Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở những tháng cuối mang thai. Nguyên nhân là do cơ thể không tổng hợp được insulin hoặc do rối loạn nội tiết tố. Điều này khiến cho nhiều chị em băn khoăn tiểu đường thai kỳ có tự hết không? Bao lâu thì hết? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp cho các vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không?

Bị tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?
Bị tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?

Tiểu đường hay bệnh đái tháo đường xảy ra khi lượng glucose (đường) trong máu cao hơn mức bình thường, gây ra các vấn đề xấu về sức khỏe. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai. Vốn dĩ bệnh tiểu đường đã nguy hiểm, mắc bệnh này trong thời gian mang bầu sẽ làm cho sự nguy hiểm tăng lên gấp nhiều lần. Nếu không được áp dụng các biện pháp điều trị sớm, bệnh có thể gây nguy cơ sảy thai, băng huyết sau sinh, trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh… Do đó, bà bầu bị tiểu đường cần được chăm sóc đặc biệt cả trong và sau khi sinh con.

Vì là bệnh lý khó chữa khỏi mà bệnh nhân cần phải sống với nó suốt đời nên có nhiều chị em lo lắng tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không.

Thực chất, tiểu đường thai kỳ đẻ xong có hết không còn tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh. Trong thời gian mang thai, nồng độ hormone thai kỳ sẽ cao hơn bình thường. Để cân bằng lượng glucose trong máu thì đòi hỏi cơ thể phải tạo ra nhiều insulin hơn. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ khi mang bầu mức insulin được tạo ra không đủ. Điều này làm cho lượng đường trong máu tăng lên gây bệnh.

Do đó, bệnh tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không thì thật may mắn, câu trả lời là có. Tuy nhiên, ở những phụ nữ mắc bệnh do di truyền hoặc sau sinh không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu sẽ khó hết. Hoặc dễ mắc lại trong những lần mang bầu tiếp theo.

Bên cạnh đó, một số chị em mắc bệnh tiểu đường nhẹ trước khi mang thai nhưng không biết và không chữa trị. Theo thời gian, sau khi sinh con bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng lên. Thậm chí có nhiều người phải sống chung với bệnh cả đời. Vì vậy, việc thăm khám, điều trị bệnh sớm là điều vô cùng quan trọng.

Bệnh tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của bà bầu
Bệnh tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt của bà bầu

Bệnh tiểu đường thai kỳ bao lâu thì hết?

Bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai có thể tự khỏi sau khi sinh con. Nhưng tiểu đường thai kỳ bao lâu thì hết thì khó lòng mà trả lời được. Theo các chuyên gia, tình trạng này có thể khỏi sau khoảng 1 – 3 tháng sau sinh, với điều kiện bà bầu có một chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp.

Ngược lại, nếu sau sinh không thể kiểm soát được tình trạng glucose trong máu tăng thì sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2. Lúc này, bệnh sẽ khó chữa hơn, chị em cũng sẽ mệt nhọc hơn trong việc điều trị, thậm chí phải sống chung với bệnh suốt đời. Vì vậy, tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết còn tùy thuộc nhiều vào lối sống của các chị em.

Vài lời khuyên cho bà bầu khi bị tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường khi mang thai có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó, để tránh gặp phải những vấn đề đó, bà bầu bị tiểu đường cần chú ý một số điều sau:

Nên kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ

Chị em đang trong thời gian mang thai nên đi kiểm tra tiểu đường định kỳ. Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ hỏi tiền sử của bản thân để xác định xem có yếu tố rủi ro mắc bệnh khi mang thai hay không.

Trường hợp có các yếu tố rủi ro, bà bầu sẽ được kiểm tra lượng đường trong máu sớm. Tuy nhiên, nếu không có nguy cơ mắc bệnh, việc kiểm tra lượng đường trong máu sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ tuần 24 – 28 của thai kỳ.

Cách kiểm soát tiểu đường thai kỳ được sử dụng phổ biến

Nên thăm khám thường xuyên để theo dõi được sức khỏe của cả mẹ và bé
Nên thăm khám thường xuyên để theo dõi được sức khỏe của cả mẹ và bé

Nếu bị tiểu đường thai kỳ, chị em có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh sau đây:

  • Thường xuyên khám thai để nắm được tình hình sức khỏe cho cả mẹ và bé.
  • Theo dõi lượng đường trong máu nhằm kiểm soát sự tăng lên của glucose, giảm rủi ro cho cả mẹ và bé.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Để duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định, xây dựng chế độ ăn uống khoa học là điều vô cùng cần thiết. Các chị em nên ăn đều đặn mỗi ngày, chia các bữa chính thành nhiều bữa phụ. Thêm vào đó, nên sử dụng các thực phẩm ít đường, ít tinh bột, đặc biệt cần bổ sung các loại rau tốt cho bà bầu bị tiểu đường.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là một biện pháp tốt để duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn các bài tập phù hợp với khả năng của mình. Với các bài tập có cường độ vừa phải, các mẹ nên tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần mỗi tuần. Đối với phụ nữ mang thai, đi bộ là bài tập tuyệt vời. Sau bữa ăn, đi bộ trong khoảng 10 – 15 phút cũng là cách tốt giúp giảm lượng đường trong máu.
  • Dùng thuốc: Trong một số trường hợp, bà bầu sẽ được chỉ định sử dụng insulin để kiểm soát tình trạng lượng đường tăng cao. Vì insulin không qua nhau thai nên có thể nói là nó an toàn cho thai nhi trong bụng. Khi sử dụng thuốc, bà bầu cũng cần chú ý theo dõi glucose để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng.

Trên đây là những thông tin cần biết về tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không và một vài điều cần lưu ý. Mặc dù có thể tự hết sau khi sinh nhưng tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết còn phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn, tập luyện của bà mẹ. Do đó, hãy chú ý xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý để không gặp phải những vấn đề không mong muốn.

Cùng chuyên mục

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên sinh thường hay sinh mổ?

Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là một trong những căn bệnh phổ biến đối với các mẹ bầu. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể...

Bị tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không?

Tiểu đường thai kỳ có ăn khoai lang được không? Là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ bầu. Bởi vì đây là một loại thực phẩm dễ ăn, lại...

Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam. Bệnh khởi phát ở nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh có thể nhận biết bệnh...

Sau khi xét nghiệm mẹ nên biết cách đọc kết quả chính xác

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp khi mang thai, nếu không sớm phát hiện, điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát lượng đường huyết trong máu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn