Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

5 thuốc đau dạ dày của Nhật Bản tốt nhất có ở nước ta

Trào ngược dịch mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Trào ngược dịch mật là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn trong hoạt động của van môn vị và cơ thắt thực quản. Tuy là tình trạng không quá phổ biến nhưng nếu không can thiệp kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống.

Vậy nguyên nhân nào gây ra trào ngược dịch mật? Những triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để cùng tìm hiểu về căn bệnh này.

Trào ngược dịch mật là gì?

Dịch mật là dịch tiết ra từ gan thông qua túi mật và ống dẫn mật đi vào tá tràng để tiêu hóa lượng thức ăn, mà chủ yếu là tiêu hóa chất béo giúp hấp thụ vitamin tan trong dầu. Dịch mật có màu vàng hơi xanh, có vị đắng và tính kiềm. 

Trào ngược dịch mật
Trào ngược dịch mật là hiện tượng van môn vị hoạt động không bình thường dẫn đến tình trạng trào ngược

Thông thường mỗi ngày dịch mật tiết ra khoảng 700 – 800ml và được dự trữ trong túi mật. Dịch mật không chứa men tiêu hóa, nhưng vô cùng quan trọng ở quá trình tiêu hóa ruột,  và chất có tác dụng tiêu hóa duy nhất đó là acid mật.

Bên cạnh đó, tại một lý nào đó, nếu như van môn vị đóng không kín sẽ khiến trào ngược dạ dày tại dịch mật. Và ngược lại nếu van tâm vị mở sẽ dẫn đến trào ngược lên thực quản.

Nguyên nhân của trào ngược dịch mật

Khi van môn vị bị tổn thương và hoạt động không theo một trình tự nào sẽ khiến cho dịch mật bị trào ngược lên dạ dày và tiếp theo đó khi dịch mật ở cùng với dạ dày và dịch dạ dày lại trào lên vùng thực quản và gây ra những triệu chứng khó chịu ở người bệnh.

Sau đây là một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dịch mật bạn nên biết:

Do phẫu thuật túi mật

Các chuyên gia thống kê cho rằng, có sự gia tăng trào ngược dịch mật ở những bệnh nhân từng can thiệp ngoại khoa trước đó như: sỏi mật, u túi mật và viêm teo túi mật.

Do phẫu thuật cắt dạ dày

Người bệnh đã từng thực hiện phẫu thuật như cắt bỏ một phần dạ dày để giảm cân sẽ khiến cho chức năng đóng mở của van môn vị bị ảnh hưởng, và từ đó tạo điều kiện để dịch mật trào ngược lên thực quản.

Do quá trình tiêu hóa thức ăn

Do lượng thức ăn trong dạ dày bị ứ đọng quá lâu và gây ra áp lực lên cơ thắt dưới thực quản và đưa đến hiện tượng dịch mật từ dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.

Do bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Dạ dày bị tổn thương sẽ tác động lên cơ môn vị khiến cho trương lực của cơ này hoạt động không bình thường, khi chức năng bị suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để dịch mật di chuyển tiến vào dạ dày và dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch mật.

Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường có nguy cơ trào ngược dịch mật cao hơn so với người bình thường. Do quá trình tiêu hóa của người bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ khó khăn hơn và thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa dẫn đến lượng thức ăn bị ứ đọng tạo áp lực đến cơ môn vị.

Trào ngược dịch mật
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường có nguy cơ trào ngược dịch mật cao vì quá trình tiêu hóa chậm và khó khăn

Triệu chứng nhận biết của trào ngược dịch mật

Nhiều người thường nhầm lẫn bệnh trào ngược dịch mật với bệnh trào ngược thực quản vì cà hai đều có triệu chứng khá tương đồng với nhau. Để tránh nhận biết sai thì bài viết sẽ cung cấp một số triệu chứng để người bệnh phân biệt được và điều trị sao cho phù hợp.

  • Đau vùng thượng vị: đây là triệu chứng rất dễ bắt gặp, người bệnh sẽ có cảm giác vùng bụng ở phía trên bị đau tức theo từng cơn hoặc liên tục hoặc cảm thấy nóng rát cồn cào ở vùng ngực.
  • Buồn nôn: dịch mật có vị đắng và tính kiềm, do đó người bệnh sẽ nôn ra chất lỏng màu vàng có hướng xanh và cảm thấy có vị đắng rất khó chịu.
  • Ợ nóng: dịch mật tràn lên sẽ làm cho bạn có cảm giác tức nghẹn, khi đó cơ thể sẽ kích thích chứng ợ nóng để làm giảm cảm giác khó chịu ở vùng ức.
  • Ho khan: dịch mật tác động lên niêm mạc sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc mà điển hình đó là gây ra vết bỏng dẫn đến những triệu chứng thường gặp như ho khan, khàn giọng và tắt tiếng khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp.
  • Triệu chứng khác: tương tự như trào ngược dạ dày, thì trào ngược dịch mật cũng để lại những triệu chứng như:cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu và sụt cân.

Biến chứng của trào ngược dịch mật

Theo các chuyên gia cho rằng, đa số người bệnh đều bị mắc song song hai bệnh đó là trào ngược dạ dày và trào ngược dịch mật. Khi hai căn bệnh xảy ra cùng một lúc sẽ khiến cho cả lớp niêm mạc thực quản và niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu như người bệnh không được điều trị đúng phương pháp và dứt điểm sẽ dẫn đến những biến chứng khôn lường như:

  • Trào ngược dạ dày dịch mật: trào ngược dạ dày sẽ làm cơ thắt thực quản không hoạt động bình thường. Từ đó dịch mật từ dạ dày trào lên thực quản, thậm chí là trào lên cổ họng nếu tình trạng trở nặng, khi đó sẽ dẫn đến những bệnh lý liên quan về đường tiêu hóa và hô hấp.
  • Viêm loét chảy máu thực quản: khi thực quản tiếp xúc hầu như là thường xuyên với acid dịch vị sẽ khiến cho thực quản xuất hiện những vết loét và thậm chí là có thể gây tình trạng chảy máu.
  • Viêm đường hô hấp: khi dịch mật bị trào ngược sẽ làm ảnh hưởng đến đường hô hấp và thanh quản. Khi đó chất acid sẽ làm tổn thương niêm mạc bằng cách phá hủy đi lớp niêm mạc. Có nhiều dạng viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi. Trong một vài trường hợp nặng thì bệnh nhân có thể bị viêm tuyến giáp hoặc viêm tai.
  • Hẹp thực quản: khi vết loét lành đi sẽ để lại những vết sẹo trên thực quản. Đây là một trong những nguyên nhân làm ống thực quản bị thu hẹp lại và quá trình tống thức ăn xuống dạ dày bị cản trở.
  • Barrett thực quản: theo thống kê thì có khoảng 10 – 15% người mắc bệnh trào ngược dịch mật mãn tính bị Barrett thực quản do acid dịch vị phá hủy lớp niêm mạc và biến đổi màu và từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư thực quản.
  • Ung thư thực quản: là tình trạng Barrett thực quản chuyển biến thành ung thư thực quản, đây là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.

Chẩn đoán chứng trào ngược dịch mật

Thông thường khi đi điều trị, người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán bằng cách thực hiện các xét nghiệm và khám lâm sàng để xem các bộ phận cơ quan trong cơ thể đang gặp phải những vấn đề gì. Để phân biệt được bệnh trào ngược dịch mật thì bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bằng những cách như sau:

  • Nội soi: bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, dẻo cùng máy ảnh truyền vào cổ họng để quan sát hình ảnh trực tiếp dịch mật từ tá tràng trào qua lỗ môn vị. Từ đó phát hiện ra những tổn thương nơi dạ dày và thực quản. 
  • Thử nghiệm Acid Ambulatory: sử dụng đầu dò acid để xác định được khoảng thời gian mà acid dạ dày đi vào thực quản. Thử nghiệm sẽ được thử nghiệm thông qua một ống mỏng, linh hoạt với một đầu dò ở cuối để luồn qua mũi vào trong thực quản.
  • Đo lường độ pH: chẩn đoán này giúp đo lường xem khí hoặc chất lỏng trào ngược lên thực quản và sẽ hữu ích cho những người mắc trào ngược dạ dày.
Trào ngược dịch mật
Sử dụng phương pháp nội soi để quan sát trực tiếp hình ảnh tá tràng qua lỗ môn vị

Điều trị bệnh trào ngược dịch mật

Sau khi được các bác sĩ thực hiện chẩn đoán, dựa vào hình ảnh và một số thử nghiệm đã thực hiện thì người bệnh sẽ được điều trị theo những phương pháp khác nhau, dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. 

Phần lớn bệnh nhân sẽ được điều trị bằng cách sử dụng thuốc nhưng trong một vài trường hợp nghiêm trọng thì phải cần đến phẫu thuật mới khắc phục được tình trạng. Một số phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày được áp dụng:

1. Sử dụng thuốc Tây

Điều trị trào ngược dạ dày giúp tình trạng cải thiện triệu chứng và ngăn chặn sự tái phát bệnh bằng một số nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định như:

  • Thuốc ức chế bơm proton: đây là thuốc không có vai trò trong việc điều trị chứng trào ngược máu, nhưng lại có tác dụng làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra nhưng lại làm gia tăng tình trạng trào ngược dịch vị. 
  • Thuốc làm giảm hay loại bỏ dịch mật ra khỏi dạ dày: Cisaprid,Questran và Colestid, trong đó Cisaprid có tác dụng chữa bệnh cho trẻ em, tuy nhiên vẫn gây ra tác dụng phụ nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Thuốc làm giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn: Ursodeoxycholic giúp là giảm chứng đau bụng, buồn nôn và nôn dịch mật hiệu quả.

Đây là một số loại thuốc tham khảo, người bệnh không được tự ý mua sử dụng mà chưa tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, người bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ, không nên sử dụng quá liều lượng sẽ dẫn đến tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Can thiệp ngoại khoa

Người bệnh sẽ được bác sĩ khuyên thực hiện phẫu thuật trong trường hợp sử dụng thuốc vẫn không làm giảm các triệu chứng. Khi đó bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn, và người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuua65t bằng các phương pháp sau đây:

  • Phẫu thuật biến dạng (Roux-en-Y): đây là loại phẫu thuật giảm cân được khuyến cáo dành cho những người đã từng phẫu thuật dạ dày để loại bỏ pylorus. Khả năng bệnh nhân thực hiện biện pháp phẫu thuật này có tỷ lệ chữa khỏi đạt 50 – 90%
  • Phương pháp chống trào ngược ( Antireflux): giúp khắc phục khả năng co thắt của vòng thực quản, khi thắt chặt cơ vòng thì acid và dịch mật không thể trào lên được nữa.

Chăm sóc và phòng bệnh trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật phần lớn không liên quan đến các yếu tố lối sống. Tuy nhiên trong quá trình điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng có thể kết hợp thêm những biện pháp phòng ngừa cũng như thay đổi thói quen sống sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm bằng những cách sau đây:

  • Chia nhỏ các bữa ăn giúp làm giảm áp lực lên cơ vòng thực quản và ngăn ngừa van hoạt động không theo trình tự.
  • Hạn chế ăn những thức ăn giảm chất béo vì có thể sẽ làm giảm cơ vòng thực quản dưới.
  • Bổ sung những loại thực phẩm tốt cho cơ thể như nhóm thức ăn  giàu vitamin và có tính kiềm.
  • Thay đổi lối sống khoa học bằng cách làm việc, nghỉ ngơi, tập luyện thể thao một cách hợp lý. Tạo thói quen ngủ sớm, không nên ăn quá no và không nên nằm ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm có hại cho dạ dày như thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ,… vì đây là nhóm thực phẩm làm tăng tiết acid dịch vị.
  • Không sử dụng các chất kích thích dạ dày như rượu, bia, thuốc lá vì có thể làm tăng acid dạ dày, làm giảm cơ vòng thực quản dưới và kích thích thực quản.
  • Giảm cân nếu bạn đang trong tình trạng béo phì hoặc thừa cân nặng.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
Trào ngược dịch mật
Bổ sung thực phẩm có tính kiềm vào thực đơn giúp ngăn ngừa acid tiết dịch vị

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh trào ngược dịch mật mà bạn cần quan tâm để từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hi vọng những chia sẻ từ phía trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng trào ngược dịch mật để có thể biết được cách phòng ngừa và bảo vệ tốt hệ tiêu hóa của mình.

Có thể bạn quan tâm: Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục

Cùng chuyên mục

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Vi khuẩn HP là dạng xoắn khuẩn gram âm rất dễ lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt. Đây cũng là loại vi khuẩn gây ra căn bệnh...

Những thực phẩm tốt cho dạ dày - Nên bổ sung mỗi ngày

Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày

Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày mỗi ngày sẽ hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, thiết lập...

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân không nên chủ quan để bệnh kéo dài. Vi khuẩn HP không thể tự hết.

Nhiễm vi khuẩn hp để lâu có sao không? có tự hết không?

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị càng sớm càng tốt. Nhiễm vi HP không thể tự hết nếu không có sự can thiệp của thuốc men và...

Những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến 2020

Các xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý

Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là một bệnh quá nghiêm trọng và cũng không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần...

Người bị đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên và thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày, trào...

Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa thường xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Và tình trạng này sẽ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn