Căng Da Mặt An Toàn Ở Bác Sĩ Tài Năng

Mới xỏ khuyên nên ăn gì và kiêng gì tốt?

Treo Chân Mày Đẹp Như Ý Cùng Bác Sĩ Nổi Tiếng

Nâng Mũi Tuyệt Đẹp Chỉ Sau 60 Phút Thực Hiện

Phun môi Collagen là gì? Nên chọn màu nào? Giá bao nhiêu?

Nâng ngực nội soi là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Phun môi ở tuổi trung niên: 3 tiêu chí giúp chọn màu phù hợp

Nâng mông bằng mỡ tự thân là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Thu gọn cánh mũi là gì? Giá bao nhiêu? Có vĩnh viễn không?

Ứ dịch sau nâng mũi: Dấu hiệu và cách điều trị

Ứ dịch sau nâng mũi: Dấu hiệu và cách điều trị

Tình trạng ứ dịch sau nâng mũi khiến mũi bị bị sưng tấy, ửng đỏ, làm cho rất nhiều phụ nữ sau khi phẫu thuật thẩm mỹ vô cùng lo lắng. Chị em cần phải nhận biết đúng dấu hiệu và phương pháp điều trị để kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng.

Ứ dịch sau nâng mũi
Ứ dịch sau nâng mũi thường gặp phải ở nhiều người.

Dấu hiệu ứ dịch sau nâng mũi

Ứ dịch sau nâng mũi là dấu hiệu rất nhiều phụ nữ gặp phải. Đây không phải là một biến chứng phức tạp nhưng khiến cho chị em vô cùng lo lắng. Khi tiến hành phẫu thuật nâng mũi, các bác sĩ sẽ nhanh chóng tiến hành các bóc tách ở khoang mũi để đưa các vật liệu được cấy ghép vào. Song song với việc phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc cầm máu.

Tuy nhiên, các mạch máu sẽ bị vỡ và chảy tràn ra các mô xung quanh dẫn đến tình trạng sưng, bầm, tụ dịch sau khi nâng mũi. Tình trạng ứ dịch sau khi nâng mũi sẽ nhanh chóng giảm dần trong vòng vài ngày sau phẫy thuật. Do đó, bệnh nhân không nên quá lo lắng. Bên cạnh đó, bạn không được chủ quan nếu bị tụ dịch sau nâng mũi kèm theo các dấu hiệu sau đây.

1. Mũi sưng, bầm tím

Do tác động của vết rạch da và đường chỉ khâu thẩm mỹ, vùng mũi của bệnh nhân có dấu hiệu bị sưng viêm. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến mũi bị bầm tím, rất mất thẩm mỹ. Thậm chí, bệnh nhân còn rất dễ bị sẹo lồi, khiến vết thương lâu lành hơn. Ứ dịch sau nâng mũi kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

2. Mũi bị chảy dịch

Đây cũng là một trong những dấu hiệu rất phổ biến ở những bệnh nhân tiến hành nâng mũi. Sau khi rạch và khâu vết mổ, vùng mũi của người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng chảy dịch (máu hoặc mủ). Tuy nhiên, sau khi được băng bó đúng cách, vết thương sẽ nhanh chóng lành.

dấu hiệu tụ dịch sau nâng mũi
Chất dịch chảy ra dễ gây nhiễm trùng vùng mũi.

Mặc dù vậy, bệnh nhân cũng không nên chủ quan. Nếu bị chảy dịch quá nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên sớm tiến hành thăm khám, tránh tình trạng nhiễm trùng vết mổ và khiến cho mũi bị lệch về sau.

3. Mũi bị méo, lệch và đau nhức

Không ít trường hợp, người bệnh bị ứ dịch sau nâng mũi khiến cho vùng mũi bị méo lệch và không đúng vị trí như mong muốn. Kèm theo đó là tình trạng đau nhức, khó chịu. Đây là những trường hợp, bệnh nhân chưa cắt chỉ hoặc tháo nẹp. Nếu mũi bị méo lệch và lộ sóng thì người bệnh cần phải có sự can thiệp trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được tình trạng tụt lộ sóng và khiến làn da bị mỏng dần đi, dẫn đến thủng mũi.

4. Sưng tấy, ửng đỏ

Một trong những dấu hiệu cho thấy người bệnh bị ứ dịch sau nâng mũi là mũi bị sưng tấy, ửng đỏ. Triệu chứng đau đớn này rất thường hay gặp phải ở những người mới nâng mũi. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi mũi đã lành thì triệu chứng ửng đỏ sẽ không còn nữa. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chất dịch bị ứ đọng quá nhiều. Nếu không được kiểm soát sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng vùng mũi, để lại sẹo rỗ trên khuôn mặt.

Nguyên nhân gây ứ dịch sau nâng mũi

Những bệnh nhân bị ứ dịch sau nâng mũi rất phổ biến hiện nay. Rất nhiều người bệnh đã gặp phải hàng loạt các biến chứng đáng tiếc do không có biện pháp can thiệp và kiểm soát kịp thời. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể, một số nguyên nhân gây tụ dịch sau nâng mũi như sau:

# Tay nghề của bác sĩ

nguyên nhân gây tụ dịch sau nâng mũi
Bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín.

Với những địa chỉ nâng mũi không được cấp phép, bác sĩ thiếu kinh nghiệm và tay nghề kém, người bệnh sẽ rất dễ đối diện với tình trạng ứ dịch sau nâng mũi. Do đó, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ giỏi, tay nghề cao thì sẽ hạn chế thấp nhất nguy cơ bị tụ dịch sau nâng mũi, tránh tổn thương đến vùng mũi.

# Cơ địa từng người

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ứ dịch sau nâng mũi. Tùy thuộc vào cơ địa từng người, việc nâng mũi sẽ gây ảnh hưởng đến vùng mũi. Một số bệnh nhân có cơ địa bị dị ứng với chất liệu sụn nâng mũi. Điều này gây ra tình trạng ứ dịch, tổn thương nghiêm trọng đến mũi. Nếu không được kiểm soát, nguy cơ viêm nhiễm và hàng loạt các biến chứng phức tạp khác có thể xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

# Trang thiết bị không đảm bảo

Phẫu thuật nâng mũi có sự can thiệp, xâm lấn của dao kéo, tạo nên vết rạch bên trong khoang mũi. Tuy nhiên, nếu các trang thiết bị không được khử trùng, đảm bảo sự an toàn thì nguy cơ viêm nhiễm rất dễ xảy ra. Điều đó có thể khiến cho bệnh nhân bị ứ dịch sau nâng mũi. Phản ứng tự nhiên của cơ thể sẽ khiến cho mũi chảy dịch màu vàng và gây sưng tấy vùng mũi.

# Sử dụng thuốc

Để kiểm soát tình trạng chảy máu, tránh gây đau đớn cho người bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê, thuốc kháng sinh. Những loại thuốc này sẽ nhanh chóng ngấm vào các mô cơ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân. Lúc này, chất dịch mũi sẽ chảy ra rất nhiều. Nếu không hút dịch kịp thời sẽ gây ra các ổ viêm nhiễm, tổn thương đến mũi.

Cách điều trị ứ dịch sau nâng mũi

Ứ dịch sau nâng mũi không còn quá xa lạ với những người phẫu thuật làm đẹp. Tuy nhiên, nếu thấy chất dịch ứ đọng quá nhiều, người bệnh không được chủ quan. Việc điều trị ứ dịch sau nâng mũi là vô cùng cần thiết, giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để giảm tình trạng này, bệnh nhân cần áp dụng những cách điều trị sau đây.

1. Uống thuốc tây

điều trị tụ dịch sau nâng mũi
Thuốc tây giúp kiểm soát tình trạng ứ dịch sau nâng mũi.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết mà rất nhiều bệnh nhân nên tuân thủ. Sau khi nâng mũi, bác sĩ sẽ kê một số các loại thuốc để người bệnh dùng nhằm kiểm soát vết thương, tránh nhiễm trùng. Bệnh nhân cần phải uống đủ liều lượng và thời gian để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, tránh gây tổn thương vùng mũi.

2. Giữ vệ sinh vùng mũi sạch sẽ

Những người sau khi nâng mũi cần phải giữ vệ sinh vùng mũi sạch sẽ, tránh sờ nắn. Điều này sẽ giúp người bệnh hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra, nhất là tình trạng nhiễm trùng. Việc vệ sinh vùng mũi bằng nước muối sinh lý sát khuẩn cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không được thực hiện tùy tiện, gây biến chứng cho vùng mũi.

3. Chườm ấm và chườm lạnh

Phương pháp này cũng là cách giúp giảm nhanh tình trạng sưng viêm, ửng đỏ ở mũi. Đồng thời, cải thiện triệu chứng chảy chất dịch bên trong mũi. Sau khi nâng mũi khoảng 1 – 2 ngày, bệnh nhân nên tích cực chườm lạnh để giảm sưng tấy ỏ mũi, cải thiện vết bầm và giúp vết mổ nhanh chóng lành. Tuy nhiên, trong quá trình chườm nóng, bạn không nên chườm quá nóng vì dễ gây bỏng da.

4. Hút dịch

Đây là việc làm cần thiết cho những người bị ứ dịch sau nâng mũi. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng phương pháp chữa trị này. Chỉ những trường hợp cần thiết, chất dịch ở mũi quá nhiều và gây sưng tấy, phù nề, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành hút dịch để loại bỏ các chất ứ đọng bên trong khoang mũi. Việc tiến hành điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng, hạn chế thấp nhất những rủi ro cho người bệnh.

5. Uống nhiều nước

Rất ít người biết rằng, uống nước cũng là cách giúp giảm ứ dịch sau nâng mũi. Nước uống sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, giảm sưng, tan máu bầm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước ép rau củ, nước cam,… Đây là những loại nước chứa nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa ứ dịch sau nâng mũi.

Lưu ý khi bị ứ dịch sau nâng mũi

Thông thường, sau khoảng 2 tháng, mũi sẽ trở lại bình thường sau khi nâng. Tuy nhiên, nếu sau 2 tháng, mũi vẫn bị sưng tấy và chảy nhiều chất dịch, người bệnh cần phải thận trọng, nhất là khi tiêm filler để nâng mũi. Để tránh tình trạng bị ứ chất dịch hay nhiễm trùng sau khi nâng mũi, bệnh nhân nên chú ý một số vấn đề sau đây.

dấu hiệu tụ dịch sau nâng mũi
Một số lưu ý khi bị ứ dịch sau nâng mũi.
  • Thăm khám bác sĩ ngay nếu mũi có dấu hiệu bị lộ sóng, ửng đỏ, bóng đỏ, đầu mũi to, chảy máu và chất dịch liên tục,…
  • Mũi không có dấu hiệu lành và đau nhức liên tục thì cần kiểm tra lại vết mổ.
  • Tránh ăn những thực phẩm khiến vết thương lâu lành như thịt gà, rau muống, thịt bò,…
  • Không nên lo lắng quá mức gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giúp vết thương ở mũi nhanh chóng lành.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Tránh nằm nghiêng khi ngủ và cử động mạnh ở vùng mũi
  • Bảo vệ vùng mũi, không được tiếp xúc trực tiếp với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm dễ gây nhiễm trùng mũi.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tính trạng ứ dịch sau nâng mũi. Sau khi phẫu thuật nâng mũi, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết để có biện pháp kiểm soát kịp thời, tránh tình trạng viêm nhiễm, biến chứng ở vùng mũi. Bên cạnh đó, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc uống giảm chất dịch khi không có bất cứ chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cùng chuyên mục

Nâng mũi có ăn trứng được không là thắc mắc chung của nhiều người

Nâng mũi có ăn trứng được không? Khuyến cáo từ bác sĩ

Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nguồn dưỡng chất tuyệt vời cho sức khỏe và có tác dụng hỗ trợ điều trị và kiểm soát nhiều bệnh....

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là gì? Có ưu và nhược điểm gì?

Nâng mũi cấu trúc S-Line, L-Line là tên gọi đặc trưng để chỉ đường nét và hình dáng của mũi sau khi nâng. Để dễ dàng lựa chọn được dịch...

Bấm khuyên và xỏ khuyên là gì? Cái nào đẹp hơn? Ưu nhược điểm?

Rất nhiều người thắc mắc về việc bấm khuyên và xỏ khuyên để làm đẹp. Thực tế, đây là 2 phương pháp khác nhau và có những ưu, nhược điểm...

Thu gọn cánh mũi là gì? Giá bao nhiêu? Có vĩnh viễn không?

Thu gọn cánh mũi là phương pháp chỉnh hình mũi đơn giản nhất. Phương pháp này can thiệp vào cánh mũi và một phần nhỏ mô sụn nhằm khắc phục...

nâng mông bằng mỡ tự thân

Nâng mông bằng mỡ tự thân là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Nâng mông bằng mỡ tự thân là phương pháp sử dụng mô mỡ ở bụng, đùi, bắp tay hoặc bắp chân tiêm trực tiếp vào vòng 3 để tăng kích...

Phun môi ở tuổi trung niên cần lưu ý những điều gì?

Phun môi ở tuổi trung niên: 3 tiêu chí giúp chọn màu phù hợp

Ở tuổi trung niên, phụ nữ thường xuất hiện các dấu hiệu lão hóa trên đôi môi và cả khuôn mặt. Điều này gây khó khăn cho việc lựa chọn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn