Triệu chứng đau nửa đầu bên trái cảnh báo bệnh gì?

Bí quyết giúp nghệ sĩ ưu tú Hương Dung khỏi hẳn mất ngủ, ngủ ngon giấc tự nhiên

Các xét nghiệm chẩn đoán thiếu máu não chính xác nhất

8 Món ăn giúp an thần chữa mất ngủ siêu hiệu quả

Tìm hiểu cách điều trị mất ngủ bằng phương pháp châm cứu

Dùng mật ong chữa mất ngủ như thế nào đúng và hiệu quả

Khắc phục chứng mất ngủ đơn giản chỉ với 1 củ hành tây

Bệnh mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bật mí cách chữa mất ngủ bằng tinh bột nghệ bạn nên thử

Cách phòng ngừa chứng thiếu máu não ở người cao tuổi

Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?

Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Tuy nhiên, đa phần các rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ đều có thể cải thiện thông qua việc thay đổi thói quen và áp dụng một số biện pháp tự nhiên. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, trẻ có thể phải can thiệp các biện pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ bị mất ngủ
Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý

Nhận biết trẻ bị mất ngủ, khó ngủ

Tình trạng mất ngủ, khó ngủ không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà còn xuất hiện ở trẻ em – kể cả trẻ sơ sinh. Tương tự như người lớn, các rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Vì vậy, phụ huynh cần nhận biết các biểu hiện bất thường và chủ động cho trẻ thăm khám, xử lý trong thời gian sớm nhất.

Đối với trẻ bị rối loạn giấc ngủ, phụ huynh có thể nhận thấy các biểu hiện như:

  • Trẻ khó ngủ vào ban đêm, nằm trằn trọc và thường xuyên quấy khóc
  • Thức dậy sớm (khoảng 2 – 3 giờ sáng), quấy khóc và khó ngủ trở lại
  • Trẻ ngáy to khi ngủ
  • Ngủ chập chờn và dễ tỉnh giấc khi có tiếng động
  • Rất khó thức dậy vào buổi sáng và có xu hướng ngủ nhiều lần trong ngày
  • Trẻ mệt mỏi, uể oải và kém năng động
  • Đối với những trẻ đã đến tuổi đi học, mất ngủ, khó ngủ có thể gây suy giảm trí nhớ và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu kiến thức.

Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ do nguyên nhân nào?

Như đã đề cập, mất ngủ ở trẻ nhỏ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau (bao gồm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý). Việc xác định nguyên nhân sẽ giúp phụ huynh dễ dàng khắc phục và cải thiện các rối loạn giấc ngủ ở con trẻ.

Một số nguyên nhân có thể gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ em:

1. Bụng đói hoặc quá no

Bụng đói hoặc quá no là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ – đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Thực tế cho thấy, phụ huynh thường cho trẻ ăn hoặc bú nhiều hơn mức cần thiết khiến trẻ quá no, dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và mất ngủ.

Tình trạng để bụng quá đói cũng có thể khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ và dễ thức giấc giữa đêm. Khi đói, cơ thể trẻ thiếu năng lượng và dinh dưỡng gây ra cảm giác cồn cào, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng – thời gian ngủ.

2. Thiếu vi chất dinh dưỡng

Thực tế, trẻ nhỏ bị mất ngủ và khó ngủ còn có thể do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng – đặc biệt là magie và canxi. Tình trạng này gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do cơ thể mẹ suy nhược hoặc có chế độ ăn không phù hợp khiến nguồn sữa không cung cấp đầy đủ khoáng chất cần thiết cho bé.

Canxi không chỉ quan trọng đối với hệ thống xương khớp mà còn tham gia vào nhiều hoạt động sống của cơ thể. Thiếu hụt canxi làm giảm hoạt động sản xuất hormone melatonin của tuyến tùng (hormone tạo cảm giác buồn ngủ). Vì vậy, tình trạng này có thể khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn và dễ thức giấc giữa đêm.

Ngoài ra, trẻ nhỏ bị thiếu canxi còn phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe như còi xương, chậm dậy thì (đối với bé gái), co giật các cơ, chuột rút, khó nuốt, dị cảm, da khô ráp, đau nhức răng,…

trẻ bị khó ngủ
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (canxi, magie,…) có thể khiến trẻ dễ quấy khó và thức giấc giữa đêm

Bên cạnh chứng thiếu canxi, tình trạng mất ngủ và thiếu ngủ ở trẻ nhỏ cũng có thể là biểu hiện của việc thiếu magie – một trong những loại khoáng chất quan trọng của cơ thể. Magie tham gia vào quá trình tạo mô xương, đồng thời giữ nhiều chức năng quan trọng đối với tim mạch và não bộ. Thiếu hụt magie gây ức chế quá trình thư giãn của não bộ dẫn đến tình trạng khó ngủ, mệt mỏi, ngủ chập chờn và dễ thức giấc.

Vì vậy trong một số trường hợp, chứng mất ngủ và khó ngủ ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi rất có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng (magie và canxi).

3. Mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở trẻ nhỏ cũng có thể do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm VA, viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh và cảm cúm. Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gây sốt cao, mệt mỏi và cản trở đường thở khiến cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc và dễ thức giấc.

trẻ bị khó ngủ
Khó ngủ, mất ngủ ở trẻ nhỏ có thể là hệ quả do các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Thông thường, tình trạng mất ngủ và khó ngủ do những nguyên nhân này có thể thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu bị viêm nhiễm đường hô hấp mãn tính, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn giấc ngủ trong thời gian dài.

4. Ảnh hưởng của một số bệnh lý khác

Ngoài các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ còn có thể là hệ quả do các bệnh lý liên quan đến não bộ, tim mạch, tiêu hóa, dị ứng,… Các bệnh lý này thường bùng phát triệu chứng mạnh về đêm khiến não bộ bị căng thẳng, khó chìm vào giấc ngủ và dễ thức giấc giữa đêm.

5. Căng thẳng thần kinh

Căng thẳng thần kinh không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà còn có thể gặp ở trẻ em – đặc biệt là trẻ trong độ tuổi dậy thì. Ở giai đoạn này, sự gia tăng đột ngột của các hormone giới tính cộng với tâm lý thay đổi và nhạy cảm chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ căng thẳng, lo âu hơn so với bình thường.

Áp lực từ việc học, mâu thuẫn với bạn bè, người thân,… có thể vô tình hình thành tâm lý căng thẳng và khiến trẻ dễ mất ngủ, khó ngủ.

6. Do thói quen ngủ, sinh hoạt

Ngoài ra, chứng mất ngủ ở trẻ nhỏ còn có thể bắt nguồn từ các thói quen ngủ và sinh hoạt không lành mạnh như:

cách điều trị trẻ khó ngủ
Thói quen ru trẻ ngủ trên tay có thể khiến trẻ khó ngủ, mất ngủ khi nằm trên giường
  • Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không gian ngủ bí bách, không thoải mái, quá sáng hoặc quá ồn ào
  • Ngủ và thức không theo thời gian cụ thể
  • Trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày
  • Thường xuyên ru trẻ ngủ trên tay hoặc võng khiến trẻ khó chìm vào giấc ngủ khi nằm trên giường
  • Mền, gối và tã ẩm ướt, không sạch sẽ khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến tình trạng khó ngủ, dễ quấy khóc và mệt mỏi
  • Trẻ sử dụng các loại thức uống và thực phẩm chứa caffeine trước khi ngủ như socola, ca cao nóng, cà phê, trà sữa,…
  • Trẻ xem TV, tạp chí, báo, đọc truyện tranh, chơi game,… sát giờ ngủ

7. Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng mất ngủ và khó ngủ ở trẻ nhỏ còn có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

cách điều trị trẻ khó ngủ
Trẻ thường bị mất ngủ, khó ngủ trong giai đoạn mọc răng, sắp biết bò hoặc biết đi
  • Trẻ mắc các bệnh viêm da mãn tính như chàm sữa, tổ đỉa,… Các bệnh lý này gây ngứa ngáy nhiều khiến trẻ khó ngủ, bứt rứt, mệt mỏi và dễ quấy khóc
  • Trẻ vận động quá nhiều vào ban ngày
  • Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, sắp bò hoặc sắp biết đi dễ gặp phải các rối loạn giấc ngủ

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ và mất ngủ ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đa phần đều bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý và hoàn toàn có thể cải thiện mà không cần can thiệp các biện pháp y tế.

Trẻ bị mất ngủ có sao không?

Tương tự như người trưởng thành, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi dậy thì. Ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp cơ thể khỏe mạnh, phục hồi hoạt động của các cơ quan và thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện. Ngược lại, tình trạng mất ngủ, khó ngủ có thể khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm và gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Giảm sức khỏe: Suy giảm sức khỏe là ảnh hưởng đầu tiên của chứng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ nhỏ. Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải và mất sức. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ kém còn cản trở việc sản xuất interleukin-1 (chất trung gian có vai trò miễn dịch và bảo vệ cơ thể).
  • Làm chậm khả năng phát triển của trẻ: Khi ngủ, tuyến yên sẽ sản xuất ra Human Growth Hormone (HGH). Loại hormone này có tác dụng thay đổi tế bào, phát triển cơ bắp, tăng cường chức năng não bộ,… HGH được sản xuất mạnh trong những năm đầu đời và giảm dần theo độ tuổi. Tuy nhiên nếu ngủ không đủ giấc, lượng HGH được bài tiết sẽ giảm đi đáng kể. Giảm HGH đồng nghĩa với việc cơ thể chậm phát triển hơn so với bình thường.
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ nhỏ bị thiếu ngủ dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe như trầm cảm, lo âu, tiểu đường, béo phì, dị ứng, kém tập trung, giảm khả năng học tập và tiếp thu. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ kém khiến hệ miễn dịch của trẻ suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm.

Cách điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ nhỏ

Chứng mất ngủ và khó ngủ ở trẻ nhỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Ở trẻ trong độ tuổi dậy thì, tình trạng này còn làm gia tăng các vấn đề tâm lý như stress, trầm cảm và rối loạn lo âu. Do đó ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ, phụ huynh nên thực hiện một số biện pháp cải thiện sau:

1. Thay đổi các thói quen xấu

Đa phần tình trạng trẻ bị mất ngủ, khó ngủ đều bắt nguồn từ thói quen ngủ, ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Vì vậy để cải thiện chất lượng và thời gian ngủ, phụ huynh nên thay đổi một số thói quen xấu như:

trẻ mất ngủ
Vệ sinh không gian ngủ và cho trẻ quần áo thoải mái khi ngủ
  • Tránh cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, chỉ cho trẻ vào ban ngày khoảng 4 – 5 giờ đồng hồ. Với trẻ từ 2 – 5 tuổi, chỉ ngủ tối đa 2 – 3 giờ vào ban ngày. Đối với trẻ em trên 5 tuổi, không nên cho trẻ ngủ quá 2 giờ vào ban ngày. Ngủ ngày quá nhiều có thể gây ra tình trạng khó ngủ và ngủ chập chờn vào ban đêm.
  • Tránh để phòng ngủ quá sáng, ồn ào hoặc quá nóng. Đồng thời nên vệ sinh mền, gối thường xuyên để tạo không gian ngủ thoải mái và dễ chịu cho bé.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, có chất liệu mềm và thấm hút để tránh tình trạng cơ thể đổ nhiều mồ hôi, bứt rứt và khó ngủ.
  • Nên cho trẻ bú, ăn vừa phải để tránh tình trạng bụng quá đói hoặc quá no. Để cân chỉnh lượng thức ăn phù hợp, phụ huynh nên xem xét độ tuổi và cân nặng của trẻ.
  • Cho trẻ ngủ và thức vào những thời điểm cụ thể để ổn định đồng hồ sinh học của cơ thể. Chỉ sau khoảng vài ngày, trẻ có thể quen với nhịp sinh học và dễ dàng chìm vào giấc ngủ.
  • Với trẻ lớn, tránh cho trẻ sử dụng thức ăn và đồ uống chứa chất kích thích trước giờ ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ. Đồng thời nên hạn chế cho trẻ xem TV, chơi game hay đọc các loại truyện tranh dễ gây kích thích não bộ.

Thống kê cho thấy, có đến 80% trẻ nhỏ cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt sau khi thay đổi thói quen ngủ và sinh hoạt. Tuy nhiên đối với trường hợp trẻ bị mất ngủ do nguyên nhân bệnh lý, phụ huynh nên kết hợp thêm một số phương pháp để tác động toàn diện đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

2. Cải thiện mất ngủ ở trẻ nhỏ bằng chế độ dinh dưỡng

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ ở trẻ nhỏ. Do đó bên cạnh việc thay đổi thói quen, phụ huynh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để hỗ trợ cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của trẻ.

nguyên nhân trẻ mất ngủ
Nên bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé để cải thiện sức khỏe và các rối loạn giấc ngủ thường gặp

Chế độ dinh dưỡng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé:

  • Với trẻ bị thiếu canxi (hay rụng tóc, quấy khó về đêm, đổ nhiều mồ hôi, chậm lớn,…), mẹ nên cho trẻ tắm nắng 10 – 15 phút mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể vitamin D – loại vitamin quan trọng giúp tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể.
  • Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ nên chủ động bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa bò, phô mai, tảo biển, thịt gà, nghêu, sò, hải sản,…
  • Với trẻ lớn bị thiếu canxi, phụ huynh nên thêm các loại thực phẩm lành mạnh kể trên vào chế độ ăn của trẻ và kết hợp sử dụng sản phẩm hỗ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bên cạnh bổ sung thực phẩm giàu canxi, mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều magie như sữa, thịt, bông cải xanh, ngũ cốc, hạnh nhân và các loại đậu để cải thiện sức khỏe và giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
  • Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể cho trẻ bổ sung một số loại thực phẩm có khả năng giảm căng thẳng và ngủ ngon giấc như sữa ấm, ngũ cốc nguyên hạt, chuối, trứng gà, cá, kiwi, đậu nành, hạt chia,…

Không chỉ tốt cho giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng khoa học còn giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

3. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Trẻ nhỏ cũng có thể bị mất ngủ, khó ngủ do mắc các bệnh lý về đường hô hấp, dị ứng và các bệnh da liễu mãn tính. Trong trường hợp này, phụ huynh nên tích cực điều trị bệnh cho con trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, nên kết hợp thực hiện một số biện pháp tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng và giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn.

4. Trị mất ngủ cho trẻ bằng biện pháp tự nhiên

Bên cạnh những biện pháp trên, phụ huynh cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ với một số mẹo tự nhiên như:

nguyên nhân trẻ mất ngủ
Mẹ có thể cải thiện tình trạng trẻ khó ngủ bằng cách cho trẻ tắm với tinh dầu tự nhiên, sử dụng gối ngủ,…
  • Sử dụng túi ngủ: Các loại túi ngủ thường chứa các loại thảo dược có tác dụng an thần và giảm căng thẳng như vỏ chanh, hoa hồng, hoa cúc, hoa oải hương, vỏ quế,… Cho trẻ sử dụng túi ngủ có thể cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn và dễ thức giấc rõ rệt.
  • Dùng tinh dầu: Tương tự như việc dùng túi ngủ, phụ huynh cũng có thể sử dụng một số loại tinh dầu tự nhiên có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu và tạo cảm giác thư thái, khoan khoái như tinh dầu oải hương, đinh hương, bạc hà,… để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho trẻ. Mẹ có thể thêm tinh dầu vào máy khuếch tán, nước tắm hoặc dùng tinh dầu massage cho trẻ trước khi ngủ.
  • Ngâm chân trước khi ngủ: Ngâm chân là biện pháp trị mất ngủ tại nhà đơn giản và dễ thực hiện. Nhiệt độ ấm từ nước ngâm cùng với tinh chất từ các thảo dược giúp giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt. Phụ huynh có thể cho trẻ ngâm chân với nước ấm (38 – 40 độ C) hoặc có thể kết hợp với một số thảo dược như hoa cúc, ngải cứu, lá chè xanh,…

Mất ngủ, khó ngủ ở trẻ nhỏ – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ở một số ít trường hợp, khó ngủ và mất ngủ ở trẻ nhỏ có thể là biểu hiện của rối loạn tâm lý, thần kinh. Vì vậy, phụ huynh nên cho trẻ gặp bác sĩ trong những trường hợp sau:

  • Trẻ bị mất ngủ hơn 3 tuần
  • Tình trạng mất ngủ, khó ngủ không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp tại nhà
  • Trẻ hay nằm mơ, gặp ác mộng và đột ngột thức giấc với tâm lý sợ hãi, lo lắng
  • Tâm tính thay đổi, rối loạn cảm xúc và có những biểu hiện bất thường

Trẻ bị mất ngủ, khó ngủ kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý. Vì vậy khi nhận thấy những biểu hiện bất thường ở con trẻ, phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện. Trong trường hợp triệu chứng kéo dài, nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị y tế trong trường hợp cần thiết.

Cùng chuyên mục

10+ Loại trà chữa mất ngủ giúp ngủ ngon, ngủ sâu hơn

Trà tim sen, lạc tiên, trà hoa cúc, bạc hà, hoa nhài,... là các loại trà có tác dụng chữa mất ngủ, giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ...

Những điều cần biết về phương pháp chữa mất ngủ bằng thực dưỡng

Chữa mất ngủ bằng thực dưỡng có hiệu quả không?

Chế độ ăn thực dưỡng là chế độ ăn uống mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhiều người tin rằng chế độ ăn này có...

Nghiên cứu và phát triển thành công bài thuốc điều trị dứt điểm chứng mất ngủ từ Thái Y Viện triều Nguyễn

Nghiên cứu và phát triển thành công bài thuốc điều trị dứt điểm chứng mất ngủ từ Thái Y Viện triều Nguyễn

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc chữa mất ngủ đầu tiên được nghiên cứu và phục dựng thành công nhờ kế thừa tinh hoa của những phương thuốc...

Mẹo chữa mất ngủ bằng hoa tam thất

Mẹo chữa mất ngủ bằng hoa tam thất bạn nên thử

Từ lâu, hoa tam thất được biết đến như một loại thảo dược quý đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngày nay, có nhiều người đã sử dụng...

Ngồi thiền cũng có thể chữa mất ngủ khá tốt

Rất nhiều người bất ngờ vì ngồi thiền cũng có thể chữa mất ngủ hiệu quả. Phương pháp này đã được người bệnh khó ngủ áp dụng thường xuyên nhằm...

Mất ngủ sau sinh: Những điều cần biết và cách chữa trị

Mất ngủ sau sinh là tình trạng khá phổ biến, xảy ra do rối loạn nội tiết tố, áp lực từ việc chăm sóc con cái, thói quen ăn uống...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn