Lưỡi trắng đau họng là dấu hiệu ung thư lưỡi?

Viêm họng hạt có mủ – Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết, điều trị

Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Bác sĩ nói gì?

Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không? Điều cần biết

Viêm họng xung huyết – Nguy hiểm, dễ gây ung thư vòm họng

7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh

Viêm họng mủ là gì, có tự khỏi không? Những thông tin cần biết

Đau rát cổ họng – Nguyên nhân và cách trị tự nhiên + Thuốc

Viêm họng ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Viêm họng kéo dài mãi không khỏi là do đâu? Làm sao khỏi?

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày và khi nào cần khám?

Viêm họng khiến cho cổ họng của trẻ bị sưng đỏ, niêm mạc họng nhanh chóng bị dày lên kèm theo triệu chứng sốt, đầu đầu, hắt hơi, ngạt mũi,… Vậy trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bé.

trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Các bé bị viêm họng kèm theo sốt, đau đầu.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?

Hầu hết các bé mắc bệnh viêm họng thường rất dễ bị sốt nhẹ trong khoảng 3 – 4 ngày. Tuy nhiên, một số trẻ bị sốt cao khoảng 39 – 40 độ C. Thời gian trẻ bị sốt còn tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh viêm họng ở trẻ. Trường hợp bệnh viêm họng gây biến chứng nhiễm khuẩn có thể khiến bệnh nhân bị sốt trong khoảng thời gian dài. Nếu không được kiểm soát, trẻ bị sốt cao có thể gây tử vong, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng thường do thời tiết thay đổi đột ngột, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, virus (cúm, sởi), vi khuẩn (phế cầu, liên cầu khuẩn, tụ cầu), nấm (candida). Khi bị viêm họng, trẻ thường có các biểu hiện như ngạt mũi, đau rát họng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ngứa cổ họng,… Bên cạnh đó, những cơn ho sẽ xuất hiện thường xuyên và kèm theo đờm. Với trẻ nhỏ, bé sẽ quấy khóc, khó ngủ, biếng ăn, cơ thể suy nhược, nôn, đi ngoài có phân lỏng,…

Với những trường hợp sốt nhẹ, trẻ sẽ bị nóng người. Khi bệnh viêm họng được cải thiện, triệu chứng sốt sẽ nhanh chóng giảm. Tuy nhiên, rất nhiều bé bị sốt cao, kèm với tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều, không muốn ăn uống, cơ thể suy nhược, cha mẹ cần phải chú ý đến sức khỏe của trẻ. Nếu có bất cứ vấn đề bất thường nào, cha mẹ cần phải đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị viêm họng cấp sốt – Khi nào cần khám?

Với những trẻ bị viêm họng sốt nhưng không được điều trị đúng cách, bệnh có thể kéo dài tù 7 – 10 ngày. Tình trạng này có thể dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ như viêm tai giữa, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm hạch mủ, viêm phế quản, viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn huyết,… Khi trẻ bị sốt liên tục và kèm theo một số triệu chứng dưới đây, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm.

trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu bé bị sốt.
  • Sốt cao liên tục kèm theo co giật
  • Uống thuốc và chườm ấm điều trị sốt nhưng không khỏi.
  • Trẻ ho nhiều kèm theo khó thở, thở gấp.
  • Nhịp tim nhanh hơn bình thường, đôi khi bị co rút lồng ngực.
  • Chảy mủ tai, nhức mũi, đau rát cổ họng
  • Trẻ bị nôn ói nhiều, đầy bụng, ăn không tiêu
  • Đi ngoài có phân lỏng nhiều lần trong ngày
  • Bệnh viêm họng không được cải thiện sau khi điều trị 2 ngày.

Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày là nguy hiểm?

Viêm họng là bệnh lý xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ. Với căn bệnh này, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan trọng việc điều trị bệnh. Thực tế, có rất nhiều trường hợp cha mẹ đưa trẻ đến khám bệnh khi bệnh đã chuyển biến thành nhiễm khuẩn họng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Trẻ bị viêm họng gặp nguy hiểm trong các trường hợp sau.

  • Bé bị sốt trên 2 ngày
  • Trẻ bị sốt cao 38 – 40 độ C
  • Hắt hơi, sổ mũi, nôn trớ, thở khò khè, quấy khóc, kém ăn, bỏ bú.
  • Cổ họng trẻ xuất hiện mủ ở các khe hoặc hốc amidan hai bên.
  • Đi ngoài có phân lỏng, đau bụng thường xuyên
  • Họng bị sưng tấy, ửng đỏ
  • Khó thở, chảy nước dãi liên tục

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ (3 – 6 tháng tuổi) bị sốt trên 38,5 độ C kèm theo triệu chứng đau nhức ở khoang miệng thì phụ huynh cần nhanh chóng hạ sốt cho trẻ. Riêng các bé 6 tháng tuổi bị sốt cao từ 39 độ C trở lên, đồng thời niêm mạc họng bị sưng tấy, không há được miệng, cơ thể mệt mỏi,… cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám sớm.

Làm gì khi trẻ bị viêm họng sốt?

Khi trẻ bị viêm họng sốt nhẹ, trước hết, cha mẹ cần phải tiến hành hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp chườm mát và lau cơ thể bằng khăn ấm. Bên cạnh đó, phụ huynh nên vệ sinh vùng mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý. Nếu trẻ bị sốt quá cao kèm theo tình trạng dịch mũi quá đặc, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ điều trị bệnh. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ khi bị viêm họng sốt, phụ huynh có thể tham khảo.

1. Vệ sinh vùng mũi họng

Khi trẻ bị ngạt mũi và có dịch mũi lỏng, phụ huynh có thể vệ sinh vùng mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và lau mũi cho bé bằng khăn mềm. Với trường hợp dịch mũi quá đặt, cha mẹ có thể nhỏ vào mũi bé khoảng 2 – 3 giọt nước muối sinh lý để làm loãng dịch nhầy. Sau đó dùng dụng cụ hút dịch mũi ra để tránh tình trạng tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không được dùng miệng hút dịch mũi cho trẻ, khiến bé bị viêm nhiễm niêm mạc mũi.

trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Cha mẹ chỉ nên vệ sinh mũi cho trẻ trong trường hợp cần thiết.

Nếu sử dụng khăn giấy, cha mẹ nên bỏ ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn vải, phụ huynh cần phải thay khăn mới tránh tình trạng vi khuẩn bám trên khăn gây bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó, khi dùng nước muối sinh lý rửa mũi và súc họng cho trẻ, cha mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự tiện áp dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, khiến niêm mạc họng bị tổn thương nặng hơn.

2. Sử dụng thuốc Tây theo chỉ định bác sĩ

Với trường hợp, trẻ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt, cha mẹ cần phải hướng dẫn trẻ tuân thủ đúng các hướng dẫn. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ, tránh các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, khiến bệnh chuyển biến xấu đi. Bên cạnh đó, bạn không được dùng lại đơn thuốc đã uống lần trước.

3. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với trẻ mắc bệnh viêm họng sốt. Thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp bé phục hồi sức khỏe tốt hơn. Khi cho trẻ ăn, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày
Cải thiện bệnh viêm họng bằng chế độ ăn uống hợp lý.
  • Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, dễ nuốt
  • Nên cho bé uống nhiều nước. Cha mẹ có thể pha dung dịch oresol và nước ép hoa quả để cải thiện sức khỏe cho trẻ.
  • Chia thức ăn cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tuyệt đối không được ép trẻ ăn quá nhiều khiến bé bị nôn ói.
  • Bổ sung cho trẻ các loại thức ăn, trái cây có chứa nhiều thành phần vitamin C
  • Hạn chế cho bé ăn thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ, chất kích thích gây kích ứng vòm họng
  • Không được cho trẻ uống nước đá và thực phẩm lạnh gây tổn thương cổ họng

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề: Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Bệnh viêm họng có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm nên phụ huynh cần phải thận trọng. Để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ nên đưa trẻ tiến hành thăm khám, chữa trị bệnh sớm. Đồng thời, bạn nên chủ động tìm hiểu, lựa chọn bệnh viêm uy tín, chất lượng để điều trị bệnh cho trẻ. Đặc biệt, việc chăm sóc trẻ trong quá trình điều trị bệnh là rất cần thiết, phụ huynh cần phải chú ý.

Cùng chuyên mục

Bệnh viêm họng: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Bệnh viêm họng xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm cấp hoặc mãn tính. Điều trị bệnh lý này phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, thể bệnh riêng...

Bé bị viêm họng sốt cao cần làm gì, khi nào đi viện?

Trẻ viêm họng sốt cao, quấy khóc, chán ăn,... khiến không ít phụ huynh vô cùng lo lắng. Với căn bệnh này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ thăm...

Mẹo chữa đau họng bằng gừng hiệu quả hơn uống thuốc

Chữa đau họng bằng gừng là mẹo trị bệnh quen thuộc, có cách thực hiện đơn giản, an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Với dược tính và...

Bệnh viêm họng có lây không, làm sao phòng ngừa?

Viêm họng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh nhân mắc bệnh viêm họng thường xuyên bị nuốt nghẹn, sưng tấy, đau rát, khó chịu ở cổ họng....

Mật ong thường được sử dụng để chữa khàn tiếng

Cách chữa khàn tiếng bằng mật ong nhanh chóng dễ làm

Dùng mật ong chữa khàn tiếng được nhiều người ưa chuộng từ xưa đến nay vì tính hiệu quả cao mà cách làm lại đơn giản. Có thể sử dụng...

Những điều cần biết trẻ bị viêm họng nhưng không ho

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho và cách chăm sóc, xử lý

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là bệnh lý khá phổ biến. Có những trường hợp bệnh sẽ tự khỏi nhưng cũng có trường hợp dẫn đến các triệu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn