điều trị sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Những loại thuốc có thể được dùng trong trường hợp này bao gồm:

  • Các loại thuốc chống virus như famciclovir, acyclovir, các loại kháng sinh như  erythromycin… Tác dụng của chúng là có thể rút ngắn thời gian bệnh được chữa khỏi xuống còn 1 – 2 tuần. Nếu bị ngứa nhiều, các loại thuốc chứa corticooid như Flucinar, Diprosone, Elomet… sẽ được chỉ định thêm.
  • Có thể dùng thêm các loại thuốc kháng histamin như Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine,  Diphenhydramine…
  • Những sản phẩm chứa hắc ín hoặc acid salicylic giúp làm bong bớt các vảy khô trên da.
  • Bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm cùng vói dung dịch Calamine. Đồng thời, nên luyện tập thể chất nhiều hơn giúp cơ thể khỏa mạnh. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý dành thời gian nghỉ ngơi nhiều cho bản thân.

Với những người đã xác định được nguyên gây bệnh thì được điều trị theo nguyên nhân. Nếu sau  3 tháng áp dụng các biện pháp điều trị mà không thấy các triệu chứng thuyên giảm, nên đi đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và tìm biện pháp khắc phục hiệu quả hơn.

Một vài lưu ý khi bị vảy phấn hồng

Để việc điều trị được diễn ra dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế bớt các diễn tiến của vảy phấn hồng, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp. Hạn chế sử dụng những thực phẩm dễ gây kích ứng như đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các chất kích thích. Đồng thời bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm kháng viêm.
  • Nếu có lịch thăm khám của bác sĩ, cần đi tái khám đúng hẹn. Điều này sẽ giúp bệnh nhân nắm được diễn tiến của bệnh, từ đó có các biện pháp khắc phục phù hợp.
  • Trường hợp được chỉ định dùng thuốc, hãy dùng theo đúng liều lượng và thời gian được quy định. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều. Bên cạnh đó, thông báo cho bác sĩ tất cả các thông tin về các loại thuốc mà mình đang dùng, kể cả vitamin và thảo dược.
  • Nên tắm bằng nước ấm với nhiệt độ vừa phải, nên dùng thêm các loại sữa tắm có chiết xuất từ bột yến mạch.
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm để cung cấp độ ẩm cho da. Tránh tình trạng bong tróc trên da.

Vẩy nến hồng tuy ít khi gây ra các biện chứng nghiêm trọng, nó cũng không có khả năng lây nhiễm. Nhưng chúng lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bệnh nhân. Do đó, tốt nhất là nên thăm khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.

Cùng chuyên mục

Viêm khớp vảy nến và các biện pháp điều trị

Viêm khớp vảy nến – Điều trị đúng, tránh biến chứng nguy hiểm

Viêm khớp vảy nến nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm khớp tiêu xương. Lâu dần, tình trạng này có thể phá hủy các xương ở...

Bị bệnh vảy nến có ngứa không, đặc điểm nhận biết?

Vảy nến là căn bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Vậy bị bệnh vảy nến có ngứa không? Với căn bệnh...

Bệnh vẩy nến thể mảng và các thông tin cần biết

Vảy nến thể mảng là gì? Đặc điểm và cách điều trị

Trong số các dạng của bệnh vảy nến, vảy nến thể mảng được xem là loại phổ biến nhất. Các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bệnh nhân vô cùng...

Hướng dẫn trị vảy nến bằng dầu dừa đúng cách

Phương pháp trị vảy nến bằng dầu dừa đã trở nên rất quen thuộc đối với nhiều người. Với những tác dụng vượt trội của dầu dừa, các triệu chứng...

Bệnh vảy nến có chữa dứt điểm được không, bằng cách nào?

Vảy nến là bệnh lý do sự rối loạn hệ thống miễn dịch cơ thể khiến làn da trở nên sần sùi, khô, bong tróc, ửng đỏ, ngứa ngáy,... Vậy...

Bệnh nhân vảy nến người Đức chia sẻ kinh nghiệm điều trị thành công

Tình cờ tìm kiếm thông tin về bài thuốc chữa vảy nến, ông Peuker Steffen biết đến Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc. Sau khi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn