Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên và không nên ăn

Trái cây là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe lại ngon miệng nên được rất nhiều người yêu thích. Khi bị tiểu đường, người bệnh thường bỏ qua các loại trái cây vì nghĩ chúng chứa nhiều đường, có thể làm tăng lượng đường huyết trong máu. Thế nhưng, sự thật thì không phải loại trái cây nào cũng không tốt cho sức khỏe người bệnh. Dưới đây là các loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn và không nên ăn. 

Những loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn

Trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là các loại vitamin và chất xơ, có những loại có thể ăn cả vỏ lẫn ruột. Trong đó, chất xơ đóng vai trò hết sức cần thiết trong việc kiểm soát hàm lượng đường trong máu, đồng thời các tác dụng hạn chế sự hấp thu đường giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng cần thận trọng khi sử dụng, vì nếu dùng sai cách sẽ gây tăng đường huyết đột ngột, nếu nghiêm trọng có thể gây suy thận hôn mê, mù lòa… 

Các loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn có thể kể đến như:

1. Bị tiểu đường nên ăn táo

Táo giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt với sức khỏe người bệnh tiểu đường
Táo giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt với sức khỏe người bệnh tiểu đường

Táo là loại trái cây giàu chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa, một quả táo có thể cung cấp 14% lượng vitamin C cần thiết một ngày và phần lớn các chất dinh dưỡng của loại quả này được tìm thấy ở vỏ. Trong một quả táo cỡ trung bình có chứa 4,4g chất xơ, chất xơ này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu carbs, từ đó ngăn ngừa tình trạng tăng lên đột ngột của hàm lượng đường trong máu, có tác dụng kiểm soát đường trong máu và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường

Mặc dù táo chứa đường nhưng đây là fructose, loại đường này ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Táo cũng chứa hợp chất thực vật là polyphenol, có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) của táo đều nằm ở mức thấp, có ảnh hưởng rất ít đến lượng đường trong máu, nên việc ăn táo không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường. 

Ngoài ra, táo còn giàu chất chống oxy hóa, các chất này là quercetin, axit chlorogenic, phlorizin giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Táo cũng chứa hợp chất làm giảm tình trạng kháng insulin, ăn táo thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa được bệnh tiểu đường type 2. Nên ăn toàn bộ quả táo, chỉ ăn mỗi ngày 1 quả, tránh dùng nước ép táo vì nó có lượng đường cao. 

2. Đu đủ tốt cho người bệnh tiểu đường

Nhiều người cho rằng đu đủ là loại quả ngọt, nhiều đường, khi bị tiểu đường thì không nên ăn. Thế nhưng sự thật là người bệnh tiểu đường nên ăn đu đủ, loại trái cây này dù vị ngọt nhưng lại có hàm lượng đường thấp, không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nếu tiêu thụ 438g đu đủ sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.

Đu đủ có chỉ số đường huyết GI là 23, thuộc loại thấp, khi ăn đường sẽ giải phóng từ từ, không gây gia tăng đường huyết đột ngột. Đu đủ cũng giàu chất xơ, giàu vitamin A, C, sắt, canxi, magie tốt cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, loại quả này còn chứa enzyme papain có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do.

3. Người bệnh tiểu đường nên ăn bưởi

Trái cây người bị tiểu đường nên ăn
Người bị tiểu đường được khuyến khích nên ăn mỗi ngày 1 quả bưởi

Một trong những loại trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn là quả bưởi. Sở dĩ người bệnh nên ăn bưởi là vì:

  • Có chỉ số chuyển hóa đường huyết thực phẩm GI là 30, ở mức thấp nên được xếp vào danh sách thực phẩm an toàn cho người đái tháo đường
  • Giàu chất xơ, có thể hạn chế, làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong thực phẩm vào máu, không làm tăng đột ngột hàm lượng đường trong máu
  • Có hàm lượng vitamin cao, có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi chất, thúc đẩy đốt cháy mỡ thừa, tăng cường độ bệnh mạch máu, hạn chế tăng huyết áp ở người tiểu đường
  •  Giàu kali, natri có thể giúp cân bằng điện giải trong cơ thể, tăng cường cơ tim, ngăn ngừa biến chứng tim mạch cho người bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường được khuyến khích nên ăn 1 quả bưởi mỗi ngày. Có thể dùng nước ép bưởi, nên ăn cả bã của múi bưởi để tăng tác dụng. Đồng thời, nếu muốn đốt cháy calo và mỡ thừa, nên kết hợp ăn bưởi với chế độ ăn uống khoa học. Ngoài bưởi, người bệnh cũng nên ăn cam, quýt vì các trái cây này cùng họ, đều tốt cho người bệnh tiểu đường.

4. Anh đào

Anh đào hay cherry là loại quả được đánh giá là vô cùng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể:

  • Có chỉ số đường huyết thực phẩm là 22, ở mức thấp, khi sử dụng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường huyết trong máu
  • Chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C, vitamin B9, chất chống oxy hóa, chất xơ, sắt, kali
  • Chứa nhiều anthocyanin, là hoạt chất kháng oxy hóa, có tác dụng tăng sản xuất insulin lên 50% và làm giảm lượng đường trong máu.

Theo các nghiên cứu, mỗi ngày sử dụng 1 cốc cherry tươi sẽ có tác dụng tốt trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

5. Dâu tây

Dâu tây cũng nằm trong danh sách các loại trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn. Mặc dù chỉ số đường huyết thực phẩm của loại quả này là 41 những vẫn nằm ở mức thấp nên có thể sử dụng. Sở dĩ dâu tây tốt cho sức khỏe người bệnh là vì:

  • Chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa có tác dụng kiểm soát tình trạng bệnh tốt
  • Chứa ít carbohydrate, giàu dưỡng chất, giúp bệnh nhân ít có cảm giác đói vặt, đồng thời giúp cân bằng được lượng đường trong máu. 

Để đảm bảo sức khỏe, người bệnh có thể ăn mỗi ngày 1 cốc dâu tây.

6. Bị tiểu đường nên ăn lê

Lê có chỉ số chuyển hóa đường huyết thực phẩm GI = 38, người bệnh có thể sử dụng mà không sợ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong máu
Lê có chỉ số chuyển hóa đường huyết thực phẩm GI = 38, người bệnh có thể sử dụng mà không sợ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong máu

Lê có chỉ số đường huyết 38, là thực phẩm nhiều chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất vừa có tác dụng bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể vừa hỗ trợ giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu. Không chỉ vậy,  lê còn có tác dụng cải thiện độ nhạy với insulin. Theo các nghiên cứu, ăn lê 5 lần trong tuần có thể giúp cơ thể tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2

Bên cạnh đó, lê giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp cơ thể ngăn ngừa được các biến chứng như cao huyết áp, đột quỵ do bệnh tiểu đường gây ra. Lê cũng giúp kích thích tiêu hóa, tốt cho người mắc bệnh đại tràng, giúp ngăn ngừa táo bón. Tuy nhiên, chỉ nên ăn nguyên quả, không nên uống nước ép trái cây vì chứa nhiều đường lại làm mất chất xơ vốn có trong loại trái cây này.

7. Quả bơ

Bơ là loại quả phổ biến, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu dưỡng chất, được công nhận là thực phẩm bổ sung dưỡng chất lành mạnh phù hợp với nhiều chế độ ăn uống khác nhau. Người bị tiểu đường nên ăn bơ vì:

  • Chứa lượng carbohydrate thấp, ít ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể
  • Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ăn bơ không làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu mà còn có tác dụng tốt cho những người thừa cân
  • Bơ chứa hàm lượng chất xơ cao, có thể làm chậm quá trình hấp thu đường của cơ thể. Chất xơ hòa tan trong quả bơ không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn giúp insulin hoạt động hiệu quả
  • Bơ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng thần kinh do tiểu đường do chứa nhiều omega 9, axit oleic, vitamin E…

8. Quả đào

Ngoài bơ thì đào cũng là một trong những loại trái cây tốt cho sức khỏe mà người bị tiểu đường nên ăn. Chỉ số đường huyết thực phẩm của đào là 28, trong khi đó loại trái cây này lại có hàm lượng chất xơ cao. Bên cạnh đó, đào còn giàu vitamin và chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt với sức khỏe của người bệnh tiểu đường.

9. Quả lựu tốt cho người bệnh tiểu đường

Quả lựu cũng nằm trong danh sách các loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn
Quả lựu cũng nằm trong danh sách các loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, đường trong lựu liên kết với các chất chống oxy hóa thuộc nhóm ellagitannin, có thể làm giảm lượng đường trong máu. Lựu làm giảm sự đề kháng insulin do tác động đến các tế bào sản sinh insulin, giúp ổn định đường huyết trong máu, đồng thời ngăn ngừa béo phì nhờ các chất chống oxy hóa, các hợp chất như gallic, oleanolic, ursolic, acid punicalagin… 

Các chất chống oxy hóa trong lựu cũng giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch, bảo vệ cơ thể người bệnh khỏi các biến chứng về tim mạch như suy tim, đột quỵ.

10. Quả ổi

Thực tế, ổi không phải là lựa chọn tuyệt vời nhưng người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn ổi. Mặc dù chỉ số chuyển hóa đường huyết thực phẩm trong ổi cao GI = 78 nhưng tải trọng đường thấp, nên vẫn có thể sử dụng được. Đặc biệt, ổi giàu vitamin C, cao gấp 4 lần cam nên giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, có thể làm giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nhiễm trùng cho người bệnh.

Ổi giàu chất xơ, trong 100g ổi có đến 6g chất xơ nên giúp làm chậm quá trình hấp thu đường sau khi ăn rất tốt. Trong quả ổi cũng có chứa vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thần kinh, mạch máu như carotenoid, polyphenol. 

11. Kiwi

Một trong những loại trái cây người bị tiểu đường nên ăn là kiwi. Loại trái cây này có chỉ số đường huyết thấp, chỉ 39 ở kiwi xanh và 48 ở kiwi vàng. Kiwi có tác dụng ổn định, duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức thấp, tránh các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Đồng thời đây cũng là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, người bệnh có thể yên tâm bổ sung vitamin, khoáng chất mà không sợ làm tăng đường huyết trong máu. Kiwi cũng giàu magie, có tác dụng giảm nguy cơ tiến triển của bệnh tiểu đường type 2. 

12. Quả khế

Với người bệnh tiểu đường, ăn khế chua tốt hơn là ăn khế ngọt
Với người bệnh tiểu đường, ăn khế chua tốt hơn là ăn khế ngọt

Người bệnh tiểu đường nên ăn khế vì loại quả này có hàm lượng đường thấp, khi chỉ số đường huyết trong cơ thể bạn cao thì vẫn có thể sử dụng được. Bạn nên ăn khế chua khi bị tiểu đường vì:

  • Chứa nhiều chất xơ, có tác dụng làm chậm quá trình giải phóng glucose trong máu sau ăn, giúp ổn định đường huyết, giảm lượng insulin tiêu thụ
  • Giàu vitamin B, C và các khoáng chất như sắt, kẽm, magie, photpho giúp kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường
  • Có hàm lượng vitamin C cao, có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại.

13. Người bệnh tiểu đường nên ăn mận

Mận chứa nhiều acid hữu cơ, giàu chất xơ, không chứa cholesterol xấu, ít chất béo, rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường nhất là người muốn giảm cân. Mận còn chứa lycopene, là chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình xơ vữa động mạch ở người bệnh tiểu đường. Thích hợp với người bị thiếu máu, bệnh nhân tiểu đường có các triệu chứng như khô họng, khô môi, nóng trong người.

14. Một số loại trái cây khác

Bên cạnh các loại quả đã kể trên, người bệnh cũng nên ăn:

  • Mâm xôi, việt quất: Là những quả mọng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, hàm lượng carbs thấp lại giàu vitamin và chất xơ rất tốt cho sức khỏe.
  • Dưa hấu: Loại quả này chứa lycopene, là chất chống oxy giúp ngăn ngừa tác động xấu của các gốc tự do, chứa nhiều vitamin B1, B6.vitamin A, vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn 1 – 2 miếng dưa hấu nhỏ ở mỗi bữa ăn. 
  • Cóc: Chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa, có tác dụng ổn định đường huyết, giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư.

Các loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

Bên cạnh các loại trái cây đã kể trên, để tránh làm tăng lượng đường huyết trong máu đột ngột, người bệnh nên tránh xa các loại quả sau đây:

1. Sầu riêng

Không ăn sầu riêng kể cả khi bạn có thể kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của mình
Không ăn sầu riêng kể cả khi bạn có thể kiểm soát tốt chỉ số đường huyết của mình

Sầu riêng nằm trong danh sách các thực phẩm, các loại trái cây mà người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn. Nguyên nhân là sầu riêng có chỉ số đường lên đến 70%, ngay cả những người có chế độ ăn kiểm soát đường huyết tốt, chỉ mắc bệnh ở mức độ nhẹ cũng không nên sử dụng. Ăn sầu riêng sẽ khiến chỉ số đường huyết của bạn tăng cao một cách đột ngột dễ gây các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, hôn mê… rất nguy hiểm cho sức khỏe.

2. Chuối chín trứng cuốc

Với người bình thường, chuối là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng người mắc bệnh tiểu đường thì không nên ăn chuối, nhất là những quả chuối đã chín quá. Chuối có hàm lượng đường cao, các tinh bột trong chuối đều chuyển hóa thành các loại đường đơn như fructose, glucose, sucrose, dextrose… Các loại đường này sẽ khiến tuần hoàn máu chậm, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

Không chỉ vậy, chúng còn khiến chỉ số đường huyết tăng vọt, dễ gây ra các biến chứng như suy thận, bệnh tim như suy tim, đột quỵ; bệnh thần kinh. Tuy nhiên, với trường hợp chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường hạ xuống mức thấp do tiêm insulin quá liều thì bạn nên ăn nửa quả chuối để đưa chỉ số này về mức an toàn.

3. Mít

Cũng giống như sầu riêng và chuối, mít là loại trái cây mà người bệnh tiểu đường không nên ăn. Do chứa nhiều đường fructoza, glucoza… nên nếu ăn chuối thì sẽ khiến chỉ số đường huyết trong cơ thể tăng vọt làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Với những người có chế độ ăn nghiêm ngặt, kiểm soát đường huyết tốt, bạn vẫn có thể ăn 1 – 2 múi mít, có thể ăn 2 – 3 lần/tuần, không nên ăn mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. 

4. Xoài

Trái cây người bị tiểu đường nên ăn
Xoài có chứa lượng đường cao, cũng là loại trái cây mà người bệnh tiểu đường nên tránh xa

Xoài giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất xơ, thế nhưng xoài không phải là loại trái cây mà người bệnh tiểu đường có thể sử dụng. Lý do là trong 100g xoài có chứa 14g đường, trung bình mỗi quả xoài chín sẽ có khoảng 30 – 35g đường. Do đó, để tránh các biến chứng nguy hiểm, tốt nhất người bệnh tiểu đường không nên ăn xoài.

5. Nhãn

Nhãn cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể nhưng đây lại là loại quả có hàm lượng đường cao. Ăn nhãn có thể làm chỉ số đường huyết trong máu người bệnh tiểu đường tăng cao đột ngột, điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe nên người bệnh cần tránh xa loại quả này.

6. Một số loại quả khác

Bên cạnh các loại trái cây đã kể trên, người bệnh cũng cần tránh:

  • Trái dứa chín rất ngọt: Có hàm lượng đường cao đặc biệt là khi chín nên dễ gây gia tăng đường huyết trong máu
  • Vải thiều: Có thể ăn 1 quả vào bữa phụ cách xa bữa chín vì vải thiều chứa hàm lượng đường cao nhưng lại ít chất xơ.

Cách ăn trái cây đúng cho người bệnh tiểu đường

Khi sử dụng trái cây, người bệnh tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo sức khỏe, tránh làm tăng đường huyết trong máu:

  • Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần tránh ăn trái cây quá chín vì lúc này lượng đường rất cao, không tốt cho sức khỏe người bệnh
  • Tiểu đường là tình trạng phức tạp, mỗi người sẽ được điều trị bằng một phương pháp khác nhau, việc ăn loại trái cây nào, ăn bao nhiêu còn phụ thuộc vào sức khỏe người bệnh và giai đoạn của bệnh tiểu đường. Không có hướng dẫn chung về cách ăn trái cây cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường
  • Không nên dùng nước ép trái cây vì chúng có hàm lượng đường cao, lượng chất xơ bị giảm đi, là nguyên nhân gây tăng lượng đường trong máu đột ngột
  • Nên ăn trái cây sau bữa ăn ít nhất 2 giờ, vào giữa buổi sáng, 11 giờ sáng hoặc vào 5 giờ buổi chiều
  • Không nên ăn nhiều một loại trái cây mà nên đa dạng các loại trái cây để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
  • Nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày, ăn cả quả, không ép nước, hạn chế ăn trái cây khô hoặc đóng hộp.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc các loại trái cây người bệnh tiểu đường nên ăn và không nên ăn để hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể tránh các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, như đã đề cập, tiểu đường là bệnh phức tạp, do đó để đảm bảo an toàn, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại trái cây và liều lượng sử dụng thích hợp trước khi dùng. 

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Bệnh tiểu đường type 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 là một dạng của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi lượng glucose trong máu không được được chuyển hóa mà tích tụ một thời...

10 Loại rau tốt cho người bị tiểu đường nên bổ sung

Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, rau xanh còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết bằng cách giảm hấp thu glucose từ các loại thực phẩm khác. Do đó...

10 Loại sữa dành cho người bị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Bổ sung dinh dưỡng cho người bị tiểu đường là một trong những vấn đề quan trọng cần phải được đặt lên hàng đầu. Vì tính chất bệnh mà khiến...

Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý an toàn

Tiểu đường thai kỳ là bệnh thường gặp trong giai đoạn mang thai của chị em phụ nữ. Đây được cho là chứng bệnh khá phổ biến xuất hiện trong...

Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tiểu đường type 2 ở trẻ là một bệnh mãn tính. Khi khởi phát sẽ có các biểu hiện như khát nước, đi tiểu nhiều, người mệt mỏi, đói...

Tiểu đường type 1 có nguy hiểm không?

Hiện nay, tỉ lệ những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1 ngày càng tăng nhanh, khiến không ít người hoang mang, lo lắng. Vậy bệnh tiểu đường type...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn