Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Vắt sữa có tốt không? Nên cho bé bú mẹ hay bú bình tốt hơn?

Sau những tháng thai kỳ đầy khó khăn thì người mẹ lại chuyển tiếp qua giai đoạn nuôi dạy và chăm sóc trẻ. Việc này gây ra rất nhiều phiền phức và cũng không ít thắc mắc được đặt ra, nhất là về vấn đề “Vắt sữa có tốt không? Nên cho bé bú mẹ hay bú bình tốt hơn?” Đây là một trong những tình trạng gây nhiều tranh cãi nhất hiện nay, hãy tham khảo bài viết để có thể giải đáp một cách chính xác nhất.

Vắt sữa có tốt không?

Vắt sữa là một trong những việc làm phổ biến đối với hầu hết những bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu ở thời xưa, việc vắt sữa được thực hiện bằng tay thì ngày nay nó đã được thay thế bằng máy móc tiện lợi hơn. Nhưng nhìn chung thì bất cứ phương pháp vắt sữa nào cũng để lại nhiều lợi ích và những nhược điểm nhất định.

1. Vắt sữa mẹ là gì?

Vắt sữa mẹ là cách sử dụng dụng cụ hỗ trợ để có thể lấy nguồn sữa từ mẹ rồi cho bé bú bằng bình. Việc này thường được tiến hành khi người mẹ không thể cho bé bú hoặc mẹ đang mắc một số chứng bệnh có thể lây sang bé khi tiếp xúc gần. Ngoài ra, điều này còn được thực hiện đối với những trẻ còn non tháng và phải sống trong chế độ chăm sóc đặc biệt, do người mẹ quá bận rộn,…

Vắt sữa có tốt không?
Vắt sữa mẹ là cách sử dụng dụng cụ hỗ trợ để có thể lấy nguồn sữa từ mẹ rồi cho bé bú bằng bình.

Vắt sữa mẹ là giải pháp hữu hiệu khi người mẹ mắc phải một số vấn đề nào đó không thể cho bé bú, tuy nhiên vẫn muốn bé được cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất. Vắt sữa được thực hiện từ rất lâu, nếu như ngày xưa nó được tiến hành bằng tay thì ngày nay đã có máy móc thay thế hiệu quả.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy vắt sữa khác nhau và kiểu dáng cũng như kích cỡ rất đa dạng. Tuy nhiên, việc bạn có nên sử dụng máy vắt sữa hay không thì cần phải thông qua ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, khi sử dụng phải luôn đảm bảo rằng chúng luôn được tiệt trùng sạch sẽ nhất có thể.

Thông thường, khi có ý định vắt sữa, nhiều bà mẹ thường vắt bằng tay. Việc này đảm bảo được an toàn, dễ thực hiện và thoải mái hơn là việc sử dụng máy hút. Tuy nhiên, đối với cách làm nào cũng vậy, bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ và đảm bảo các dụng cụ phải được tiệt trùng thật cẩn thận.

2. Lợi ích của việc vắt sữa mẹ

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng an toàn và quý giá nhất dành cho trẻ trong những năm tháng phát triển đầu đời. Đây cũng chính là thức ăn tốt nhất dành cho dự phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần, là nền tảng để trẻ phát triển về trí não một cách tối ưu nhất. Do đó, nếu không đủ thời gian cho bé bú hoặc vì một số lý do khác thì bạn cũng có thể đảm bảo cho bé sử dụng thông qua việc vắt sữa.

Một số lợi ích khi các bà mẹ vắt sữa bao gồm:

  • Hạn chế tình trạng khó chịu: Nhiều bà mẹ sau sinh thường hay có cảm giác căng tức hoặc bị tắc ống sữa. Bên cạnh đó, việc cho bé bú đôi khi không thể sử dụng hết lượng sữa được tiết ra, lâu ngày ngực sẽ căng cứng và gây đau. Do đó, việc vắt sữa có thể làm giảm đi những khó chịu do tình trạng này gây ra.
  • Kích thích lượng sữa ra nhiều hơn: Theo các chuyên gia cho rằng, sữa mẹ thường được tạo ra dựa trên nguyên tắc cung cầu. Tức là khi bạn cho bé bú càng nhiều thì lượng sữa được tiết ra cũng sẽ nhiều hơn. Từ đó, có thể dễ hiểu rằng, việc này có thể kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ hơn để cung cấp cho trẻ. Nếu sữa bạn tiết ra quá ít hoặc bạn sinh đôi thì đây chính là giải pháp để đảm bảo các bé luôn có đủ nguồn sữa để sử dụng.
  • Không quá tốn kém: Việc vắt sữa cho trẻ sử dụng ngoài cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ thì còn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí để mua sữa ngoài, sữa công thức. Đồng thời, việc này cũng được tiến hành khá đơn giản và không cần phải lặp lại quá nhiều lần.
  • Cải thiện một số triệu chứng ở tuyến vú: Việc vắt sữa bằng tay thường xuyên sẽ có thể ngăn chặn được nguy cơ mắc phải 1 số tình trạng khó chịu như căng tức ngực rỉ sữa, tắc tia sữa, viêm tuyến vú,…

3. Nhược điểm khi vắt sữa mẹ

Bên cạnh những ưu điểm thì việc vắt sữa mẹ cũng có thể sẽ tồn tại một số mặt hạn chế mà bạn nên biết. Cụ thể, có thể kể đến một số khuyết điểm sau đây:

  • Bé có thể không nhận được chất dinh dưỡng hoàn toàn từ mẹ: Khi bú trực tiếp, người mẹ sẽ có khả năng tiết ra một số loại kháng thể để bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bé còn sẽ nhận được nguyên vẹn các chất dinh dưỡng từ người mẹ để phát triển một cách tốt nhất. Còn khi sữa đã vắt, trong quá trình bảo quản có thể sẽ làm mất đi một số chất dinh dưỡng và các kháng thể có lợi.
  • Có nguy cơ tổn thương vùng ngực: Sử dụng máy vắt sữa có thể gây ra tình trạng tổn thương hoặc làm hỏng vùng mô, núm vú. Ngoài ra, nếu bạn không sử dụng đúng cách thì điều này có thể gây ra tình trạng khó chịu và đau đớn dữ dội.
  • Gây tình trạng đau đớn khi thực hiện quá nhiều lần: Đây cũng là một trong những mặt hạn chế nhưng chỉ đối với máy vắt sữa. Việc hút một lượng sữa quá lớn có thể gây ra những tác động mạnh trong thời gian dài. Chính nguyên nhân này khiến cơ thể người mẹ giải phóng nhiều hormone và gây ra tình trạng sưng đau, căng sữa.
  • Không có thời gian gần gũi với bé: Việc vắt sữa và cho bé bú bằng bình có thể sẽ làm giảm sự tiếp xúc của bạn với bé. Do đó, hãy đảm bảo xen kẽ giữa việc cho bé bú bình và bú trực tiếp để giúp cho tình cảm giữa mẹ và bé được thắt chặt hơn.
  • Tốn nhiều thời gian để vệ sinh máy: Vấn đề này nằm ở việc sử dụng máy vắt sữa. Bạn phải mất rất nhiều thời gian để có thể làm sạch các bộ phận của máy, không những vậy, bạn còn phải chú ý đến việc vô trùng thật kỹ cho những dụng cụ này. Chưa kể đến việc sử dụng máy có thể sẽ là vật cản khiến cho đồ đạc khi mang đi chơi, du lịch nhiều và bất tiện hơn so với việc vắt sữa bằng tay.
  • Sữa mẹ có thể bị nhiễm khuẩn: Cho dù bạn có vệ sinh thật kỹ đến đâu thì các dụng cụ không ít hay nhiều cũng sẽ bị nhiễm khuẩn, đây có thể là nấm mốc hoặc vi khuẩn tích tụ. Từ đó, chúng sẽ có thể xâm nhập qua sữa và tấn công vào gây hại cho cơ thể của trẻ.

4. Hướng dẫn vắt sữa bằng tay đúng cách

Nếu bạn muốn thực hiện việc vắt sữa bằng tay thì có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây. Điều này sẽ đảm bảo các thao tác tiến hành đúng cách và khiến cho phần sữa tiết ra dồi dào hơn.

Vắt sữa có tốt không?
Hướng dẫn vắt sữa bằng tay đúng cách

Chuẩn bị:

  • Dụng cụ chứa sữa có thể dùng ly hoặc bình. Nên đảm bảo chúng được rửa thật kỹ và tốt nhất nên tráng sơ với nước sôi.
  • Nếu vắt sữa ra ly thì nên sử dụng thêm 1 chiếc thìa sạch để đút cho bé uống.
  • Nếu sử vắt để bảo quản thì nên chuẩn bị túi đựng sữa chuyên dụng (bảo quản trong ngăn đá hoặc tủ đông).

Thực hiện:

  • Rửa tay thật sạch, dùng khăn sạch và mềm vệ sinh vùng núm vú thật kỹ.
  • Bạn có thể ngồi hoặc đứng nhưng hãy đảm bảo đó là tư thế thoải mái nhất và đảm bảo khoảng cách từ vú đến ly (bình) là gần nhất.
  • Đặt ngón trỏ dưới bầu vú, ngón cái trên bầu vú, đảm bảo 2 ngón đối diện với nhau.
  • Nếu quầng vú bạn rộng thì đặt các ngón tay lùi vào bên trong quầng vú. Còn ngược lại thì bạn đặt lui ra ngoài, các ngón còn lại đặt ở dưới để đỡ phần ngực.
  • Giữ yên vị trí các ngón tay và ấn nhẹ nhàng (nếu là lần đầu tiên thì lúc này chỉ có vài giọt xuất hiện).
  • Từ từ thả nhẹ tay để giảm tạo lực rồi tiếp tục thực hiện.
  • Nếu sữa không chảy, bạn có thể thay đổi vị trí bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm đúng nơi (có thể massage 1 vài phút để kích thích tuyến sữa).
  • Khi vắt sữa nên tại một lực ấn nhất định, tránh để các ngón tay trượt theo da. Đồng thời nên tránh ép vào vùng núm vú hoặc kéo quá mạnh.
  • Chỉ nên thực hiện tối thiểu 3 – 5 phút mỗi bên. Nên để cho sữa chảy hết thì mới tiếp tục với bên còn lại.

***Lưu ý bảo quản

Sau khi vắt sữa mẹ bạn nên bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh. Thời gian bảo quản tùy thuộc vào từng loại tủ cụ thể như sau:

  • Đối với tủ lạnh mini có ngăn đá và ngăn mát chung 1 cửa: Thời gian bảo quản từ 2 – 3 tuần do việc đóng mở thường xuyên có thể làm thay đổi nhiệt độ liên tục.
  • Đối với tủ lạnh 2 cánh, ngăn đá và ngăn mát riêng biệt: Sữa có thể bảo quản từ 3 – 6 tháng.
  • Đối với tủ đông chuyên dụng: Thời gian bảo quản có thể lên đến 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên nên đảm bảo bạn sử dụng sữa trong thời gian sớm nhất để đảm bảo chất lượng.

Ưu điểm và nhược điểm khi cho bé bú mẹ

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng quý giá mà bé rất cần được tiếp nhận để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất về tinh thần và thể chất. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng là một trong những khuyến cáo của nhiều tổ chức y tế trong và ngoài nước, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP).

Ưu điểm và nhược điểm khi cho bé bú mẹ
Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng quý giá mà bé rất cần được tiếp nhận để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất về tinh thần và thể chất.

Theo đó, trẻ sơ sinh cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ và tốt nhất là bú trực tiếp trong 6 tháng đầu đời. Trong 6 tháng còn lại, các mẹ có thể tập cho trẻ ăn dặm thêm và giảm số lần bú lại. Việc cho trẻ bú mẹ ngoài những ưu điểm thì cũng còn tồn tại một số ảnh hưởng đến người mẹ.

Về ưu điểm

Cho trẻ bú mẹ có thể mang lại một số lợi ích tuyệt vời như sau:

– Đối với sức khỏe của trẻ:

Sữa mẹ giúp cung cấp toàn diện nguồn dinh dưỡng quý giá, an toàn và tiện lợi, nhất là đối với sữa non. Đây còn là một trong những yếu tố luôn giữ cho đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh, những trẻ bú sữa mẹ thông thường sẽ ít xảy ra tình trạng tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Bên cạnh đó, cho trẻ bú mẹ còn hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, sữa mẹ được giữ nguyên kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch giúp bé chống lại các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng tai, viêm phổi, vi khuẩn và nhiễm virus,…

Trong một số nghiên cứu cho thấy rằng, sữa mẹ có khả năng tăng cao chỉ số IQ hơn so với sữa công thức. Ngoài ra sử dụng loại sữa này rất tốt cho những trẻ sinh non, ngăn chặn nguy cơ xảy ra hội chứng đột tử và bảo vệ cơ thể chống lại bệnh hen suyễn, dị ứng, tiểu đường và béo phì.

– Đối với sức khỏe người mẹ:

Cho trẻ bú sữa giúp cho tử cung của người mẹ nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu. Ngoài ra, nó còn giúp đốt cháy một hàm lượng calo giúp cho bạn nhanh chóng trở về cân nặng bình thường.

Việc cho bé bú càng lâu thì những lợi ích sức khỏe ngày càng được tăng cao. Người mẹ có thể giảm nguy cơ mắc phải một số căn bệnh như bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tim và bệnh tiểu đường,… Ngoài ra, việc làm này còn giúp giải phóng các hóc môn giúp tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé.

– Lợi ích chung:

  • Cho trẻ bú mẹ đảm bảo sức khỏe không chỉ cho trẻ mà còn cho bản thân của người mẹ.
  • Thời gian cho trẻ bú mẹ giúp làm tăng tình cảm gắn kết của mẹ và con.
  • Sử dụng máy hút sữa hoặc cho bé dùng sữa công thức có thể tốn kém hơn. Tuy nhiên lại có nguy cơ rủi ro nhiễm khuẩn cao và có thể không cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • Bú sữa mẹ trực tiếp không làm mất quá nhiều thời gian chuẩn, bé có thể bú bất cứ lúc nào.

Khuyết điểm

Việc cho con bú mẹ mặc dù có những lợi ích rất tốt. Tuy nhiên, trong quá trình này bạn cần phải thật lưu ý và thận trọng để đảm bảo an toàn về nguồn sữa cho trẻ sử dụng.

  • Trong lần cho trẻ bú đầu tiên, bạn có thể sẽ gặp phải một số khó chịu do không quen với việc này.
  • Cho trẻ bú trực tiếp đôi khi không thể kiểm soát được trẻ đã ăn bao nhiêu. Điều này gây khó khăn trong việc đo lường thức ăn, nếu trẻ sử dụng quá nhiều có thể sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.
  • Trong quá trình cho trẻ bú, bạn tuyệt đối phải kiêng khem việc sử dụng một số loại thuốc, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia và thuốc lá. Bởi lẽ, khi bạn sử dụng những thực phẩm nào thì các thành phần của nó có thể sẽ được tiết ra sữa và truyền sang cho bé.
  • Trẻ sơ sinh cần phải bú nhiều lần trong ngày nên có thể bạn sẽ không thể làm việc tập trung được trong thời gian này.

Bé bú bình có ưu điểm và nhược điểm gì?

Cho trẻ bú bình có thể là bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là đối với sữa công thức, loại sử chỉ có thể cung cấp những thành phần nhất định và không đầy đủ như việc sử dụng sữa mẹ. Mặc dù loại sữa này đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận về mức độ cung cấp dinh dưỡng, tuy nhiên nó hoàn toàn không thể thay thế cho sữa mẹ được.

Bé bú bình có ưu điểm và nhược điểm gì?
Cho trẻ bú bình có thể là bú sữa mẹ hoặc sữa công thức. Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Ưu điểm:

  • Cho trẻ bú bình có thể không cần đến mẹ, bất kỳ thành viên nào trong gia đình cũng có thể cho trẻ sử dụng. Việc này thường áp dụng khi người mẹ quá bận rộn hoặc đang có vấn đề không tốt về sức khỏe.
  • Việc sử dụng sữa công thức có thể sẽ không phải sử dụng quá nhiều lần.
  • Cho trẻ sử dụng sữa bột người mẹ sẽ được ăn uống thoải mái mà không cần phải kiêng kem một số loại thực ăn.

Khuyết điểm:

  • Không cung cấp đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng, nhất là sữa công thức. Còn đối với sữa mẹ có thể trong thời gian bảo quản có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Khi pha sữa cần đảm bảo nhiệt độ vừa phải, sữa quá lạnh có thể làm trẻ đau bụng. Ngược lại quá nóng có thể gây ra những rủi ro nguy hiểm.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng và xâm nhập của vi khuẩn.
  • Tốn kém chi phí nhưng không đảm bảo chất lượng.
  • Sử dụng sữa công thức có thể gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, trẻ có thể bị rối loạn chức năng này và xì hơi liên tục.

Nên cho bé bú mẹ hay bú bình tốt hơn?

Thực tế, việc cho bé bú trực tiếp luôn được khuyến cáo hàng đầu. Ông bà ta từ ngày xưa cũng nuôi con bằng cách này và trẻ hoàn toàn được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp người mẹ có quá ít sữa. Lúc này, bạn có thể vừa kết hợp cho trẻ bú trực tiếp và bú bình sau khi đã vắt sữa. Người mẹ vắt sữa sau một thời gian có thể làm cho lượng sữa tăng lên và trẻ sẽ bú lại bình thường.

Nên cho bé bú mẹ hay bú bình tốt hơn?
Cho trẻ bú bình hay bú mẹ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Cho trẻ bú bình hay bú mẹ còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, để hạn chế những nguy cơ rủi ro không tốt có thể xảy ra thì tốt nhất, bạn nên ưu tiên cho trẻ bú mẹ khi có thể. Đồng thời, nên đảm bảo trẻ được dùng sữa mẹ trong tối thiểu là 6 tháng đầu đời để có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Trên đây là những giải đáp liên quan đến vấn đề “Vắt sữa có tốt không? Nên cho bé bú mẹ hay bú bình tốt hơn?”. Hy vọng bài viết đã có thể cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho trẻ một cách tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về quá trình chăm sóc trẻ, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.

Cùng chuyên mục

Các mũi tiêm vacxin cho trẻ cách nhau bao lâu là tốt nhất?

Tiêm vacxin là việc làm cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và tránh mắc các bệnh lý truyền nhiễm. Vậy các mũi tiêm vacxin cho trẻ cách...

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là một trong những mũi tiêm quan trọng cần được thực hiện đầy đủ. Việc này giúp phòng tránh được nguy cơ...

Cơn gò tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, những cơn gò tử cung luôn khiến các bà mẹ lo lắng rằng liệu nó có nguy hiểm không? Đây cũng chính là thắc mắc chung của...

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến...

Trà lợi sữa Hipp có tốt không? Giá bao nhiêu?

Không ít bà mẹ sau sinh thường gặp phải các vấn đề về tuyến sữa gây ra tình trạng tắc sữa, sữa ít hoặc chất lượng sữa không đảm bảo....

Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm

Trầm cảm sau sinh rất hay xảy ra ở người có tiền sử bị trầm cảm, phụ nữ mang thai ngoài kế hoạch, có mâu thuẫn với chồng/mẹ chồng sau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn