5 loại sữa dành cho người đau dạ dày và lưu ý khi dùng

Uống nước đậu đen có công dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?

Top 11 loại sữa hạt tốt cho sức khỏe bạn nên bổ sung

Top 8 loại sâm quý của Việt Nam có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Sữa non alpha lipid tác dụng thế nào đến cơ thể

Cao hồng sâm Hàn Quốc có công dụng gì? Dùng thế nào hiệu quả?

Hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu nấm linh chi chuẩn chất lượng

Tỏi ngâm mật ong có tác dụng gì? Cách dùng và lưu ý

Tắm nắng có tác dụng gì? Thời điểm nào là tốt nhất?

Mật ong rừng nguyên chất giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín?

Uống nước lá sen có công dụng gì? Uống thế nào đúng cách?

Lá sen là một loại dược liệu phổ biến mà ai ai cũng biết. Đặc biệt, nó có rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh và làm đẹp. Vậy uống nước lá sen có công dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này trong bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của lá sen

Đặc điểm bề ngoài

Sen hay còn được gọi với cái tên là lien hoa, kim liên hoa (tên khoa học là Nelumbonaceae). Đây là một loài thực vật thủy sinh có rễ sống dưới nước, còn phần thân, phần hoa và lá thì mọc ở trên mặt nước. Sen rất phổ biến tại Việt Nam, mọc khắp các ao hồ và thường vào tháng 6 – 8 là mùa hoa sen nở rộ và đẹp nhất.

Uống nước lá sen có công dụng gì?
Sen là loại thực vật rất phổ biến tại Việt Nam

Riêng về lá sen thì đây là loại lá có màu xanh lục, mặt trên của lá màu xanh sẫm, sần sùi có khả năng chống thấm nước rất tốt, mặt dưới của lá thì màu xanh nhạt, nhẵn nhụi và có nhiều đường vân. Lá có hình dạng tròn tỏa, đường kính khoảng từ 30 – 60cm.

Về mùi vị thì lá sen có vị hơi đắng, hương thơm nhẹ nhàng. Cũng giống như hoa sen, củ sen, thì lá sen cũng được thu hoạch để bào chế thuốc.

Đặc điểm dược lý

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì trong lá sen có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe và có tác dụng trị bệnh. Cụ thể như các chất chống oxy hóa mạnh như: Flavonoid, Quercetin, Isoquercetin, Tannin, Alkaloid,…và rất nhiều các hoạt chất khác.

Tất cả các chất này đều có khả năng ức chế và ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các gốc tự do gây bệnh, ngăn ngừa ung thư, chống oxy hóa và các bệnh về tim mạch một cách hiệu quả.

Còn theo Đông y thì lá sen được nhận định là có vị đắng, hơi chat, tính bình, có mùi thơm nhẹ đặc trưng, không có độc. Có khả năng tác động trực tiếp vào ba kinh can, tỳ, thận, giúp thanh nhiệt, giải độc, tan ứ, cầm máu, lợi thấp….Chính vì vậy mà lá sen là một trong những dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc y học cổ truyền.

Uống nước lá sen có công dụng gì?
Lá sen là loại dược liệu có tác dụng điều trị rất nhiều bệnh

Thành phần dinh dưỡng có trong lá sen

Trung bình cứ 100g lá sen thì có chứa:

  • Năng lượng: 70kcal
  • Lipid: 2g
  • Natri: 28,5g
  • Kali: 30mg
  • Cacbohydrat: 11,8g
  • Chất xơ: 10g
  • Protein: 4,3g
  • Vitamin A: 105%
  • Vitamin C: 18,8%
  • Canxi: 22,3%
  • Sắt: 16,5%

Và còn rất nhiều dưỡng chất, hoạt chất có lợi khác cho sức khỏe con người.

Uống nước lá sen có công dụng gì?

Với những hoạt chất có lợi mà lá sen có được thì nó đã được áp dụng vào trong rất nhiều những bài thuốc với những công dụng khác nhau. Chẳng hạn như:

Lá sen chữa mất nước

Tình trạng mất nước thường xảy ra phổ biến ở những người vừa bị tiêu chảy khỏi. Để khắc phục tình trạng này, hãy sử dụng phần lá sen non, loại lá còn cuộn lại chưa mở ra càng tốt đem rửa sạch, để ráo. Sau đó, ép hoặc xay nhuyển chắt lấy nước uống, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Hoặc bạn cũng có thể thái nhỏ đem trộn với các loại rau ăn sống hằng ngày cũng rất tốt.

Khắc phục mùi hôi sản dịch sau sinh

Sau sinh chắc chắn sản phụ sẽ bị ra rất nhiều sản dịch, đây là điều bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu sản dịch có mùi hôi khó chịu thì có thể uống nước lá sen khô để khắc phục tình trạng này.

Cách làm như sau: chuẩn bị 20 – 30g lá sen đem sao thơm, tán nhỏ rồi uống với nước. Hoặc đem sắc lá sen với 200ml nước, đến khi xuống còn khoảng 50ml thì cho ra chén để uống hết trong ngày.

Lá sen giúp giảm béo, giữ dáng, ngăn ngừa béo phì

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì lá sen có khả năng ngăn chặn thành công sự hình thành của chất béo thông qua quá trình trao đổi chất. Chính nhờ vậy nên những người bị có cơ địa dễ tăng cân có thể uống nước lá sen để giảm cân nặng, giữ gìn vóc dáng…

Uống nước lá sen có công dụng gì?
Uống nước lá sen giúp giảm cân, giữ dáng, phòng chống béo phì
  • Bài thuốc 1: 60g lá sen khô, vỏ quýt 5g, quả sơn tra tươi, hạt ý dĩ mỗi thứ khoảng 10g. Đem tất cả nguyên liệu nghiền chung với nhau rồi cho vào ấm, rót nước sôi vào để thành trà uống mỗi ngày. Khuyến khích nên áp dụng trong 100 ngày liền.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 10g lá sen khô, 60g gạo lức. Lá sen sắc sẵn thành từng thang, lấy ra nấu với gạo lức thành cháo, khi cháo gần chín cho thêm đường phèn tạo vị ngọt, chia làm 2 lần ăn sáng và tối.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 15g lá sen và mạch nha, trần bì và sơn tra mỗi loại 10g. Tất cả cho vào ấm sắc thành nước để uống dần.
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị lá sen khô thái sợi, vỏ quất, sơn tra, mạch nha vào nước sắc khoảng 30 phút. Sau đó, lọc bỏ bã lấy nước, uống lúc còn nóng để đạt hiệu quả tốt hơn.

Lá sen giúp làm đẹp da

Theo nghiên cứu của ngành Y học cổ truyền Ấn Độ thì họ thường sử dụng lá sen tươi để nấu nước rủa mặt. Các hoạt chất oxy hóa mạnh trong lá sen sẽ giúp loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn, chất bã nhờn, tế bào chết, tiêu diệt vi khuẩn trên da mặt. Đồng thời, giúp điều tiết khí huyết, máu huyết lưu thông tốt hơn, từ đó da dẻ cũng sẽ hồng hào và mịn màng hơn.

Lá sen chữa rối loạn mỡ máu

Theo nghiên cứu của các nhà khoc học thì đối với những người bị rối loạn mỡ máu, dư thừa mỡ thì việc sử dụng lá sen sẽ giúp kích thích quá trình đào thải độc tố trong cơ thể, giúp mỡ thừa trong máu được loại trừ. Từ đó, việc điều trị bệnh cũng sẽ đạt hiệu quả và hạn chế được việc phát sinh nhiều căn bệnh khác.

Một số bài thuốc giúp chữa rối loạn mỡ máu như:

  • Bài thuốc 1: chuẩn bị 660g lá sen khô, 60g lá trà, 10g sơn tra sống, 10 sinh ý mễ, 15g hoa sinh diệp, 15g vỏ quất. Đem tất cả các nguyên liệu này tán thành bột mịn, mỗi lần uống lấy 3 – 4g pha với nước sôi thành trà để uống.
  • Bài thuốc 2: 3g lá sen, 6g quyết tử minh. Sấy khô và tán nhuyễn mịn thành bột các nguyên liệu này rồi trộn chung với nhau. Cho vào bình rồi cho khoảng 300ml nước sôi vào. Có thể sử dụng hằng ngày thay cho nước trà bình thường.
  • Bài thuốc 3: 30g lá sen tươi hoặc 10g lá sen khô. Lá sen đem rửa sạch rồi để ráo, thái nhỏ rồi cho vào ấm sứ, đổ nước nóng vào, đợi khoảng 15 phút thì uống như trà bình thường.
  • Bài thuốc 4: 30g lá sen tươi đem đi rửa sạch rồi cho vào nồi nấu lấy nước. Sau khoảng 20 phút thì vớt bỏ lá sen lấy phần nước đó để nấu với 100g gạo để nấu thành cháo. Cho thêm một ít đường phèn tạo vị ngọt và ăn hằng ngày.

Lá sen chữa mất ngủ

Khi nhắc đến công dụng chữa mất ngủ thì không thể không nhắc đến tâm sen, tuy nhiên ít ai biết rằng lá sen cũng có công dụng này. Chỉ cần thực hiện đúng cách thì nó sẽ là một bài thuốc trị mất ngủ hiệu quả, hỗ trợ cho bạn một giấc ngủ sâu.

Cách thực hiện: chuẩn bị 30g lá sen, đem rửa sạch và để ráo. Thái nhỏ, phơi khô rồi sắc hoặc hãm nước sôi để uống. Nếu thực hiện đúng cách thì bài thuốc này có thể đem lại hiệu quả hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn cả tâm sen.

Lá sen chữa váng đầu

Những người thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, ù tai thì có thể sử dụng 10g lá sen khô kết hợp với 10g đỗ trọng, 6g hạnh đào nhân sao vàng. Đem tất cả đi giã nát và sắc thành nước uống.

Lá sen chữa sốt xuất huyết

Đối với những trường hợp bị sốt xuất huyết ở thời kỳ khởi phát, với các triệu chứng sốt cao không ra mồ hôi hoặc ít, khát nước, đau đầu, ho, nổi ban dưới da…thì có thể sử dụng lá sen để trị bệnh.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 40g lá sen, 40g ngó sen hoặc cỏ nhọ nồi, 30g rau má, 20g hạt mã đề, 12g lá dành dành, 12g rau sam. Đem tất cả nguyên liệu sắc uống ngày một thang.

Uống nước lá sen có công dụng gì?
Lá sen chữa các bệnh liên quan đến chảy máu, mất ngủ, sốt xuất huyết hiệu quả

Lá sen chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu

Hoạt chất Ancaloid có trong lá sen giúp cầm máu tốt, chữa thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam hay bị tiêu chảy ra máu rất công hiệu.

Cách thực hiện: 40g lá sen để sống, 12g rau má sao vàng, thái nhỏ. Đem các nguyên liệu sắc với 400ml nước xuống còn 100ml và chia làm hai lần uống trong ngày.

Lá sen chữa ho ra máu và nôn ra máu

Những người bị ho ra máu ở giai đoạn khởi phát có thể sử dụng lá sen để ức chế bệnh.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 30g lá sen, 20g trắc bá, 30g ngó sen, 30g sinh địa, 20g ngải cứu. Nguyên liệu đem thái nhỏ, phơi khô và sắc uống hết trong ngày.

Lá sen chữa đau mắt

Chuẩn bị 10g lá sen, 10g hoa hòe, 4g cúc hoa vàng, sắc uống mỗi ngày. Kiên trì áp dụng sẽ giúp tình trạng đau mắt thuyên giảm, mắt cũng khỏe hơn, sáng hơn.

Lá sen trị mụn nhọt

Với các hoạt chất oxy hóa mạnh, dễ dàng giúp làm lành vết thương thì lá sen là một nguyên liệu tự nhiên tuyệt vời giúp trị mụn nhọt.

Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, lấy cuống lá sen đem sắc với nước sao cho hơi đặc, dùng nước náy rửa lên vùng da nổi mụn nhọt ngày 1 – 2 lần. Thực hiện liên tục mỗi ngày cho đến khi mụn nhọt xẹp và khỏi hẳn.

Lá sen chữa chảy máu não, các biến chứng kèm theo của bệnh tăng huyết áp

Ở giai đoạn khởi phát của bệnh thì lá sen hoàn toàn có thể khống chế được các triệu chứng hiệu quả.

Cách thực hiện: chuẩn bị lá sen, cam thảo mỗi loại 15g, đỗ trọng 12g, mạch môn, tang ký sinh, sinh địa, bạch thược mỗi loại 10g. Chia nhỏ thành từng thang thuốc và sắc uống mỗi ngày một thang.

Lá sen chữa di tinh

Đối với các đấng mày râu đang mắc phải chứng di tinh có thể sử dụng lá sen khô nghiền nhỏ thành bột mịn cho vào hũ thủy tinh bảo quản ở nơi khô ráo. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 5g pha với nước sôi, chia làm 2 lần uống sáng và tối.

Hướng dẫn cách tự làm trà lá sen

Để tiết kiệm chi phí mua trà sen ở ngoài thì bạn cũng có thể tự bắt tay vào làm trà lá sen nguyên chất theo cách của mình. Cách thực hiện cũng rất đơn giản như sau:

Uống nước lá sen có công dụng gì?
Cách làm trà sen tại nhà đơn giản

Với trà lá sen tươi

  • Lá sen tươi nên chọn loại lá to, bánh tẻ rồi rửa thật sạch bằng muối, để ráo.
  • Thái nhỏ lá sen rồi cho vào hũ để vào tủ lạnh bảo quản khoảng 1 tuần để tránh bị ẩm mốc.
  • Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 3g pha với nước nóng uống thay trà.

Với trà lá sen khô

  • Lá sen tươi mua về rửa sạch, để ráo.
  • Thái nhỏ rồi đem phơi khô từ 2 – 3 ngày. Hoặc có thể phơi nguyên lá cho khô hẳn rồi thái sau vẫn được.
  • Cho vào hũ thủy tinh bảo quản ở nơi mát mẻ, tránh bị ẩm mốc.

Cách pha trà lá sen

Trà lá sen có sẵn bạn dùng khoảng 3 – 5g cho vào ấm nước sôi, có thể pha thêm một vài nhánh quế, cánh hoa hồng để tạo thêm mùi thơm rồi uống hằng ngày rất tốt cho sức khỏe.

Một số những lưu ý để sử dụng lá sen an toàn và đúng cách

Uống nước lá sen rất tốt cho sức khỏe, điều này đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ bài thuốc nào, việc áp dụng phải đúng cách, đúng thời điểm, đúng đối tượng mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Vì vậy, bạn cần ghi nhớ các điều sau để tránh gây ra tác tác dụng phụ cho bản thân trong quá trình sử dụng lá trà sen:

  • Chỉ nên sử dụng lá sen ta để sắc làm thuốc, làm trà sử dụng. Tránh chọn phải lá sen quỳ vì nó sẽ không cho hiệu quả cao khi sử dụng.
  • Những người có thể nhiệt uống nước lá sen vào thì hạ hỏa, cảm thấy thanh nhiệt, mát mẻ sảng khoái, ăn ngủ tốt hơn. Còn những người có thể hàn thì không nên uống nước lá sen vì sẽ gây mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, tim đập nhanh, mệt mỏi…Thậm chí là gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, làm giảm ham muốn tình dục.
  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang trong giai đoạn hành kinh tuyệt đối không uống trà lá sen vì rất nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Nếu đang sử dụng bất kỳ sản phẩm giảm cân nào thì không nên uống thêm trà lá sen.
  • Những người có huyết áp thấp thì không nên dùng trà lá sen.
  • Nên uống trà lá sen trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
  • Nên hết sức cẩn thận trong việc chọn mua lá sen hoặc các chế phầm từ lá sen vì nếu là hàng kém chất lượng sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Uống nước lá sen có công dụng gì?
Trà sen có tính mát nhưng phải uống đúng cách, đúng thời điểm và đúng đối tượng

Có thể thấy rằng lá sen là vị thuốc rất công hiệu, nước lá sen dễ uống, có tính mát nhưng nếu sử dụng sai sách thì nó sẽ không thể phát huy tối đa công hiệu. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về cách sử dụng, liều dùng cũng như bài thuốc nào là phù hợp cho tình trạng của bản thân để đạt được hiệu quả trị bệnh tối ưu nhất.

*Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải hướng dẫn chuyên môn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Cùng chuyên mục

Đông trùng hạ thảo thiên phúc có uy tín, lừa đảo không

Đông Trùng Hạ Thảo Thiên Phúc – Thương hiệu uy tín vì sức khỏe

Công ty CP Dược thảo Thiên Phúc, với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động, nghiên cứu và kinh doanh về lĩnh vực dược phẩm cùng nhiều giải thưởng cấp...

14 công dụng tuyệt vời của tinh dầu hoa anh thảo

14 công dụng tuyệt vời của tinh dầu hoa anh thảo bạn nên biết

Với tác dụng cải thiện làn da, duy trì vóc dáng và ngăn ngừa lão hóa, tinh dầu hoa anh thảo là một trong những “bảo bối sắc đẹp” được...

Sâm ngọc linh ngâm mật ong mang đến nhiều tác dụng với sức khỏe

Sâm ngọc linh ngâm mật ong: Tác dụng, cách dùng và bảo quản

Sâm ngọc linh ngâm mật ong là bài thuốc gia truyền của người Xê Đăng làng Ngọc Linh ở Kon Tum. Đây không chỉ là cách bảo quản sâm ngọc...

Tảo xoắn Nhật có hàm lượng dinh dưỡng cao, là siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe

Tảo xoắn Nhật có tác dụng gì cho sức khỏe? Loại nào tốt?

Tảo xoắn Nhật là một trong những loại tảo phổ biến tại Nhật, được khai thác với số lượng lớn mỗi ngày, có công dụng rất tốt cho sức khỏe...

Nấm lim xanh tự nhiên tiên phước Quảng Nam

Nấm lim xanh Tiên Phước Quảng Nam: Công dụng và giá bán

Nấm lim xanh Tiên Phước Quảng Nam được Công ty TNHH Tiên Phước khai thác từ các cánh rừng nguyên sinh ở Nam Lào, Tây Nguyên và khu vực Trường...

Liệu uống nấm lim xanh nhiều có tốt không?

Uống nấm lim xanh nhiều có tốt không?

Nấm lim xanh là một trong những loại thảo dược quý được xếp vào danh sách các vị thuốc thượng phẩm. Vì thế, chắc chắn những tác dụng mà nấm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn