Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm có tái phát không? Nguyên nhân và cách xử lý

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Các dấu hiệu trầm cảm nặng và biện pháp điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: Triệu chứng và chữa trị

Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm được chia thành 3 cấp độ: 1, 2 và 3 tương ứng với dạng nhẹ, trung bình và nặng. Trong đó, trầm cảm cấp độ 3 diễn biến phức tạp, rất khó điều trị và có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, khó lường.

Trầm cảm cấp độ 3 là gì?
Bệnh trầm cảm cấp độ 3 là gì?

Bệnh trầm cảm cấp độ 3 là gì?

Trầm cảm là một dạng rối loạn tinh thần đáng sợ, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Những người mắc bệnh trầm cảm sẽ trở nên lo âu, khủng hoảng, ám ảnh, chán ăn, khó ngủ/mất ngủ, mệt mỏi, tuyệt vọng, chán nản, cảm thấy tội lội, mất đi hứng thú với công việc và cuộc sống.

Diễn biến của căn bệnh trầm cảm rất khác nhau ở từng người bệnh. Những đợt trầm cảm thường xuất hiện đột ngột, khoảng thời gian giãn cách giữa các đợt có thể lên đến vài năm. Tuy nhiên, khi bạn bị trầm cảm nghiêm trọng, các cơn tái phát sẽ kéo dài rõ rệt, đồng thời, thời gian giãn cách giữa chúng cũng bị rút ngắn đáng kể.

Bệnh trầm cảm cấp độ 3 có thể hình thành mà không rõ nguyên nhân và gây suy giảm chất lượng cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới, bao gồm những người giỏi giang, thành đạt với sự nghiệp ổn định và gia đình hạnh phúc.

Tâm lý tuyệt vọng có thể thúc đẩy bệnh nhân nảy sinh ý định tự tử. Trong khi bệnh trầm cảm cấp độ 1, 2 chỉ biểu hiện một vài triệu chứng tương đối mơ hồ, khó đoán thì chứng trầm cảm mức độ 3 lại có dấu hiệu nhận biết rất cụ thể, rõ ràng.

Trầm cảm cấp độ 3 không chỉ đơn giản là những nỗi buồn tạm thời trong một vài ngày tồi tệ. Dạng bệnh này luôn đi kèm với một nỗi buồn sâu sắc, dai dẳng cùng cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng thường trực trong lòng. Thông thường, những trạng thái cảm xúc này có xu hướng kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm.

Theo thống kê, hàng năm, nước ta có khoảng 36.000 – 40.000 người tự tử, cao gấp 3 – 4 lần số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông. Trong đó, bệnh trầm cảm liên quan đến 75% vụ, nghiện rượu bia – ma túy – cờ bạc chiếm 22% và bệnh tâm thần phân liệt chịu trách nhiệm cho 3% còn lại.

Trầm cảm cấp độ 3 là gì?
Phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn so với đàn ông.

Phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn so với đàn ông. Tuy nhiên, nếu vướng phải vấn đề này, tỷ lệ nam giới tự kết liễu đời mình lại cao hơn nữ giới đáng kể. Theo thống kê, ý định tự sát ở các bệnh nhân thường cao hơn 10 – 20 lần so với hành vi tự sát.

Những đối tượng có nguy cơ tự sát cao bao gồm: những người cố gắng tự sát trước đây,  những người có người thân từng tự sát, bệnh nhân trầm cảm, những người nghiện rượu, những người sống cô lập với xã hội. Hành vi tự sát có thể xuất hiện một cách bột phát hoặc đã được người bệnh chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm cấp độ 3

Các chuyên gia cho biết, bệnh trầm cảm có 9 triệu chứng điển hình, bao gồm:

  • Tâm trạng chán nản, buồn bã, hay khóc (hoặc không khóc), tiêu cực, bi quan trước mọi vấn đề (triệu chứng chính)
  • Giảm hứng thú, không có động lực trong công việc và cuộc sống, kể cả những hoạt động yêu thích trước đây (triệu chứng chính)
  • Khó ngủ, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
  • Thay đổi khẩu vị khiến cân nặng bị ảnh hưởng
  • Dễ bị kích động, vận động chậm chạp
  • Cảm thấy tự tin, tội lỗi, thất vọng
  • Lo âu, căng thẳng, áp lực, mệt mỏi
  • Gặp khó khăn trong việc tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản hàng ngày

Từ 9 triệu chứng quan trọng này, bệnh trầm cảm được phân chia thành 3 cấp độ chính:

  • Trầm cảm cấp độ 1 gồm 1 triệu chứng chính và dưới 4 triệu chứng liên quan.
  • Trầm cảm cấp độ 2 gồm 2 triệu chứng chính cùng 4 triệu chứng liên quan.
  • Trầm cảm cấp độ 3 gồm 2 triệu chứng chính và đa số (hoặc tất cả) triệu chứng liên quan.

Ngoài ra, khi bị trầm cảm cấp độ 3, bệnh nhân dễ bị đau nhức cơ thể, hoang tưởng, gặp ảo giác…

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm cấp độ 3

Theo tạp chí Y khoa Neuron, di truyền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trầm cảm cấp độ 3. Tỷ lệ bị trầm cảm cấp độ 3 của những người có người thân từng mắc bệnh cao gấp 3 lần so với những người bình thường. Bên cạnh đó, chứng bệnh này cũng phát sinh khi bệnh nhân:

  • Mất việc
  • Thường xuyên mất ngủ
  • Căng thẳng, áp lực kéo dài
  • Bị cô lập xã hội
  • Thay đổi nội tiết tố sau khi sau sinh nở, mang thai, sảy thai, tiền mãn kinh hay mãn kinh
  • Chứng kiến tai nạn thảm khốc
  • Mất mát người thân
  • Bị bệnh mạn tính/hiểm nghèo
  • Cách ly xã hội
  • Ly dị, ly thân
  • Trải qua bước ngoặt trong cuộc sống: định cư nước ngoài, thay đổi công việc, tốt nghiệp, nghỉ hưu
  • Xung đột với cấp trên hoặc mâu thuẫn với người thân
  • Bị lạm dụng tình dục, thể chất và cảm xúc
Nguyên nhân gây bệnh
Di truyền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trầm cảm cấp độ 3.

Hiện nay, căn bệnh trầm cảm đang ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 6.7% dân số trên 18 tuổi của nước Mỹ. Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, có 20 – 25% người trưởng thành từng mắc chứng trầm cảm nặng vào một thời điểm nhất định nào đó trong cả cuộc đời. Bệnh trầm cảm cấp độ 3 xuất hiện phổ biến nhất ở độ tuổi trung bình là 32 tuổi.

Số lượng nữ giới bị trầm cảm nặng cao gấp 2 lần so với nam giới. Điều này chủ yếu bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố nữ ở tuổi dậy thì, trong thời kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai, sau khi sinh nở và thời điểm tiền mãn kinh.

Bên cạnh đó, thách thức cân bằng công việc – cuộc sống, trách nhiệm chăm sóc gia đình, tình trạng căng thẳng tinh thần ở nơi làm việc và gánh nặng nuôi con một mình chính là những tác nhân quan trọng khiến nguy cơ bị trầm cảm lâm sàng của phụ nữ cao hơn đáng kể so với đàn ông

Biện pháp chẩn đoán bệnh trầm cảm cấp độ 3

Các chuyên gia y tế sẽ tiến hành đánh giá cẩn thận về những biểu hiện bất thường mà bệnh nhân đang gặp phải. Họ có thể thu thập lịch sử bệnh tâm thần cá nhân và gia đình của người bệnh cũng như đặt ra một số câu hỏi sàng lọc triệu chứng. Lúc này, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để bác sĩ chuyên khoa có được góc nhìn khách quan, toàn diện, từ đó vạch ra phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp.

Không chỉ dừng lại ở đó, bác sĩ cũng yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định bạn đang mắc phải bệnh gì hoặc có yếu tố nguy cơ nào không. Ví dụ, tình trạng suy giáp có thể dẫn đến một số triệu chứng tương tự căn bệnh trầm cảm.

Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm cấp độ 3

Trầm cảm cấp độ 3 là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và phức tạp, có thể làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống người bệnh. Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng trầm cảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc phương pháp chữa bệnh an toàn, phù hợp.

Công tác điều trị trầm cảm không chỉ đòi hỏi độc giả tuân thủ nghiêm túc liệu trình điều trị, kết hợp dùng thuốc chống trầm cảm, liệu pháp sốc điện, trị liệu tâm lý với chế độ chăm sóc tại nhà theo sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.

Theo thống kê từ Viện Y tế quốc gia, khoảng 80% người bệnh bị trầm cảm nặng có thể cải thiện triệu chứng trong khoảng 4 – 6 tuần.

3 giai đoạn điều trị bệnh trầm cảm cấp độ 3 bao gồm:

  • Giai đoạn tấn công diễn ra trong 4 – 8 tuần. Đây là khoảng thời gian khó khăn nhất bởi người bệnh dễ dàng chán nản ngưng thuốc khi nhận thấy kết quả chữa bệnh không thực sự rõ ràng. Nếu đang mắc phải bệnh lý, bạn hãy cố gắng kiên trì dùng thuốc đúng thời gian và liều lượng cũng như nhờ người thân, bạn bè động viên, nhắc nhở.
  • Giai đoạn có tác dụng: Bệnh tình sẽ bắt đầu thuyên giảm sau khi bệnh nhân trải qua giai đoạn tấn công (uống thuốc Tây và thực hiện một số liệu pháp kết hợp) trong 16 – 20 tuần.
  • Giai đoạn duy trì là khoảng thời gian vô cùng quan trọng, có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm (thậm chí cả đời). Khi bạn cố tình bỏ thuốc hoặc chủ quan không tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh trầm cảm cấp độ 3 sẽ tái phát nhiều lần và diễn biến tồi tệ.

Uống thuốc chống trầm cảm

Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số loại thuốc chống trầm cảm như: citalopram, fluoxetin, sertralin, paroxetin, escitalopram… Các loại thuốc này thường đi kèm với nhiều tác dụng không mong muốn như: căng thẳng, khó ngủ, buồn nôn, nhức đầu, bồn chồn, dễ kích động, gây ra một số vấn đề về tình dục. Do đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng thật nghiêm túc.

Phương pháp điều trị
Các loại thuốc chống trầm cảm thường đi kèm với nhiều tác dụng không mong muốn như: căng thẳng, khó ngủ, buồn nôn, nhức đầu, bồn chồn…

Trị liệu tâm lý

Phương pháp an toàn này có khả năng hỗ trợ người bệnh thấu hiểu nội tâm và tiếp thêm động lực để họ vượt qua những tình huống khó khăn hiện tại. Thêm vào đó, các chuyên gia tâm lý cũng gợi mở, dẫn dắt và điều hướng suy nghĩ – cảm xúc – hành vi của bạn theo hướng tích cực, lạc quan hơn.

Liệu pháp sốc điện

Kỹ thuật chữa bệnh này thường được cân nhắc khi bệnh nhân không thể uống thuốc chống trầm cảm hoặc điều trị tâm lý. Tuy nhiên, liệu pháp sốc điện có thể khiến độc giả lú lẫn và mất trí nhớ trong một khoảng thời gian ngắn.

Hỗ trợ điều trị tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc phác đồ chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể tự chăm sóc bản thân và hỗ trợ điều trị tại nhà bằng cách:

  • Tìm hiểu, nghiên cứu cặn kẽ về căn bệnh trầm cảm
  • Đảm bảo dùng thuốc đúng chỉ định, không kết hợp một số loại thuốc khác hoặc tự ý ngừng thuốc đột ngột
  • Tránh xa ma túy, rượu bia, thuốc lá, cà phê cùng các chất kích thích
  • Quan sát, theo dõi kết quả điều trị, đồng thời chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường
  • Yêu thương – chăm sóc bản thân: nghe nhạc, đọc sách, thiền định, tập yoga, skincare, tập luyện thể thao, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc – đúng giờ…
  • Lên kế hoạch cho các hoạt động văn hóa – giải trí thú vị: du lịch, hẹn hò cà phê với bạn bè, xem triển lãm nghệ thuật, tham quan bảo tàng, mua sắm, đi ăn…
  • Tham gia cộng đồng mắc bệnh trầm cảm để lắng nghe, chia sẻ, giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ, tích cực hoạt động thiện nguyện, gây quỹ…

Bệnh trầm cảm cấp độ 3 rất nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng hướng, bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát và đẩy lùi bệnh lý. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn có cái nhìn toàn diện, khách quan hơn về nguyên nhân, triệu chứng cùng phương pháp điều trị – phòng ngừa bệnh trầm cảm cấp độ 3.

Cùng chuyên mục

Bệnh trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh trầm cảm là căn bệnh quái ái có thể cướp đi sinh mạng của vô số người. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến tâm lý, sức...

Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trầm cảm ở tuổi dậy thì chủ yếu xuất phát từ những áp lực, căng thẳng của việc học tập hoặc sự thay đổi về hành vi, hormone, môi trường...

Trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ

Ít ai biết rằng trầm cảm nặng có thể gây mất trí nhớ, khiến con người mất tập trung, mất ngủ, căng thẳng, lo lắng,… Đây là bệnh lý cần...

Tìm hiểu phương pháp chữa trầm cảm bằng diện chẩn

Chữa trầm cảm bằng diện chẩn là phương pháp đã được rất nhiều người áp dụng và thành công. Với các kỹ thuật sử dụng bàn tay để tác động...

Trầm cảm cười là gì? Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Trầm cảm cười là một căn bệnh còn khá xa lạ đối với nhiều người, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này đó chính là những áp lực...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn