Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Sau sinh, đang cho con bú bị đau dạ dày – Cách trị an toàn

Trào ngược dạ dày ở trẻ em: Nguyên nhân, cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa thường xảy ra phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Và tình trạng này sẽ được cải thiện sau một thời gian khi trẻ trưởng thành. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục trào ngược dạ dày ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì?

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa khiến cho dịch vị, axit dạ dày hoặc các loại thức ăn và chất lỏng trong dạ dày bị dẫn ngược lên thực quản. Do hệ thống cấu trúc dạ dày đặc biệt của trẻ em dẫn đến thức ăn khó đi qua hệ thống tiêu hóa khiến tình trạng trào ngược xảy ra.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa khiến cho thức ăn trong dạ dày bị dẫn ngược lên thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra phổ biến đối với trẻ em dưới 2 tuổi và không ảnh hưởng nghiêm trọng và tình trạng trào ngược sẽ tự hết khi trẻ bắt đầu khoảng 12 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ hơn 1 tuổi mà vẫn bị trào ngược và kèm theo biểu hiện lạ thì nên đưa trẻ thăm khám lập tức.

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi cho rằng, hiện tượng trào ngược dạ dày là do chất axit dạ dày kèm theo dịch tiêu hóa và thức ăn bị đẩy lên thực quản gây ra tình trạng nôn trớ. Bên cạnh đó còn có một số yếu tố dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ được kể đến như:

  • Do dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện: Do hoạt động cơ thắt chưa ổn định và đóng vào không hiệu quả khiến cho thức ăn bị trào ra và đi ngược lên thực quản.
  • Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định: Do hệ thống tiêu hóa ở trẻ vẫn chưa hoàn thiện và còn khá nhạy cảm nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vẫn còn kém. Bên cạnh đó, bộ phận dạ dày lại nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn nên gây ra tình trạng trào ngược.
  • Nguồn thức ăn tiêu thụ: Cho trẻ sử dụng các loại thức ăn có chứa caffeine hoặc thức ăn có tính nóng cũng là nguyên nhân xảy ra hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ.
  • Tư thế cho bé bú sữa: Các bà mẹ bỉm sữa hay đặt cho bé bú sữa theo tư thế nằm ngang, tuy nhiên ở tư thế này sẽ khiến cho sữa vừa xuống đến dạ dày sẽ bị trào ngược lên.
  • Một số cơ quan khuyết tật bẩm sinh: Một số cơ quan bị khuyết tật bẩm sinh liên quan đến đường tiêu hóa và dạ dày như thoát vị hành, cơ thắt thực quản dưới,…
  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là tình trạng gây ra tổn thương và làm mất đi chức năng của dạ dày dẫn đến trào ngược trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Có tiền sử gia đình: Cha, mẹ hoặc người thân trong nhà có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản.
  • Một số nguyên nhân khác: cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.

Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ em

Những triệu chứng sau đây dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý:

  • Trẻ bị nôn thường xuyên, trớ cả sữa ra mũi và miệng.
  • Thường xuyên quấy khóc, biếng ăn và ngủ không sâu giấc.
  • Trẻ biếng ăn dẫn đến chậm tăng cân hoặc nguy hiểm hơn là bị suy dinh dưỡng do khả năng hấp thụ còn yếu và tình trạng thiếu máu kéo dài.
  • Ho thường xuyên hoặc tái phát, và có một số dấu hiệu về đường hô hấp như thở khò khè, không muốn ăn và cảm thấy khó nuốt.
  • Có thể bắt gặp một số triệu chứng như: ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng, nóng dạ vùng thực quản, đau phía sau ức xương.
  • Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: nhiễm trùng tai giữa, xuất hiện âm thanh trong ngực, hôi miệng, miệng có vị chua, bị đau họng vào buổi sáng, bị sâu răng hoặc có dấu hiệu cảm lạnh.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trẻ bị nôn thường xuyên và thường hay quấy khóc

Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Về bản chất thì bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ không phải là bệnh nguy hiểm cho nên vẫn có thể khắc phục được. Dấu hiệu phổ biến ở trẻ bị trào ngược dạ dày là nôn, khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng và sụt cân ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, có một vài trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày không có biểu hiện nôn. Thế nhưng lượng axit và thức ăn vẫn có thể di chuyển lên thực quản và có thể tràn vào trong khí quản dẫn đến một số bệnh về phổi hoặc hen suyễn.

Mặc dù trào ngược dạ dày ở trẻ em không phải là một bệnh lý, tuy nhiên nếu để cho tình trạng bệnh xảy ra thường xuyên sẽ đưa đến những tác hại khôn lường ở trẻ như:

  • Rối loạn thần kinh
  • Viêm thực quản
  • Xuất huyết thực quản
  • Mắc các bệnh về đường hô hấp nếu trào ngược axit vào mũi, khí quản và phổi
  • Gây ra vết loét và chảy máu do thiếu tế bào hồng cầu và máu
  • Xuất hiện các khối polyp bên trong thực quản hoặc thu hẹp thực quản
  • Thực quản bị sưng tấy và nóng rát
  • Hình thành mô sẹo trong thực quản làm ảnh hưởng đến quá trình nuốt thức ăn.

Chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ

Thông thường, để chẩn đoán bệnh trào ngược ở trẻ, sẽ được các bác sĩ đề nghị thực hiện một vài xét nghiệm để việc chẩn đoán mang đến độ chính xác cao như:

  • Nội soi: Các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này để quan sát những dấu hiệu bất thường nằm ở bên trong thực quản và dạ dày.
  • Chụp X-quang ngực: Thủ thuật này giúp hỗ trợ kiểm tra tình trạng axit dạ dày và thức ăn bị trào ngược lên thực quản và khí quản.
  • Chụp X-quang có chất cản quang: Bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc cản quang, thông qua đó bác sĩ có thể quan sát được các cơ quan phần trên của hệ thống tiêu hóa. Hơn nữa, trẻ sẽ được cho nuốt một kim loại chất lỏng gọi là Barium để có thể kiểm tra được dấu hiệu viêm, loét ở hệ thống tiêu hóa.
  • Kiểm tra nồng độ PH: Theo dõi nồng độ PH hoặc axit ở thực quản giúp bác sĩ kiểm tra được dấu hiệu gây trào ngược dạ dày.
  • Nghiên cứu khả năng là trống dạ dày: Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định dịch dạ dày có đẩy thức ăn đi vào ruột non đúng cách hay không.

Cách khắc phục bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Việc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và tình trạng sức khỏe mà trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định chữa trị và khắc phục bằng một số biện pháp như sau:

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Để bệnh trào ngược dạ dày được thuyên giảm thì các bậc cha mẹ nên thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cho trẻ, bên cạnh đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như:

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi

  • Giữ trẻ ngồi hoặc đứng thẳng trong 30 phút sau khi cho trẻ bú.
  • Sử dụng bình sữa đúng cách để tránh tình trạng bé nuốt quá nhiều không khí, thay đổi nhiều loại núm vú khác nhau để tìm ra loại phù hợp dành cho bé.
  • Có thể cho thêm ngũ cốc vào sữa để làm cải thiện các triệu chứng (nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa trước khi thay đổi chế độ ăn uống của trẻ).
  • Vuốt lưng hoặc ngực trong quá trình bú sữa để cải thiện tình trạng ợ hơi và đầy bụng.
  • Thường xuyên cho bé ăn nhiều bữa nhỏ.

Đối với trẻ trên 2 tuổi

  • Giữ cho trẻ ngồi hoặc đứng thẳng trong 2 tiếng sau khi ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, nên thêm các món ăn nhẹ giữa các bữa ăn. Không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa ăn.
  • Nâng cao đầu giường hoặc có thể sử dụng gối chuyên dùng dành cho trẻ bị trào ngược.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ngọt, đồ uống có gas để tránh tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng.
  • Lên kế hoạch giảm cân bằng cách liên hệ với các chuyên gia dinh dưỡng nếu trẻ đang trong tình trạng thừa cân và béo phì.
  • Ăn tối sớm, không nên ăn khuya vì sau 8h các cơ quan tiêu hóa đang trong giai đoạn nghỉ ngơi. Nên ăn trước 3 tiếng trước khi đi ngủ.

2. Sử dụng thuốc trào ngược dạ dày ở trẻ em

Nếu tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện thì sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị tình trạng trào ngược dạ dày. Một số thuốc này có thể hỗ trợ giảm lượng axit dạ dày và cải thiện một vài triệu chứng liên quan. Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng như:

  • Thuốc kháng Histamine: Thông thường thuốc này dùng để chữa các bệnh mề đay mẩn ngứa. Tuy nhiên thuốc này có khả năng làm giảm lượng axit trong dạ dày bằng cách ngăn ngừa tiết hormone Histamine như: Zantac, Pepcid, Tagamet, Axid.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Prevacid, Aciphex, Zegerid, Nexium, Prilosec, Protonix.
  • Thuốc kháng axit: Maalox và Mylanta.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp hỗ trợ đường tiêu hóa và làm trống dạ dày nếu như trong dạ dày không chứa thức ăn thì dạ dày sẽ hạn chế việc sản xuất lượng axit và ngăn ngừa triệu chứng trào ngược dạ dày.

3. Phẫu thuật

Tình trạng trẻ em bị trào ngược dạ dày sẽ rất hiếm khi được chỉ định làm phẫu thuật. Tuy nhiên đối với những trường hợp nghiêm trọng sau đây sẽ được các bác sĩ đề nghị phẫu thuật nhằm ngăn chặn những biến chứng có thể xảy ra như:

  • Trẻ thường xuyên nôn mửa
  • Trẻ bị sụt cân và suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Kích thích nghiêm trọng ở vùng thực quản.

Phẫu thuật trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ được thực hiện thông qua phương pháp phẫu thuật nội soi để ngăn chặn tình trạng trào ngược.

Phẫu thuật thường mang lại hiệu quả cao cho người bệnh và tuy nhiên cũng có thể để lại một số rủi ro. Vì vậy các bậc phụ huynh nên chú trọng trong việc trao đổi về những lợi ích cũng như rủi ro của việc phẫu thuật trước khi thực hiện.

Cách phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ, thể trạng của bé rất dễ mắc các loại bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ do nhiều yếu tố tạo nên. Bên cạnh đó việc chăm sóc bé cẩn thận là điều vô cùng cần thiết. Để phòng ngừa bệnh thì cha mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên cho trẻ ăn trước 3 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Tránh cho trẻ mặc quần áo quá chật, thay vào đó hãy chuẩn bị cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi và thoải mái.
  • Chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa ăn nhỏ, kèm theo thức ăn nhẹ hỗ trợ đường tiêu hóa.
  • Tránh đu đưa bé sau khi ăn, bởi vì thức ăn hoặc sữa đang trong giai đoạn tiêu hóa nơi dạ dày, nếu đung đưa trẻ quá mạnh có thể khiến cho thức ăn dễ trào ra ngoài.
  • Hãy hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất axit kích thích dạ dày gây hại cho sức khỏe như: đồ ngọt, chất béo, caffein, thực phẩm cay, nóng,…
  • Sau mỗi bữa ăn nên bế trẻ ở tư thế thẳng đứng ít nhất 30 phút, tránh để trẻ nằm xuống ngay.
  • Không nên cho trẻ bú sữa ở tư thế nằm ngang, mà hãy thay vào đó là đặt bé theo tư thế đầu cao 30 độ và duy trì cả tư thế này trong lúc ngủ. Có thể cho trẻ nằm nghiêng bên trái để giảm triệu chứng ợ hơi và ợ nóng.
Trào ngược dạ dày ở trẻ em
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa chính để giúp hệ tiêu hóa của trẻ dễ dàng được hấp thụ

Trào ngược dạ dày được bác sĩ nhận định là bệnh không gây nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến cho cơ thể của trẻ phát triển chậm hơn so với các bé đồng trang lứa.

Để ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ thì các bậc phụ huynh nên lưu ý cách chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như trên thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị dứt điểm.

Cùng chuyên mục

Người bị đau dạ dày, trào ngược có nên ăn dưa hấu?

Dưa hấu là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên và thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày, trào...

Những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến 2020

Các xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý

Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là một bệnh quá nghiêm trọng và cũng không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần...

Bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cải thiện?

Bị bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì cải thiện?

Bệnh trào ngược dạ dày là một bệnh rất “khó chiều”, vì nếu người bệnh không có chế độ ăn uống hợp lý thì dạ dày sẽ phản ứng lại...

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều người

Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?

Viêm hang vị dạ dày là căn bệnh thường gặp, nhất là người ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi, xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ...

Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô tại nhà

Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô được nhiều người trong dân gian sử dụng. Đây là phương pháp được thực hiện đơn giản với nguyên liệu an...

Trào ngược dạ dày gây ho

Trào ngược dạ dày gây ho – Cách nhận biết, khắc phục

Trào ngược dạ dày gây ho là tình trạng xảy ra phổ biến ở những người mắc bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Bệnh có thể dẫn đến...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn