Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu?

Kế hoạch chăm sóc và điều dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn được hoa quả gì?

Phân biệt tiểu đường type 1 và type 2: Cái nào nguy hiểm hơn?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn rau gì tốt?

Tiểu đường thai kỳ sinh xong có tự hết không? Bao lâu hết?

Chỉ số đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường?

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa được không? Loại nào tốt?

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Bên cạnh việc tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, thường xuyên luyện tập thể dục và sử dụng thuốc Tây, phụ nữ mang thai có thể tiêm insulin để kiểm soát nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên, nhiều chị em thắc mắc: “Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?” Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cặn kẽ vấn đề này.

Insulin là một hormon do tuyến tụy tiết ra. Loại insulin được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường là insulin tổng hợp. Phương pháp tiêm insulin thai kỳ giúp làm hạ nồng độ đường trong máu của thai phụ đến mức ngang bằng với nồng độ đường trong máu của những người phụ nữ bình thường.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Giải pháp tiêm insulin thai kỳ đã trải qua quá trình nghiên cứu kỳ công và được chứng minh là an toàn đối với cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định chính xác lượng insulin cần tiêm vào cơ thể người mẹ dựa trên các yếu tố thể trạng, cơ địa và mức độ bệnh lý. Thông thường, lượng insulin cần tiêm có xu hướng tăng dần khi người mẹ bước vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?
Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?

Vậy “tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?” Các chuyên gia cho biết, biện pháp này chỉ được áp dụng khi:

  • Thai phụ không thể uống metformin hoặc loại thuốc này gây ra tác dụng phụ
  • Metformin không thể kiểm soát lượng đường trong máu của người mẹ
  • Lượng đường trong máu của chị em quá cao
  • Thai nhi quá lớn hoặc có quá nhiều nước ối trong tử cung (đa ối)

Insulin có thể khiến lượng đường huyết của phụ nữ mang thai tụt xuống rất thấp. Tình trạng hạ đường huyết có thể dẫn đến triệu chứng: đói, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, làn da tái nhợt, khả năng tập trung kém… Nếu phát hiện các dấu hiệu trên, độc giả cần kiểm tra lượng đường huyết ngay lập tức để xử trí nhanh chóng, kịp thời. Lưu ý, trước khi chữa bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách tiêm insulin, chị em hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về tình trạng hạ đường huyết.

Trong đa số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân tiêm insulin nhiều lần trong ngày. Bên cạnh đó, bạn nên điều chỉnh lối sống, thường xuyên luyện tập thể dục – thể thao và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Tiêm insulin để chữa tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ này có thể mang đến kết quả khả quan. Thế nhưng, việc tiêm insulin cho bà bầu cần được thực hiện chuẩn xác và theo dõi sát sao. Phụ nữ mang thai cần kiểm tra lượng đường huyết tối thiểu 4 lần/ngày (dùng bộ dụng cụ thử lượng đường trong máu tại nhà) và ghi chú kết quả đầy đủ.

Tiêm insulin để chữa tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Phương pháp tiêm insulin để chữa tiểu đường thai kỳ có thể mang đến kết quả khả quan.

Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh nhân nên thường xuyên cập nhật lượng insulin đã sử dụng. Theo các chuyên gia, nhu cầu tiêm insulin của thai phụ sẽ tăng dần khi thai nhi phát triển theo thời gian. Nếu điều trị thành công, lượng đường huyết của chị em sẽ nằm trong mức cân bằng và ổn định.

Tuy nhiên, nồng độ đường huyết cũng rất dễ thay đổi trong suốt thai kỳ. Vì vậy, ngay cả khi thu được kết quả điều trị khả quan, người bệnh vẫn cần thường xuyên kiểm tra nồng độ đường huyết theo lời dặn dò của bác sĩ chuyên khoa.

Hơn nữa, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến thai nhi phát triển nhanh hơn mức bình thường. Đây chính là lý do vì sao bác sĩ sản khoa phải theo dõi và ghi nhận tốc độ tăng trưởng của em bé một cách liên tục nhờ vào kỹ thuật siêu âm.

Nếu cần dùng thêm thuốc uống để kiểm soát đường huyết thì độc giả nên làm xét nghiệm nonstress test khi thai nhi được 32 tuần tuổi. Loại xét nghiệm an toàn này có thể giúp bác sĩ xác định liệu rằng thai nhi có nhận được đầy đủ lượng máu cần thiết hay không.

Một số lưu ý khi tiêm insulin để điều trị tiểu đường thai kỳ

Phương pháp điều trị tiểu đường thai kỳ bằng insulin đóng vai trò rất quan trọng đối với công tác kiểm soát lượng đường trong máu cũng như phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Trong quá trình chữa bệnh, bạn có thể được chỉ định sử dụng một loại insulin đơn thuần hoặc kết hợp tiêm nhiều loại insulin khác nhau trong một ngày. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thể trạng, cơ địa, mức độ bệnh lý, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần ghi nhớ:

Nên thay đổi vị trí tiêm insulin

Độc giả tuyệt đối không tiêm insulin cùng một vị trí quá nhiều lần bởi cách làm này có thể dẫn đến tình trạng loạn dưỡng lipid. Lúc này, lớp mỡ dưới da sẽ dễ dàng bị phá hủy, từ đó hình thành một số khối u gây ức chế quá trình hấp thụ insulin của cơ thể.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?
Bệnh nhân hãy luân phiên thay đổi vị trí tiêm insulin.

Thay vào đó, bạn nên luân phiên thay đổi vị trí tiêm insulin. Các vị trí lý tưởng là: vùng bụng, phía trên mông, phía trước hoặc phía bên cạnh đùi và phía trên cánh tay. Vị trí tiêm mới nên cách vị trí tiêm cũ khoảng 5cm. Bạn cố gắng không tiêm ở khu vực xung quanh rốn, gần nốt ruồi hay sẹo lồi.

Ngoài ra, hãy chủ động hẹn giờ tiêm insulin cho từng vị trí, ví dụ tiêm vào bụng trước khi ăn sáng, tiêm ở đùi trước bữa ăn trưa và tiêm tại cánh tay trước khi dùng bữa tối.

Cần vệ sinh da trước khi tiêm

Chị em có thể làm sạch vùng da xung quanh vị trí chuẩn bị tiêm insulin bằng bông gòn tẩm cồn và đợi 20 giây cho cồn khô đi hoàn toàn. Thêm vào đó, hãy rửa tay thật sạch bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn trước khi tiêm nhé!

Nên tính toán lượng carbohydrate cẩn thận trước khi tiêm

Lượng bột đường (carbohydrate) mà bệnh nhân dự định dung nạp trong suốt bữa ăn sẽ quyết định liều lượng insulin cần tiêm vào cơ thể. Theo thời gian, người bệnh có thể dễ dàng tính toán lượng bột đường cần thiết nên ăn vào. Nếu không, bạn cần nhờ bác sĩ dinh dưỡng tư vấn cặn kẽ hoặc sử dụng ứng dụng chuyên dụng trên điện thoại di động.

Hãy thường xuyên kiểm tra đường huyết và ghi chép cẩn thận

Thói quen này giúp độc giả kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Nồng độ đường huyết có thể thay đổi dựa trên tình trạng bệnh tật, tần suất luyện tập thể dục – thể thao, mức độ căng thẳng, chế độ ăn uống, thậm chí là sự thay đổi hormon bên trong cơ thể trong tháng đó. Nếu lượng đường trong máu thay đổi quá nhiều, bạn cần chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ và điều chỉnh liều lượng insulin cần tiêm.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?
Hãy thường xuyên kiểm tra đường huyết và ghi chép cẩn thận.

Để xác định liệu bản thân đã kiểm soát lượng đường huyết tốt hay chưa, phụ nữ mang thai cần kiểm tra lượng đường trong máu vào lúc mới ngủ dậy (khi đang còn đói), trước bữa ăn chính và sau bữa ăn chính 1 – 2 tiếng. Mục tiêu lượng đường huyết khi đói và trước bữa ăn chính là dưới 95mg/dl. Mục tiêu đường huyết sau khi ăn 1 giờ là dưới 140mg/dl và sau 2 giờ là dưới 120mg/dl.

Người đọc nên tìm mua máy đo đường huyết cá nhân và học cách sử dụng để tự theo dõi tại nhà. Nếu lượng đường trong máu cao hơn mức mục tiêu, bạn cần tăng cường luyện tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu muốn tăng liều insulin hoặc dùng thêm thuốc điều trị.

Học cách nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết

Tình trạng hạ đường huyết xuất hiện khi người bệnh tiêm sai liều insulin, không dung nạp đủ lượng bột đường sau khi tiêm insulin, tập luyện thể dục – thể thao quá nhiều hoặc đang trong trạng thái căng thẳng, áp lực.

Các triệu chứng điển hình của hiện tượng hạ đường huyết bao gồm: ngáp nhiều, mệt mỏi, đổ mồ hôi, da tái nhợt, mất khả năng phối hợp các cơ, không thể suy nghĩ liền mạch hay nói năng rõ ràng, thậm chí co giật và mất đi ý thức. Lúc đó, bạn cần học cách kiểm soát vấn đề này ngay lập tức bằng cách uống nước đường, dùng nước trái cây, ăn thêm kẹo ngọt…

Tránh tiêm insulin quá sâu

Insulin nên được tiêm vào lớp mỡ nằm phía dưới da. Nếu chị em tiêm insulin quá sâu, chạm đến lớp cơ, cơ thể sẽ hấp thụ insulin quá nhanh. Do đó, tác dụng của insulin không thể kéo dài như bình thường. Hơn nữa, việc tiêm insulin quá sâu có thể gây ra khá nhiều đau đớn.

Sau khi tiêm insulin, không nên đợi hơn 15 phút rồi mới ăn

Loại insulin tác dụng nhanh được sản xuất để được tiêm vào cơ thể ngay sau khi ăn và phát huy tác dụng ngay lập tức. Việc chậm dung nạp thức ăn sau khi tiêm insulin có thể làm hạ lượng đường trong máu. Nếu không tiện ăn ngay sau khi tiêm insulin, bạn có thể dùng một miếng mận khô, một viên đường glucose hoặc vài thanh kẹo cứng.

Sau khi tiêm insulin, không nên đợi hơn 15 phút rồi mới ăn
Chị em nên ăn ngay sau khi tiêm insulin.

Tuyệt đối không hoảng loạn nếu tiêm insulin sai liều lượng

Lúc đầu, việc tính toán chính xác lượng insulin cần tiêm sẽ vô cùng phức tạp, nhất là khi bệnh nhân không biết sẽ phải ăn bao nhiêu chất bột đường trong bữa ăn kế tiếp. Bạn có thể gọi điện tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu cảm thấy cần thiết.

Nếu tiêm vào cơ thể lượng insulin quá lớn (gấp đôi, gấp ba), hãy nhờ người thân đưa đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc cẩn thận.

Ngược lại, nếu tiêm quá ít insulin hoặc thậm chí quên tiêm insulin trước bữa ăn, thai phụ cần đo lại lượng đường huyết của cơ thể. Nếu nồng độ đường trong máu quá cao, bạn nên tiêm một mũi insulin tác dụng nhanh nhằm làm hạ lượng đường huyết. Nếu không chắc chắn về liều lượng insulin đã sử dụng, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Sau khi đo, nếu lường đường huyết vẫn ở mức cao (dù đã tiêm insulin), bạn hãy chờ một chút. Việc tiêm thêm insulin quá sớm có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết. Đây chính là lý do vì sao bạn phải thường xuyên kiểm soát lượng đường huyết trong 24 giờ tiếp theo.

Không tự ý ngừng tiêm hoặc điều chỉnh liều lượng

Hành động này có thể khiến bạn đối mặt với rủi ro mắc một số biến chứng hoặc tác dụng phụ.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Một số người bệnh cần kết hợp tiêm insulin với việc dùng thuốc để tăng cường hiệu quả kiểm soát đường huyết. Hai loại thuốc Tây thường được chỉ định để làm giảm nồng độ đường trong máu là metformin và glyburide. Tuy nhiên, chị em vẫn cần theo dõi tình hình sức khỏe hết sức cẩn thận bởi hai loại thuốc này có thể vượt qua hàng rào nhau thai (với một lượng nhỏ).

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh

Bạn có biết, chế độ ăn uống hợp lý, khoa học có thể giúp hơn 90% phụ nữ đang mắc tiểu đường thai kỳ kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả mà không cần tiêm thêm insulin.

Các chuyên gia cho biết, thai phụ cần cắt giảm lượng bột đường xuống còn khoảng 50 – 55% tổng năng lượng dung nạp một ngày và chia thực đơn thành 5 – 6 bữa phụ, tăng cường bổ sung rau xanh, uống sữa chuyên biệt dành cho bệnh nhân tiểu đường và tránh xa đồ hộp cùng những món ăn giàu chất béo.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh
Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học có thể giúp hơn 90% phụ nữ đang mắc tiểu đường thai kỳ kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả mà không cần tiêm thêm insulin.

Khi bước vào tháng thứ 3 của thai kỳ, chị em chỉ nên dung nạp khoảng 250 – 300g bột đường/ngày. Một số loại thực phẩm giàu chất bột đường bạn cần kiêng cữ là: bánh mì, cơm, nui, mì, bún, khoai, bánh quy…

Bên cạnh đó, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hãy tránh xa sinh tố, nước ngọt, nước ép trái cây vì những loại thức uống này chứa khá nhiều đường. Thay vào đó, chị em nên dùng nhiều nước lọc, thỉnh thoảng bổ sung nước khoáng và trà xanh pha loãng.

Ngoài ra, người đọc có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe của hai mẹ con vừa phù hợp với sở thích cá nhân.

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục – thể thao là phương pháp hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường đơn giản, an toàn và hiệu quả. Các bài tập nhẹ nhàng yêu cầu sự phối hợp vận động toàn thân luôn được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện trong suốt thai kỳ, kể cả khi bà bầu không mắc phải vấn đề này. Thói quen tập thể dục góp phần cải thiện khả năng đề kháng insulin, giúp xoa dịu căng thẳng, điều hòa đường huyết và tạo giấc ngủ ngon.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc

Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bà bầu. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng mất ngủ có thể gây ra chứng trầm cảm và khiến bệnh tiểu đường thai kỳ càng thêm trầm trọng.

Trong các tháng cuối thai kỳ, một số chị em sẽ thường ngủ không ngon giấc vì gặp nhiều khó khăn khi xoay trở (nhằm tìm ra tư thế ngủ thoải mái nhất). Hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nhận được những lời khuyên hữu ích và giá trị.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Bên cạnh lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe bé yêu, việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể giúp người mẹ giảm cân nhanh chóng, điều hòa đường huyết và giảm thiểu nguy cơ tiểu đường tuýp 2.

Nuôi con bằng sữa mẹ
Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể giúp người mẹ giảm cân nhanh chóng, điều hòa đường huyết và giảm thiểu nguy cơ tiểu đường tuýp 2.

Chủ động tái khám định kỳ

Những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ thường nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Theo một số nghiên cứu, khoảng 50% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 sau trong vòng 5 – 10 năm sau đó. Vì vậy, sau khi sinh con khoảng 6 – 8 tuần, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết để được tầm soát định kỳ và theo dõi liên tục.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin đa chiều, ngắn gọn xoay quanh câu hỏi: “Tiểu đường thai kỳ khi nào cần phải tiêm insulin?” Trong suốt thời gian chữa bệnh, phái đẹp cần tuân thủ nghiêm túc mọi lưu ý phía trên nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Cùng chuyên mục

Tiểu đường type 2 là sự rối loạn chuyển hóa đường trong máu, xảy ra do sự gia tăng lượng glucose trong máu khi cơ thể đề kháng với insulin

Bệnh tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ? Có chữa được không?

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) vào năm 2017, Việt Nam có tới 3,52 người mắc đái tháo đường và phần lớn các bệnh...

Có nhiều phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường cho kết quả chính xác

3 Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiểu đường chính xác nhất

Tiểu đường hay đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa về tiêu thụ và sử dụng đường trong cơ thể, xảy ra khi cơ thể không còn đáp...

10 Loại rau tốt cho người bị tiểu đường nên bổ sung

Không chỉ có tác dụng nhuận tràng, rau xanh còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết bằng cách giảm hấp thu glucose từ các loại thực phẩm khác. Do đó...

Bệnh tiểu đường type 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 là một dạng của bệnh tiểu đường. Nó xảy ra khi lượng glucose trong máu không được được chuyển hóa mà tích tụ một thời...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn