Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

9+ Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu canxi mẹ nên chú ý

Thiếu canxi không chỉ gây còi xương, loãng xương ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất mà còn  khiến trẻ chậm phát triển về tư duy và gây ra các bệnh lý sau này cho trẻ. Do đó, cha mẹ nên nắm được các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu canxi để kịp thời bổ sung cho bé qua chế độ dinh dưỡng của mẹ để tăng cường canxi trong sữa cho bé và qua các sản phẩm bổ sung vitamin D. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé có đang bị thiếu canxi hay không để có biện pháp bổ sung phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu canxi
Có rất nhiều dấu hiệu giúp mẹ nhận biết bé có bị thiếu canxi hay không

Nguyên nhân gây thiếu canxi ở trẻ sơ sinh

Canxi là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng của cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý về xương khớp, đặc biệt thiếu canxi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu canxi ở trẻ, có thể kể đến như:

  • Do chế độ ăn uống của mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của bé, nếu chế độ ăn của mẹ thiếu canxi thì lượng canxi nạp vào chỉ đủ cung cấp cho cơ thể mà không thể đáp ứng được nhu cầu của bé. Thường do chế độ ăn ít canxi, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều xenlulo làm giảm khả năng hấp thụ canxi của ruột. Khi ăn ít rau củ quả, ăn nhiều protein cũng làm giảm lượng canxi hấp thu được qua thực phẩm
  • Do cơ thể mẹ hoặc bé: Nếu cơ thể mẹ xuất hiện một số bệnh lý thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi, lượng canxi nạp vào cũng chỉ đủ cung cấp cho mẹ. Ngoài ra, khi ăn nhiều protein cũng có thể làm gia tăng tiết canxi. Do trẻ bị ngạt hoặc thiếu oxy trong quá trình sinh, do di chứng của đái tháo đường thai kỳ hoặc ngộ độc thai nghén cũng là nguyên nhân gây thiếu canxi ở bé. 
  • Thiếu vitamin D: Vitamin D ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, do đó bổ sung canxi cần kết hợp với vitamin thì mới phát huy được tác dụng. Thế nhưng, vitamin D3 không có trong sữa mẹ mà chỉ có thể bổ sung thông qua việc tắm nắng hoặc các sản phẩm giúp bổ sung vitamin D3 cho trẻ. Nếu mẹ không bổ sung vitamin D3 từ sớm, ngay từ khi bé chào đời sẽ khiến bé gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi.

Ở trẻ em, nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài, nhẹ thì khiến bé khó chịu, hay cáu gắt, nặng thì có thể bị co giật các cơ, nghiêm trọng hơn có thể gây còi xương cho trẻ. Còi xương sẽ làm trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng, ảnh hưởng đến chiều cao, gây biến dạng xương, ở bé gái có thể làm biến dạng xương chậu. Do đó, tốt nhất mẹ cần nắm được các dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ để bổ sung kịp thời.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu canxi

Thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm lớn, đi chân vòng kiềng, vẹo cột sống, có thể gây ra bệnh còi xương nếu tình trạng này kéo dài. Do đó, thiếu canxi là vấn đề khiến các bậc cha mẹ hết sức phiền lòng, để nhận biết trẻ có thiếu canxi hay không, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây:

1. Trẻ dễ giật mình, hay khóc đêm

nhận biết trẻ bị thiếu canxi
Dễ giât mình hay khóc đêm, hay vặn mình, ngủ không sâu giấc là dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ

Hay vặn mình, rướn người, giật mình, khóc đêm là những triệu chứng thiếu canxi thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh rất dễ bị hạ canxi huyết, khiến trẻ dễ kích động, vặn mình, rướn người khi ngủ. Do khi thiếu canxi, quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng khiến hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh có tác dụng thư giãn não hoạt động không tốt. Điều này khiến giấc ngủ sâu của trẻ bị ức chế làm dễ giật mình, hay khóc đêm. Ngoài ra, thiếu canxi còn có thể khiến trẻ hay ọc sữa, co thắt thanh quản gây khó thở.

2. Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi rất khó ngủ

Như đã đề cập, khi thiếu canxi hoạt chất truyền dẫn thần kinh giúp não thư giãn hoạt động không tốt, vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn do hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Vì không đủ canxi để điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái thư giãn (ức chế của vỏ não) với trạng thái hưng phấn nên trẻ ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn, khó ngủ, ngủ không ngon giấc. 

3. Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm

Thiếu canxi hay chính xác hay là vitamin D khiến quá trình hấp thu canxi của cơ thể bị ảnh hưởng. Thiếu vitamin D thường gặp ở trẻ sinh non, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, sinh nhẹ cân… Hiện nay, vitamin D thường được bổ sung dưới dạng xịt hoặc đường uống, mỗi ngày cho trẻ dùng từ 1 – 2 giọt đều đặn từ khi sinh đến 3 tuổi. Do vitamin D không có trong sữa mẹ, hơn nữa việc phơi nắng ngày nay không thể giúp trẻ hấp thu vitamin D. Nếu mẹ thấy bé ra nhiều mồ hôi ở gáy, trán ngay cả khi thời tiết đang lạnh thì rất có thể bé đang thiếu vitamin D.

4. Rụng tóc vành khăn

Rụng tóc vành khăn là tình trạng tóc bé rụng nhiều ở phần sau gáy tạo hình hình dáng như vành mũ ở xung quanh đầu, thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 2 – 6 tháng tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây rụng tóc vành khăn ở trẻ có thể kể đến như do thiếu sắt, kẽm, vitamin C và đặc biệt rất có thể là do bé thiếu canxi hoặc vitamin D. 

Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc vành khăn chủ yếu do thiếu vitamin D nhiều hơn các chất dinh dưỡng khác. Tình trạng này có thể gặp ở những em bé còi cọc, suy dinh dưỡng và cả những bé mập mạp, do thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi. Ngoài ra, cần chú ý nếu bé nằm quá lâu ở một tư thế, hay ma sát đầu với gối, chiếu hoặc mới ốm dậy thì đều có thể dễ bị rụng tóc chứ không nhất thiết là do thiếu dưỡng chất.

5. Trẻ sơ sinh bị thiếu canxi hay nấc cụt, ọc sữa

Thiếu canxi ở trẻ
Khi thiếu canxi, trẻ cũng rất dễ bị nấc cụt, ọc sữa

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt là hiện tượng thường gặp trong 3 tháng đầu đời của trẻ sơ sinh và sẽ giảm dần khi bé được 1 tuổi. Nấc cụt có thể xuất hiện do ăn no quá mức, nuốt quá nhiều không khí, không khí ô nhiễm nhưng chủ yếu do dạ dày thực quản của bé chưa hoàn thiện khiến bé bị trào ngược dẫn đến nấc cụt. Ngoài ra, một nguyên nhân khác, mặc dù không phổ biến nhưng có thể khiến bé nấc cụt là do thiếu canxi. Nếu trẻ hay nấc cụt, ọc sữa kèm theo nhiều triệu chứng khác thì rất có thể bé nhà bạn đang bị thiếu canxi.

6. Thóp đóng quá muộn

Thóp của trẻ đóng quá sớm hoặc quá muộn đều rất đáng lo, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé. Nếu đóng quá sớm, có thể do bé thiếu dưỡng chất khi mang thai, bé có thể bị viêm não hoặc do mẹ thường xuyên khám bệnh, chiếu tia X-quang gây nên. Trong khi đó, nếu thóp đóng muộn, không đóng thậm chí mở rộng ra theo tuổi thì chứng tỏ bé đang thiếu canxi. Có thể là dấu hiệu cho thấy xương bé chậm cốt hóa, suy dinh dưỡng, còi xương. Thông thường, thóp của trẻ sẽ khép lại trong 12 – 18 tháng tuổi, nếu sau giai đoạn này thì có nghĩa là bé bị liền thóp muộn do thiếu canxi gây nguy cơ suy dinh dưỡng, còi xương, não to bất thường.

7. Chân vòng kiềng, biết đi muộn, biến dạng xương khớp

Chân vòng kiềng là tình trạng chân cong chữ O, lúc này 2 đầu gối của bé đi ra xa giữa đường cơ thể còn 2 mắt cá thì chạm vào nhau. Hầu như trẻ sơ sinh đều có chân vòng kiềng do tư thế của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu sau khi bé lớn hơn vẫn còn tình trạng này thì chứng tỏ con đang thiếu canxi, vitamin D và các khoáng chất khác. 

Tình trạng thiếu canxi khiến chân cong, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm sẽ làm bé lâu cứng cổ, chậm biết bò, biết ngồi, đứng, đi hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nếu thấy xương con mềm, tay chân không cứng cáp, lâu biết bò, biết ngồi, không phát triển đúng với lứa tuổi thì mẹ nên kiểm tra xem con có thiếu canxi hay vitamin D không nhé.

8. Trẻ nhận thức chậm, khó thích ứng

nhận biết trẻ thiếu canxi
Nhận biết kém, chậm thích ứng với môi trường xung quanh cũng là dấu hiệu thường gặp

Nhận thức chậm, khó thích ứng với môi trường xung quanh cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ trẻ sơ sinh bị thiếu canxi. Do canxi không chỉ cần thiết trong cấu tạo xương răng mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của hệ thần kinh. Khi thiếu canxi, trẻ sẽ hay khóc đêm, dễ giật mình, dễ nổi cáu do khó thích ứng với môi trường xung quanh. Lúc này vỏ não không có chất ức chế giúp thư giãn nên sẽ khiến trẻ hay quấy khó, nhận thức chậm.

Ngoài ra, thiếu canxi cũng khiến trẻ phát triển chậm, dễ bị rối loạn tâm lý. Đôi khi nhiều bé còn tỏ ra không quan tâm đến những người xung quanh, phản xạ kém, nhận thức chậm hơn so với trẻ khác.

9. Một số dấu hiệu khác

Ngoài những dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu canxi kể trên, mẹ cũng cần xem xét những dấu hiệu như:

  • Trẻ biếng ăn, chán ăn do lượng canxi dung nạp vào cơ thể không đủ khiến bé không cảm giác ngon miệng
  • Bé hay bị nhức mỏi, đau chân do thiếu hụt canxi khiến xương khớp yếu, không thể nâng đỡ cơ thể bé tốt. Ngoài ra, bé còn rất dễ bị chuột rút, dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn khi trẻ trên 18 tháng tuổi
  • Chậm mọc răng, dễ bị sâu răng do canxi trong vai trò quan trọng trong cấu tạo của xương răng. Nếu thiếu canxi, ở thời điểm 6 tháng tuổi, bạn có thể vẫn chưa thấy bé mọc răng. Khi lớn hơn, răng bé mọc so le, mọc lệch, răng lỏng, rụng sớm…

Làm gì khi bé sơ sinh bị thiếu canxi?

Thiếu canxi là tình trạng chung của người Việt Nam, do đó, nếu bé sơ sinh của bạn gặp phải tình trạng này, mẹ cần: 

1. Đưa con khám dinh dưỡng

Mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu trên để xác định xem bé nhà mình có bị thiếu canxi hay không. Nếu bé xuất hiện 3 – 4 dấu hiệu đã đề cập thì tốt nhất mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế, bệnh viện để đo mật độ xương, xét nghiệm hàm lượng canxi trong máu để chắc chắn rằng bé có thiếu canxi hay không. Lúc này, bác sĩ sẽ có phương án khắc phục tình trạng thiếu canxi của bé một cách phù hợp và chính xác nhất. Chỉ khi biết được mức độ thiếu hụt thì mới có biện pháp bổ sung đúng đắn nhất.

2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu canxi
Thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng là một trong những cách cải thiện tình trạng thiếu canxi của con

Nếu bé bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên tăng cường bổ sung canxi qua chế độ ăn uống. Có thể dùng thuốc uống bổ sung canxi, và cũng đừng quên thêm các loại rau xanh trái cây giàu canxi cho cơ thể như rau diếp cá, bắp cải, cải xoăn, bông cải xanh, chanh, bưởi, kiwi, mít, lượu, nho, lê, cam, quýt, mâm xôi… Mẹ cũng nên thường xuyên dùng sữa tươi, sữa chua, phô mai… để bổ sung nguồn canxi từ động vật cho bé. 

Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho bé qua chế độ ăn dặm. Có thể thêm các thực phẩm như bông cải xanh, chuối, cam, cá, đậu hũ vào bữa ăn của bé. Ngoài ra, có thể lựa chọn các loại sữa bổ sung canxi để bé sử dụng.

3. Bổ sung vitamin D cho bé

Rất nhiều trường hợp bé thiếu canxi vì thiếu hụt vitamin D. Có 2 cách bổ sung vitamin D cho bé sơ sinh phổ biến hiện nay là:

  • Tắm nắng cho trẻ: Tắm nắng cho bé vào thời điểm từ 6 – 8 giờ sáng được nhiều người lựa chọn vì giúp trẻ bổ sung được vitamin D. Tuy nhiên, có rất nhiều tranh cãi xoay quanh vấn đề này, vì các nghiên cứu cho rằng, ánh nắng vào buổi sáng sớm không chứa nhiều vitamin D, phơi nắng sẽ khiến bé dễ bị tổn thương da, có nguy cơ ung thư da cao. Do đó, hiện nay, nhiều bác sĩ không còn khuyến khích mẹ cho bé tắm nắng nữa.
  • Bổ sung vitamin dạng thuốc: Ngay khi bé được sinh ra, các bác sĩ đã khuyến khích mẹ bổ sinh vitamin D3 cho bé dạng uống hoặc dạng xịt, có thể sử dụng sau sinh 3 – 5 ngày, liên tục cho đến khi bé được 3 tuổi. 

Một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị thiếu canxi

Khi mẹ đã nắm được dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu canxi mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, các sản phẩm bổ sung canxi và tự ý sử dụng cho bé
  • Ngoài vitamin D3, việc bổ sung canxi cho bé qua các loại thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, dư thừa canxi, bổ sung canxi không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
  • Nếu bé đang bú mẹ, mẹ nên xây dựng khẩu phần ăn giàu canxi với hàm lượng canxi đến từ các nguồn như sữa, các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc, các loại rau màu xanh lá, thủy hải sản
  • Nếu bé đã ăn dặm bên cạnh việc cho con bú sữa mẹ, sữa công thức, mẹ nên bổ sung canxi vào thực đơn ăn dặm của bé
  • Nếu bé thiếu vitamin D, bên cạnh việc bú sữa mẹ, mẹ nên cho con uống ít hơn 900gr sữa công thức để bổ sung vitamin D hoặc bổ sung dạng thuốc hoặc dạng xịt cho bé.

Như vậy, có rất nhiều dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ sơ sinh bị thiếu canxi. Tình trạng thiếu canxi ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quá trình phát triển thể chất lẫn trí não của bé. Do đó, mẹ không nên bỏ qua các dấu hiệu bất thường của con, hãy thăm khám ngay khi con có dấu hiệu thiếu canxi mẹ nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ bị đổ nhiều mồ hôi đầu khi ngủ là một trong những trường hợp phổ biến xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra...

Mang thai nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Mang thai nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất?

Mang thai nên uống uống sữa bầu vào tháng thứ mấy là tốt nhất? Đây là thắc mắc của nhiều người, nhất là với những cô nàng lần đầu tiên...

Nên uống sữa bầu hay sữa tươi khi mang thai tốt hơn?

Nên uống sữa bầu hay sữa tươi khi mang thai tốt hơn?

Với giá trị dinh dưỡng cao, sữa là nguồn dưỡng chất lý tưởng dành cho bà bầu. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển toàn...

10 Mẹo giúp bé yêu ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm

Trẻ khó ngủ khiến cho các bật phụ huynh lo lắng rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ những tác động khác nhau....

10+ Thực phẩm bổ sung canxi cho bà bầu an toàn tự nhiên

Sữa bò, hạt hạnh nhân, hạt chia, cá hồi, hải sản,... là một số loại thực phẩm bổ sung canxi lành mạnh cho bà bầu. Thêm các loại thực phẩm...

Có nhiều điều bố mẹ cần lưu ý khi bấm lỗ tai cho bé để tránh nhiễm trùng

Bấm lỗ tai cho bé: 7 Điều cần lưu ý để không bị nhiễm trùng

Thông thường các bệnh viện thường có dịch vụ bấm lỗ tai cho bé sơ sinh là gái mới chào đời, cha mẹ có thể quyết định bấm ngay sau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn