Triệu chứng đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh gì?

Bí quyết giúp nghệ sĩ ưu tú Hương Dung khỏi hẳn mất ngủ, ngủ ngon giấc tự nhiên

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất

Bệnh mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bật mí cách chữa mất ngủ bằng tinh bột nghệ bạn nên thử

8 Món ăn giúp an thần chữa mất ngủ siêu hiệu quả

Tìm hiểu cách điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu

Dùng mật ong chữa mất ngủ như thế nào đúng và hiệu quả

Khắc phục chứng mất ngủ đơn giản chỉ với 1 củ hành tây

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Tìm hiểu cách điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu

Điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu được lưu truyền và áp dụng từ xa xưa, cho mọi lứa tuổi. Bằng cách tác động vào các huyệt đạo, châm cứu giúp cơ thể thư giãn, đưa bạn vào giấc ngủ dễ dàng. Đồng thời, nó còn tác động đến các dây thân kinh, hỗ trợ điều trị cách bệnh về xương khớp, dạ dày, bại liệt,…

Điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu là gì?

Mất ngủ hiện nay là tình trạng phổ biến ở nhiều người, không phân biệt già, trẻ, lớn bé. Ban ngày người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ nhưng ban đêm lại khó đi vào giấc ngủ, hoặc bị giật mình thức giấc nhiều lần trong đêm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu
Châm cứu giúp máu huyết lưu thông, kích thích giấc ngủ

Do nhu cầu điều trị chứng mất ngủ của nhiều người nên từ xa xưa Y học cổ truyền đã nghiên cứu và thực hiện biện pháp châm cứu để điều trị cho bệnh nhân. Phương pháp này sẽ tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, kích thích các dây thần kinh, giúp chúng thư giãn và mang đến cảm giác buồn ngủ cho bạn.

Trên thực tế, châm cứu là sự kết hợp của hai phương pháp khác nhau, nhiều người vẫn lầm tưởng nó là một. 

  • Châm: Sử dụng kim châm bằng kim loại với kích thước khác nhau ghim vào huyệt trên cơ thể. Dựa trên tình trạng bệnh của bệnh nhân và ý đồ của người châm cứu mà các kỹ thuật sẽ được thực hiện tương đương, mục đích giúp đả thông kinh mạch, loại bỏ bệnh tật, ổn định thần kinh, tăng cường sức khỏe.
  • Cứu: Sử dụng lá ngải khô tạo thành ngải nhung, có dạng điếu dùng để hơ hoặc đặt trực tiếp lên vị trí nào đó trên cơ thể. Biện pháp này tác động đến các huyệt vị dựa trên sự kích thích bằng nhiệt.

Tuy nhiên hai phương pháp này hầu như đều cùng tác động lên những huyệt giống nhau. Chúng thường được sử dụng kết hợp để làm hiệu quả điều trị tăng lên gấp đôi, Đông y gọi chung là châm cứu.

Lợi ích của phương pháp châm cứu điều trị mất ngủ

Chính nhờ vào những tác động trực tiếp của kim châm lên các huyệt đạo giúp máu huyết trong cơ thể lưu thông tốt hơn, kinh mạch được đả thông, kiện tỳ, dưỡng thận do đó đẩy lùi nhanh chóng chứng mất ngủ.

Khi châm cứu, các chất thúc đẩy giấc ngủ được giải phóng, hormone serotonin được sản sinh giúp an thần hiệu quả. Cung phản xạ được hình thành đem đến cảm giác buồn ngủ, loại bỏ những triệu chứng như trằn trọc, giật mình, mất ngủ hàng đêm.

Bên cạnh đó, châm cứu còn tác động trực tiếp lên các dây thần kinh, tạo ra một lượng lớn hormone endorphin nội sinh giúp giảm cảm giác đau, giải tỏa căng thẳng, người bệnh được thả lỏng cơ thể và đi vào giấc ngủ dễ dàng.

Lợi ích của châm cứu trị mất ngủ
Châm cứu là phương pháp điều trị chứng mất ngủ không xâm lấn, không gây đau đớn

Trong điều trị mất ngủ, phương pháp châm cứu đã được kiểm định qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, ưu điểm được rút ra như sau:

  • Chỉ sau 1 đến 2 liệu trình, tình trạng ngủ không ngon giấc hoặc khó ngủ, mất ngủ cải thiện đáng kể.
  • Biện pháp điều trị không xâm lấn, không gây đau và tác dụng phụ cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ không bị phụ thuộc như phương pháp sử dụng thuốc.
  • Ngoài chứng rối loạn giấc ngủ, châm cứu còn giúp cơ thể lưu thông máu, cải thiện sức khỏe một cách tự nhiên.

Các huyệt đạo châm cứu điều trị mất ngủ

Điều trị chứng mất ngủ bằng phương pháp châm cứu sẽ tác động cùng lúc lên nhiều huyệt vị liên quan đến hệ thần kinh và các tạng phủ như gan, thận,…Mục đích giúp điều tiết nội tiết, tác động đến dây thần kinh trung ương, kích thích sản sinh hormone gây buồn ngủ.

Những huyệt đạo chính được sử dụng trong điều trị mất ngủ:

  • Huyệt Tam âm giao: Huyệt này nằm trên mắt cá chân, thông qua huyệt này sẽ tác động đến gan và thận.
  • Huyệt Chương môn: Huyệt này nằm ở vị trí xương sườn tự do thứ 11.
  • Huyệt Thái xung: Vị trí ở khe giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ, khi huyệt này bị tác động có tác dụng thải độc cho gan.
  • Huyệt Thái khê: Đây là nơi tập trung nhiều kinh khí nhất trên cơ thể, huyệt nằm ở chỗ lõm của mắt cá chân.
  • Huyệt Bách hội: Vị trí chính giữa đỉnh đầu.
  • Huyệt Thượng tinh: Vị trí ở đường dọc giữ đầu.
  • Huyệt Nội quan: Vị trí ở khe mạch của tay.
  • Huyệt An miên: Kéo từ đỉnh mắt cá chân lên 4 – 5 phân là vị trí của huyệt An miên.

    Các huyệt đạo châm cứu trị mất ngủ
    Dựa vào nguyên nhân gây nên mất ngủ mà bệnh nhân sẽ được châm cứu tại những huyệt đạo cần thiết

Dựa vào nguyên nhân gây nên mất ngủ, cũng như tình trạng hiện tại của người bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu bổ sung thêm những huyệt đạo cần thiết khác:

  • Tâm huyết hư dẫn đến mất ngủ: Vị trí châm cứu sẽ tác động vào các huyệt Nội quan, Thần môn, Tam du, Huyết hải, Thái xung, Trung đô, Cách du.
  • Tâm tỳ suy yếu dẫn đến mất ngủ: Các huyệt đạo chịu tác động châm cứu sẽ là Huyệt vị Tam âm giao, Quan nguyên, Thận du, Khí hải, Thái khê.
  • Can huyết hư dẫn đến mất ngủ: Châm cứu tại các huyệt Can du, Cách du, Huyết hải, Thái xung, Tam âm giao.
  • Thận âm hư dẫn đến mất ngủ: Tác động vào các huyệt đạo như Tam âm giao, Khí hải, Thận du, Tả bách hội, Khâu hư,…
  • Vị khí không điều hòa dẫn đến mất ngủ: Các huyệt đạo cần châm cứu là huyệt vị Tả thiên đột, Trung quản, Thiên thu, Tam âm giao, Thái bạch,…

Một số lưu ý khi điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu

Châm cứu là phương pháp cần sự tỉ mỉ và tinh tế, chỉ như thế mới lựa chọn được đúng huyệt đạo. Lựa chọn phương pháp này bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên lựa chọn địa điểm châm cứu uy tín, chất lượng.
  • Trước khi tiến hành châm cứu cần khám, kiểm tra mức độ mất ngủ và làm theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Đối tượng không nên châm cứu: người bị tiểu đường, viêm ruột thừa, bệnh về dạ dày, thể trạng kém,…
  • Tuyệt đối không được tự ý châm cứu tại nhà nếu không có chuyên môn, nếu châm nhầm huyệt đạo có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc, thậm chí thiệt hại tính mạng.
  • Cần kết hợp một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý trong thời gian điều trị để nhanh cải thiện giấc ngủ và sức khỏe.

Trên đây là những thông tin cần thiết về cách điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu. Hy vọng những kiến thức này đã giúp ích được cho bạn.

Mất ngủ cần được điều trị sớm để cải thiện sức khỏe cũng như không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất.

Tham khảo thêm:

Cùng chuyên mục

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, thăm khám sức khỏe định kỳ,... là một số cách phòng ngừa thiếu...

Đau nửa đầu bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu bên phải là bị gì? Có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu bên phải là tình trạng phổ biến ở nhiều người, hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không nên chủ quan. Bởi vì, nó có thể...

Top 10 loại thuốc bổ não tăng cường trí nhớ được đánh giá tốt

Các loại thuốc bổ não tăng cường trí nhớ chủ yếu là viên uống bổ sung, TPCN và thuốc không kê toa. Các sản phẩm này chứa chiết xuất từ...

Các phương pháp nào được sử dụng để xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não?

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất

Siêu âm Doppler, chụp động mạch não, CT – scan, lưu huyết não đồ… là những xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não thường được sử dụng. Vậy các xét...

Chữa mất ngủ NSUT Hương dung chia sẻ

Bí quyết giúp nghệ sĩ ưu tú Hương Dung khỏi hẳn mất ngủ, ngủ ngon giấc tự nhiên

Thời gian gần đây bí quyết chữa khỏi mất ngủ kinh niên của Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung được VTV2 chia sẻ trong chương trình Vì sức khỏe người...

Triệu chứng đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh gì?

Đau nửa đầu bên trái là một triệu chứng thường gặp, xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo về một...

Bình luận (1)

  1. Nguyễn quốc Hùng says: Trả lời

    PP này chắc chỉ hỗ trợ cho người bị mất ngủ nhẹ còn trường hợp nặng có chữa đc không
    Ng

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn