Rôm sảy có lây không? Có tự khỏi không? Bao lâu thì hết?

Rôm sảy là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh rôm sảy bội nhiễm có nguy hiểm không?

Bà bầu bị nổi rôm sảy có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào an toàn?

Rôm sảy ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Trẻ bị rôm sảy nên tắm gì nhanh khỏi?

Mẹo tắm mướp đắng trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Trẻ bị rôm sảy nên ăn và kiêng ăn gì tốt?

Bé bị rôm sảy có mủ mẹ nên làm gì?

Mẹo trị rạn da bằng cà chua bạn nên thử

Trẻ bị rôm sảy nên ăn và kiêng ăn gì tốt?

Rôm sảy là bệnh thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh do tuyến mồ hôi bé chưa phát triển hoàn chỉnh trong khi làn da bé lại vô cùng mỏng manh và nhạy cảm. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chăm sóc thông thường, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống để giúp bệnh nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Dưới đây là một số thông tin giúp mẹ nắm được trẻ bị rôm sảy nên ăn và kiêng ăn gì tốt.

Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều cha mẹ
Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc chung của nhiều cha mẹ

Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì?

Nên cho trẻ bị rôm sảy ăn nên ăn gì tốt là thắc mắc chung của rất nhiều bậc cha mẹ bởi lẽ ai cũng mong muốn con khỏe mạnh. Để giúp trẻ không còn ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu khi mắc rôm sảy, mẹ có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm dưới đây:

1. Các loại nước mát

Thông thường, trẻ dễ bị rôm sảy khi thời tiết nắng nóng nhất là vào mùa hè hoặc khi ba mẹ ủ con quá kỹ. Do đó, việc bổ sung các loại nước mát có công dụng giải nhiệt, bù nước, làm mát cơ thể sẽ hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị rôm sảy ở trẻ. Có thể kể đến như:

Nước râu ngô

Nước râu ngô là loại thức uống tốt cho cả người lớn và trẻ em. Râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, cung cấp lượng nước nhiều hơn bình thường từ đó ngăn ngừa cải thiện tình trạng mất nước của cơ thể. Không chỉ vậy, nước râu ngô còn được sử dụng để giảm ngứa, giảm đau do vết côn trùng cắn và hỗ trợ điều trị phát ban, nhọt. 

Nước rau má

Rau má tính mát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc gan thường được sử dụng để chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ, sát trùng vết thương ngoài da, trị mụn nhọt. hỗ trợ tích cực cho việc thải độc, bảo vệ gan. Do đó, khi bé bị rôm sảy, nếu đang cho con bú mẹ có thể dùng nước rau má để giúp bé nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Nếu bé hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho bé uống nước rau má, tuy nhiên không nên sử dụng úa 30 – 40g mỗi ngày. 

Bột sắn dây

Bột sắn dây có màu trắng được làm từ củ của cây sắn dây có tính mát nên giúp giải nhiệt hiệu quả. Do đó, đây được xem là thức uống giải nhiệt cực tốt vào mùa hè. Không chỉ vậy, nước bột sắn dây còn giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt. Tuy nhiên, chỉ nên dùng một lượng nhỏ cho trẻ em vì sắn dây tính hàn, dùng nhiều có thể gây đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nên pha với nước ấm hoặc đun thành dạng sệt sệt cho trẻ dùng, tuyệt đối không nên pha cùng nước lạnh. 

Nước chanh leo

Chanh leo hay chanh dây có vị chua ngọt, tính mát, công dụng chính là thanh nhiệt giải độc. Không chỉ vậy, chanh leo còn chưa nhiều acid amin rất tốt cho sức khỏe. 

Mẹ có thể pha nước chanh leo bằng cách lấy 1 quả chanh leo cắt đôi, nạo lấy phần bên trong cho vào cốc, thêm đường vào một ít muối, đánh đều cho phần màng quanh hạt tách khỏi hạt Tiếp đó cho vào ít nước đun sôi để nguội, khuấy đều rồi uống.

2. Các loại rau xanh tính mát

Rôm sảy xuất hiện chủ yếu do cơ thể bé quá nóng, mồ hôi không thoát hết ra ngoài gây bít tắc tuyến mồ hôi. Vì thế, để cải thiện tình trạng này, ngoài việc dùng các loại thuốc bôi ngoài da thì làm mát cơ thể từ bên trong là hết sức cần thiết. Nếu bé bị rôm sảy, mẹ nên bổ sung các loại rau củ dưới đây:

Rau dền

Rau dền giàu dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho bé bị rôm sảy
Rau dền giàu dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt rất tốt cho bé bị rôm sảy

Rau dền giàu sắt, vitamin, chất xơ, canxi, mangan có tác dụng giải nhiệt, mát gan, lợi khí, thông tiểu, kích thích tiêu hóa.. Do đó, ăn nhiều rau dền trong bữa ăn khi bé bị rôm sảy sẽ giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể khiến các mụn đỏ nhỏ li ti nhanh chóng biến mất. Không chỉ vậy, rau dền còn tốt cho đại tràng, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển về trí não và thể chất của bé.

Rau mồng tơi

Rau mồng tơi tính hàn, vị chua, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, thanh nhiệt, tán nhiệt, máu mát. Có tác dụng tốt trong việc điều trị rôm sảy và mụn nhọt ở trẻ. Vì thế, mẹ đừng quên thêm rau mồng tơi vào bữa ăn hàng ngày nếu bé bị rôm sảy.

Một số loại rau khác

Bên cạnh các loại rau xanh đã kể trên mẹ có thể bổ sung thêm:

  • Rau ngót: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng. Không chỉ làm mát cơ thể, đào thải độc tố mà loại rau này còn giúp đẩy sản dịch ra ngoài, rất tốt cho phụ nữ sau sinh. 
  • Rau muống: Tính mát, có tác dụng thông tiểu tiện, thanh nhiệt, giải độc.
  • Rau má: Là loại rau được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, lợi tiểu rất tốt. Đây cũng là lý do mà nhiều người sử dụng các món ăn thức uống từ rau má khi thời tiết nắng nóng.

3. Các loại rau củ có tính mát

Nếu mẹ đang băn khoăn không biết trẻ bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng gì thì các loại rau củ tính mát sau đây là gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ:

Củ cải

Là lựa chọn không thể bỏ qua nếu muốn giải nhiệt, giảm kích ứng da. Củ cải có tính mát, có tác dụng giải nhiệt, làm mát và điều hòa thân nhiệt rất tốt.

Khoai lang

Củ khoai lang vừa giúp nhuận tràng, vừa hỗ trợ giải nhiệt cơ thể
Củ khoai lang vừa giúp nhuận tràng, vừa hỗ trợ giải nhiệt cơ thể

Khoai lang vị ngọt, mùi thơm, tính mát không chỉ giúp giải nhiệt mà còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Do đó, khi mẹ thêm khoai lang vào khẩu phần ăn sẽ giúp trẻ phòng ngừa, cải thiện tình trạng rôm sảy và chống táo bón. 

Củ mã thầy

Mã thầy hay củ năng, bên ngoài màu tím đen, bên trong màu trắng, vị ngọt, tính hàn. Thường được sử dụng để kháng viêm, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị vàng da, táo bón, nhuận tràng… Đặc biệt, củ mã thầy còn có công dụng bù nước, thanh nhiệt, giải độc, chữa tiêu khát, cải thiện tình trạng hợp nhiệt. 

Đậu xanh

Nhắc đến các thực phẩm có chức năng thanh nhiệt, giải độc thích hợp với ngày hè nắng nóng thì không thể không nhắc đến đậu xanh. Đây là loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và có vị hợp với khẩu vị của trẻ em. Mẹ có thể nấu cháo, nấu nước hoặc chè đậu xanh cho bé ăn hàng ngày khi bé bị rôm sảy.

4. Các loại trái cây

Trái cây là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe và được trẻ em vô cùng yêu thích. Do đó, khi bé bị rôm sảy, mẹ nên tăng cường bổ sung các loại trái cây sau đây vào bữa ăn của bé:

Trái cây họ bưởi

Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì và kiêng ăn gì
Hãy thêm cam, quýt, bưởi vào khẩu phần ăn của bé khi bé bị rôm sảy

 Cam, quýt, bưởi… có tới 90% là nước và rất giàu vitamin C. Vì thế khi bé ăn hoặc uống các loại nước ép này sẽ vừa giải khát, hạ nhiệt, chống mất nước lại vừa có khả năng trị rôm sảy và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Dâu tây

Là loại trái cây có 92% là nước, giàu chất chống oxy hóa. Mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp, ăn dâu tây cùng sữa chua hoặc pha sinh tố dâu tây đều rất tốt cho việc phòng và điều trị rôm sảy ở trẻ.

Dưa leo 

Dưa leo hay dưa chuột có 96% là nước, có tác dụng hạ nhiệt, thanh nhiệt, bổ sung nước cho cơ thể. Mẹ có thể chế biến dưa leo thành các món ăn hoặc ép lấy nước cho bé uống vào những ngày nắng nóng.

Là loại quả rất được trẻ em yêu thích. Lê vị ngọt, tính mát, tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu đờm, trị ho. Mẹ có thể cho bé ăn lê hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày để giúp các nốt rôm sảy nhanh chóng biến mất. 

5. Các món ăn gợi ý cho mẹ khi bé bị rôm sảy

Khi bé bị rôm sảy, mẹ có thể tham khảo các món ăn sau đây:

Canh rong biển

Canh rong biển hầm sườn bò giúp giải nhiệt ngày hè
Canh rong biển hầm sườn bò giúp giải nhiệt ngày hè

Rong biển có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, làm sạch máu, loại bỏ các chất cặn bã trong cơ thể. Canh rong biển không chỉ tốt cho trẻ sơ sinh bị rau sảy mà còn phù hợp với phụ nữ có thai và phụ nữ sau sinh. 

Mẹ có thể nấu canh rong biển với sườn bò. Đem sườn bò ninh nhừ, rong biển ngâm nở với nước sạc thì cho vào nồi, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Canh hoa thiên lý nấu cua

Hoa thiên lý không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể. Theo Đông y, hoa thiên lý vị ngọt, tính bình, có công dụng giải nhiệt, chống viêm… 

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu: 500g hoa thiên lý, 1kg cua đồng
  • Cua rửa sạch, xay rồi lọc lấy nước
  • Hoa thiên lý rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, rửa lại rồi để ráo nước
  • Cho nước cua đã lọc vào nồi đun sôi rồi cho hoa thiên lý vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, khi nước sôi thì tắt bếp.

Cháo đậu xanh thịt gà

Như đã đề cập, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Cháo đậu xanh thịt gà không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tích cực cho việc điều trị rôm sảy ở trẻ. 

Cách thực hiện:
– Nguyên liệu: 100g đậu xanh, 50g gạo nếp, 50g gạo tẻ, nửa con gà

  • Gà rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với nước, thêm ít gừng để khử mùi
  • Gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh vo sạch, để ráo nước
  • Khi gà sôi thì cho gạo và đậu vào ninh trong 5 phút ở lửa nhỏ
  • Vớt gà ra xé thành miếng nhỏ, bỏ vào nồi ninh cho nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Trẻ bị rôm sảy nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tích cực bổ sung các thực phẩm tính mát vào khẩu phần ăn của bé, mẹ cũng nên chú ý tránh sử dụng các nhóm thực phẩm dưới đây để không làm cho tình trạng bệnh kéo dài. 

Đồ chiên rán

Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ chiên rán vào thời điểm này
Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ chiên rán vào thời điểm này

Khi trẻ gặp các vấn đề về da như rôm sảy mụn nhọt, mẹ tuyệt đối không cho bé ăn đồ chiên rán vì chúng góp phần thúc đầy tình trạng tích nhiệt, gây nóng trong ở trẻ. Không chỉ vậy, việc ăn nhiều đồ chiên rán còn dễ gây béo phì và gia tăng nguy cơ ung thư. 

Đồ ăn cay nóng

Đồ ăn, gia vị cay nóng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn được coi là kẻ thù của làn da. Chúng không chỉ gây nóng trong mà còn làm tăng tiết hoạt động của tuyến bã nhờn khiến rôm sảy mọc nhiều và dễ dẫn đến  nhiễm trùng trên vùng da bị tổn thương. Đặc biệt, chúng còn không tốt dạ dày và dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Các thực phẩm thuộc nhóm này có thể kể đến như tiêu, tỏi, ớt…

Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều đường làm gia tăng nhiệt độ cơ thể, khiến trẻ hay khóc chịu, cáu gắt và tạo điều kiện cho các vùng rôm sảy lan rộng trên da bé hơn. Hơn nữa, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo như bánh kẹo, kem, mứt, trái cây khô còn gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, không tốt cho sự phát triển của trẻ.

Trái cây nóng

Các loại trái cây tính nóng như vải, nhãn, xoài, mít, dứa, chôm chôm hoặc các thực phẩm lạnh để quá lâu trong tủ lạnh cũng dễ gây nóng trong, làm gia tăng tình trạng rôm sảy. Do đó, mẹ tuyệt đối không cho trẻ em các trái cây này khi thời tiết nắng nóng.  

Đồ uống có ga, caffeine và cồn

Nhóm thức uống này rất được ưa chuộng vào ngày hè nóng bức đặc biệt là nước uống có ga. Tuy nhiên chúng lại là thức uống có dễ gây nóng trong, làm cơ thể sinh nhiệt. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên cho bé uống mà thay vào đó hãy uống nhiều nước lọc, nước ép hoặc sinh tố trái cây.

Những lưu ý khi bé bị rôm sảy

Mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho da bé và cần cẩn thận khi tắm rửa để tránh làm da bé tổn thương
Mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho da bé và cần cẩn thận khi tắm rửa để tránh làm da bé tổn thương

Khi xây dựng khẩu phần ăn cho bé, mẹ cần chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng và lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Trẻ bị thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng dễ bị nhiễm khuẩn, mụn nhọt, rôm sảy hơn.
  • Ngoài việc sử dụng thực phẩm giải nhiệt, nên tăng cường đề kháng, bổ sung đạm và sắt vào bữa ăn hàng ngày cho trẻ qua các thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cua, trứng, cá… 
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Luôn giữ cho da bé khô thoáng, nên vệ sinh da sạch sẽ, khi tắm nên tắm nhẹ nhàng, sử dụng nước tắm chuyên dụng trị rôm sẩy như Lactacyd, Cetaphil, Dr.Papei…
  • Không thoa phấn rôm lên da bé vì chúng dễ gây bít tắc lỗ chân lông, nhiễm trùng, kích ứng da.
  • Cho trẻ ở phòng thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tuyệt đối không ủ kỹ, cho mặc quá nhiều quần áo.

Trên đây là một số thông tin giúp mẹ không còn thắc mắc trẻ bị rôm sảy nên ăn và kiêng ăn gì tốt. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm, vùng rôm sảy lan rộng, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám để kịp thời theo dõi và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Trị rạn da bằng cà chua là một trong những mẹo hay mà bạn có thể áp dụng

Mẹo trị rạn da bằng cà chua bạn nên thử

Rạn da xảy ra khi các mô đàn hồi của da kém khiến da căng làm các mô liên kết dưới lớp trung bình của da bị đứt gãy tạo...

Trẻ bị rôm sảy nên tắm gì nhanh khỏi?

Rôm sảy là tình trạng thường xảy ra phổ biến ở trẻ em. Bệnh thường xảy ra chủ yếu khi thời tiết nắng nóng và có độ ẩm cao. Khi...

Rôm sảy ở trẻ em là gì?

Rôm sảy ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Rôm sảy ở trẻ em là hiện tượng phổ biến, thường xuất hiện trong thời tiết nắng nóng. Tuy là bệnh lý da liễu lành tính nhưng tình trạng này...

Bà bầu bị nổi rôm sảy có nguy hiểm không? Chữa trị thế nào an toàn?

Bà bầu thường bị nổi rôm sảy do thân nhiệt cao hơn người bình thường, mất cân bằng nội tiết tố và vệ sinh cơ thể không đúng cách. Các...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn