Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Trị

Viêm Lợi Ở Trẻ Em 2 Tuổi: Cách Trị Và Phòng Ngừa

Viêm Lợi Có Mủ Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao?

Viêm Nướu Răng Có Mủ Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Các Thuốc Trị Viêm Lợi Cho Trẻ Tốt Nhất Và Lưu Ý

Viêm nha chu là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm Nha Chu Nặng: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Viêm nha chu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

12 Cách Chữa Viêm Lợi Tại Nhà An Toàn, Hiệu Quả Nhất

5 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà hiệu quả nhanh

TOP 10 Thuốc Trị Viêm Lợi Tốt Nhất Hiện Nay (Bôi + Uống)

Metronidazol Stada, Ciprofloxacin, Dentosmin P… là các loại thuốc trị viêm lợi mang lại tác dụng tốt. Vậy cách dùng những loại thuốc này như thế nào? Có cần lưu ý gì hay không? Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Danh sách 10 thuốc trị viêm lợi tốt nhất hiện nay

Các loại thuốc trị viêm lợi tốt nhất hiện nay và cách dùng
Các loại thuốc trị viêm lợi tốt nhất hiện nay và cách dùng

Viêm lợi là một trong những bệnh về răng miệng thường gặp. Tuy ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn uống của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần chú ý điều trị sớm, tránh khiến bệnh nặng thêm.

Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh viêm lợi. Tuy nhiên, điều trị bằng các loại thuốc chữa viêm lợi dạng uống hoặc bôi được xem là mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vậy bị viêm lợi nên điều trị bằng thuốc gì?

1. Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin

Đây là kháng sinh thuộc nhóm quinolon, có tác động diệt khuẩn qua cơ chế ngăn cản quá trình sửa đổi, phục hồi ADN của vi khuẩn. Nó được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng có hoặc không có biến chứng do các bệnh nhạy cảm với Ciprofloxacin. Trong đó, phải kể đến các bệnh nhiễm trùng như: Viêm tai giữa, viêm xoang; nhiễm trùng thận, da, xương khớp, nhiễm trùng cơ quan sinh dục, viêm đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến…

Bệnh nhân cần dùng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ về liệu lượng và thời gian điều trị. Thông thường, dùng thuốc 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối, mỗi lần 500gr. Khi dùng thuốc ở dạng uống, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng như: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, trường hợp nguy hiểm có thể nôn ra máu. Các vấn đề khác dễ xảy ra như đau đầu, đau dạ dày, xét nghiệm gan nếu thấy vàng mắt, vàng da.

Vài trường hợp sẽ gặp phải tình trạng dị ứng với thuốc. Lúc này bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng như khó thở, phát ban, sưng phù mặt, cổ họng, phản ứng d nghiêm trọng. Thậm chí bệnh nhân có thể bị tổn thương dây thần kinh, mắc các vấn đề về gân, hôn mê do tụt huyết áp… Nếu gặp phải những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị, cần liên hệ với  các cơ quan y tế để được cấp cứu kịp thời.

Giá bán tham khảo: 147.000vnđ/ hộp

2. Thuốc trị viêm lợi dạng bôi Periokin

Periokin là thuốc dạng bôi dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng
Periokin là thuốc dạng bôi dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn răng miệng

Periokin là loại thuốc dạng gel, được dùng để trị: Các vết loét cục bộ ở trong khoang miệng, viêm quanh chân răng, sát khuẩn trước và sau khi phẫu thuật nha khoa hoặc xung quanh vùng răng mới cấy implant.

Vì là thuốc bôi nên người bệnh có thể bôi trực tiếp Periokin lên vị trí lợi bị tổn thương để chữa bệnh. Liều lượng dùng là từ 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện cho đến khi các triệu chứng được chữa khỏi. Lưu ý, sau khi thoa thuốc trị viêm lợi không được sức miệng. Khoảng 30 phút sau khi bôi thuốc không được ăn và cũng không nên uống nước. Điều này giúp giữ cho thuốc trên răng được lâu, từ đó mang đến kết quả chữa trị tốt nhất. Tuy nhiên, thuốc Periokin chỉ có tác dụng tạm thời trong việc tiêu diệt các vi khuẩn trên bề mặt lợi. Nó không thể loại bỏ được hết những tác nhân gây hại nằm sâu bên trong lợi. Vì vậy, hãy điều trị song song với các biện pháp khác để mang đến tác dụng chữa trị tốt hơn.

Những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc không nên sử dụng Periokin. Nếu đang mắc các bệnh lý hoặc đang dùng các loại thuốc chữa bệnh khác, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Giá bán tham khảo: 100.000vnđ/tuýp

3. Thuốc Metronidazol Stada

Thuốc Metronidazol Stada dùng ở dạng uống để điều trị viêm lợi
Thuốc Metronidazol Stada dùng ở dạng uống để điều trị viêm lợi

Loại thuốc này được chỉ định trong các trường hợp:

  • Bị viêm loét miệng do các bệnh như viêm nha chu, viêm lợi, viêm quanh chân răng.
  • Nhiễm Trichomonas đường tiết niệu và sinh dục ở cả nam và nữ.
  • Phòng ngừa nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí
  • Ngăn ngừa sau phẫu thuật đường tiêu hóa hoặc phẫu thuật phụ khoa.

Liều lượng được khuyến cáo đối với thuốc trị viêm lợi Metronidazol Stada là 1 – 2 viên mỗi lần, ngày uống 3 – 4 lần. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và tình hình bệnh lý của bệnh nhân mà liều dùng có thể thay đổi.

Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và đang cho con bú không được điều trị bằng thuốc này. Ngoài ra, nếu đang điều trị bằng các loại thuốc khác hoặc mẫn cảm với những thành phần của thuốc, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Với những người bị xơ gan, người nghiện rượu, rối loạn chức năng thận nặng cần phải giảm liều lượng theo sự chỉ định của bác sĩ.

Cũng tương tự như những loại thuốc khác, Metronidazol Stada có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, khô miệng, đắng miệng, tiêu chảy. Nếu gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn, liên hệ với các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý.

Giá bán tham khảo: 11.000vnđ/hộp. Mỗi hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 7 viên.

4. Thuốc trị viêm lợi tốt nhất Erythromycin

Bị viêm lợi uống thuốc gì nhanh khỏi?
Bị viêm lợi uống thuốc gì nhanh khỏi?

Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid, có khả năng kìm hãm vi khuẩn gram âm, dương và những loại vi khuẩn khác như: Mycoplasma, Chlamydia, Spirochetes và Rickettsia. Nó được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm phế quản, viêm ruột do vi khuẩn Campy – lobacter
  • Bệnh viêm phổi, bạch hầu, các nhiễm khuẩn do Legionella
  • Viêm kết mạc do vi khuẩn Chlamydia, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh
  • Viêm xoang…

Không dùng thuốc trị viêm lợi Erythromycin cho các trường: Người đang mang thai và cho con bú, người quá mẫn với các thành phần của thuốc, người từng bị rối loạn gan khi dùng Erythromycin, người từng bị điếc. Ngoài ra, những người bị chuyển hóa porphyrin cấp và những người đang điều trị bằng terfenadin cũng không nên sử dụng loại thuốc này. Những người bị bệnh gan, suy gan, bệnh tim hoặc người truyền tĩnh mạch chậm cần thận trọng khi dùng Erythromycin.

Tùy vào từng đối tượng và tình trạng bệnh lý mà thuốc được chỉ định với liều lượng khác nhau. Trong đó, liều dùng thông thường được chỉ định như sau:

  • Trẻ nhỏ: Uống thuốc 30 – 50mg/kg thể trọng/ngày. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng, có thể tăng liều lên gấp đôi.
  • Trẻ từ 2 – 3 tuổi: Dùng thuốc với liều lượng 1g/ngày chia thành nhiều lần uống.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 500mg/ngày và chia thành nhiều lần dùng.
  • Người trưởng thành: Uống thuốc chữa bệnh viêm lợi Erythromycin từ 1 – 2g/ngày, chia thành 2 – 4 lần dùng. Nếu bị nhiễm khuẩn nặng, tăng lên 4g/ngày, chia thành nhiều lần uống.

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ thường gặp như: Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, viêm tĩnh mạch, đau ở chỗ tiêm, phát ban da… Nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, sốc phản vệ, ứ mật trong gan cần liên hệ với bác sĩ để được cấp cứu.

Giá bán tham khảo: 215.000vnđ/hộp.

5. Thuốc bôi trị bệnh viêm lợi – Emofluor Gel

Emofluor Gel có tác dụng điều trị tạm thời các triệu chứng viêm lợi
Emofluor Gel có tác dụng điều trị tạm thời các triệu chứng viêm lợi

Thuốc Emofluor gel được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng trong các trường hợp bị:

  • Viêm lợi, tụt lợi, viêm nha chu, nhiệt miệng.
  • Dùng để sát khuẩn sau khi thực hiện các phẫu thuật nha khoa.
  • Phòng ngừa tình trạng men răng bị hủy hoại, sâu răng từ đó cải thiện, đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Emofluor Gel được chỉ định cho trẻ từ 6 tuổi trở lên với liều lượng dùng mỗi ngày 1 lần. Với những trường hợp nặng, có thể thoa thuốc từ 3 – 4 lần. Đây là loại thuốc dạng gel nên người bệnh có thể sử dụng nó để bôi trực tiếp lên vị trí bị đau. Để tránh cảm giác khó chịu, đồng thời tăng hiệu quả của thuốc, bạn nên dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Giá bán tham khảo: 210.000vnđ/tuýp

6.Thuốc trị viêm lợi dạng bôi Metrogyl Denta

Viêm lợi là một trong các bệnh về răng miệng rất phổ biến. Nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ trở nặng và gây nhiều biến chứng như làm tụt lợi, mất răng… Để điều trị, người bệnh có thể lựa chọn thuốc dạng bôi Metrogyl Denta. Nó được chỉ định trong điều trị các bệnh lý như:

  • Sâu răng
  • Viêm nướu răng
  • Viêm nha chu mạn tính
  • Viêm loét miệng
  • Nhiễm trùng răng miệng gây hôi miệng
  • Miệng bị viêm loét

Metrogyl Denta có màu trắng đục, là loại thuốc kháng khuẩn rất mạnh do chứa các thành phần hoạt chất như: Chlorhexidine Gluconate Solution, Metronidazole Benzoate BP… Chúng đều có công dụng kháng sinh, tiêu diệt các vi khuẩn, nấm, vi sinh trùng. Vì vậy thuốc có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh răng miệng thường gặp. Cũng giống như các loại thuốc dạng gel khác, người bệnh sử dụng thuốc trị viêm lợi Metrogyl Denta bằng cách bôi trực tiếp lên vị trí cần điều trị 2 lần mỗi ngày. Thời gian sử dụng kéo dài khoảng 1 tuần. Nhưng liều lượng sử dụng có thể thay đổi tùy vào thể trạng và tình hình bệnh lý của bệnh nhân.

Nhiều người thường lo lắng liệu dùng thuốc chữa viêm lợi có tác dụng phụ không. Nhưng đối với thuốc Metrogyl Denta nó ít khi gây ra tác dụng phụ toàn thân. Bởi nồng độ thuốc trong huyết tương thấp nên ít khi gây hại đến sức khỏe. Đôi khi chỉ gặp những vấn đề nho nhỏ ở tại vị trí thoa thuốc như: Nhức đầu, sưng tạm thời, cảm giác đắng ở lưỡi. Những người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc không nên điều trị viêm lợi bằng thuốc Metrogyl Denta.

Giá bán tham khảo: 30.000vnđ/tuýp.

7. Thuốc kháng sinh chữa viêm lợi Amoxicillina

Cần dùng thuốc trị viêm lợi Amoxicillina theo đúng sự chỉ định của bác sĩ
Cần dùng thuốc trị viêm lợi Amoxicillina theo đúng sự chỉ định của bác sĩ

Viêm lợi là bệnh lý do vi khuẩn tồn tại lâu ngày ở các mảng bám, cao răng lâu ngày gây nên. Do đó, điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh được xem là phương pháp hiệu quả, nhanh chóng. Trong các loại thuốc thường được dùng có Amoxicillina. Nó được chỉ định trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như:

  • Đường hô hấp trên: Viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa.
  • Đường hô hấp dưới như các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính, viêm phổi phế quản, viêm phổi thùy
  • Nhiễm khuẩn đường niệu dục: Lậu, nhiễm khuẩn sản khoa, nhiễm khuẩn sau khi sảy thai, viêm thận – bể thận.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm nội mạc…
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Được dùng để dự phòng viêm nội mạc…

Đặc biệt, Amoxicillina là một trong những loại thuốc trị viêm lợi được dùng phổ biến.  Đây là kháng sinh thuộc nhóm Penicillin giúp ức chế sự sinh trưởng, phát triển và phân bào của các loại vi khuẩn gây hại. Nói một cách khác, thuốc sẽ làm vi khuẩn suy yếu dần từ đó bị triệt tiêu. Bệnh nhân cũng vì vậy mà giảm được cảm giác đau nhức, tình trạng sưng tấy, chảy máu, mủ…

Liều dùng được chỉ định tùy vào thể trạng, mức độ bệnh lý cũng như độ tuổi của bệnh nhân. Người bệnh có thể tham khảo liều dùng sau:

  • Đối với trẻ em: Uống 25 – 50mg/kg, chia lượng thuốc trên thành 2 – 3 lần uống mỗi ngày.
  • Với người trưởng thành: Sử dụng 500 – 1000mg/lần. Uống thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày.

Thuốc không được chỉ định cho người quá mẫn với các kháng sinh thuộc họ beta – lactam. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng không nên dùng Amoxicillina để trị viêm lợi.

Người bệnh khi điều trị bằng loại thuốc này cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ nhưng hầu hết là nhẹ và tạm thời. Trong đó, một số dấu hiệu thường gặp gồm có:

  • Đau dạ dày, buồn nôn và nôn
  • Đau đầu
  • Ngứa âm đạo, tiết dịch
  • Các phản ứng quá mẫn: Ngứa ngáy, nổi ban da, sưng lưỡi…
  • Da tái, vàng da, vàng mắt
  • Sốt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Suy nhược cơ nặng
  • Xuất hiện các mảng trắng hoặc lở loét trong miệng hoặc trên mô…

Ngoài ra, tùy vào cơ địa của mỗi người mà Amoxicillina có thể gây ra những tác dụng phụ khác. Hãy liên hệ với bác sĩ để được cấp cứu kịp thời khi thấy cơ thể có những phản ứng nghiêm trọng.

Giá bán tham khảo: 95.000vnđ/hộp.

8. Thuốc trị viêm lợi dạng bôi Dentosmin P

Dentosmin P được dùng để điều trị các bệnh về răng miệng
Dentosmin P được dùng để điều trị các bệnh về răng miệng

Gel Dentosmin P là loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị tạm thời các bệnh do vi khuẩn  gây ra như: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm lợi… Nó cũng được dùng trong các trường hợp sau phẫu thuật nha khoa. Ngoài ra, Dentosmin P còn là giải pháp cho các bệnh nhân gặp trở ngại trong vệ sinh răng miệng, sau các ca phẫu thuật hàm mặt.

Tương tự như các loại thuốc dạng gel khác, bạn nên đánh răng, súc miệng sạch trước khi dùng thuốc. Rửa tay thật sạch sau đó, lấy một lượng Dentosmin P vừa đủ để bôi trực tiếp lên vị trí lợi bị viêm để tạo thành lớp bao bọc mỏng. Mỗi ngày sử dụng từ 1 – 3 lần để mang lại tác dụng tốt nhất. Người bệnh nên rửa tay sạch sau khi bôi thuốc. Lưu ý không nên súc miệng và ăn uống ít nhất là 30 phút sau khi thoa thuốc để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Giá bán tham khảo: 200.000vnđ/ hộp

9. Thuốc Naphacogyl điều trị viêm lợi

Đây là loại thuốc dạng viên uống, có màu hồng được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm quanh chân răng
  • Viêm nướu
  • Viêm nha chu
  • Nhiễm trùng răng miệng cấp và mạn tính
  • Viêm miệng
  • Viêm dưới hàm
  • Viêm tuyến mang tai…
  • Dùng để dự phòng nhiễm khuẩn răng miệng sau phẫu thuật.

Liều lượng sử dụng của Naphacogyl sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Thông thường nó sẽ được dùng với liều lượng như sau:

  • Trẻ em từ 5 – 10 tuổi: Uống thuốc mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Trẻ từ 10 – 15 tuổi: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên.
  • Người trưởng thành: Liều dùng từ 4 – 6 viên mỗi ngày, chia thành 2 – 3 lần dùng.

Thuốc Naphacogyl chống chỉ định với người người mẫn cảm với Metronidazol, dẫn xuất Acetyl Spiramycin hoặc Imidazol và phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Tương tự như các loại thuốc khác, thuốc trị viêm lợi Naphacogyl có thể gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng. Sau đây là một số vấn đề có thể gặp phải:

  • Phản ứng dị ứng: Nổi mề đay
  • Rối loạn hệ tiêu hóa: Đau dạ dày, nôn và buồn nôn, tiêu chảy.
  • Giảm bạch cầu vừa phải nhưng tình trạng này sẽ hồi phục nhanh chóng sau khi bệnh nhân ngưng thuốc.
  • Có vị kim loại trong lưỡi, viêm miệng.
  • Chóng mặt, viêm đa thần kinh cảm giác và vận động, nước tiểu sẫm màu…

Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị.

Giá bán tham khảo: 20.000vnđ/hộp

10. Thuốc trị viêm lợi Azithromycin

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị viêm lợi bằng thuốc
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị viêm lợi bằng thuốc

Nếu chưa viết chữa viêm lợi bằng loại thuốc nào, bạn có thể sử dụng Azithromycin. Đây là một trong các loại thuốc thuộc nhóm Macrolid, được xem là mang đến hiệu quả tốt trong việc điều trị viêm lợi. Ngoài ra, loại thuốc này được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
  • Nhiễm da và mô mềm
  • Các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục không do lậu.
  • Các ca nhiễm Chlamydia trachomatis không biến chứng tại đường sinh dục…

Liều dùng của Azithromycin được chỉ định như sau:

  • Trẻ em: Uống 10mg/kg trong ngày đầu tiên. Những ngày sau đó sử dụng thuốc với liều lượng 5mg/kg. Mỗi ngày uống một lần trong thời gian 5 ngày.
  • Đối với người trưởng thành: Liều dùng trong ngày đầu tiên là 500mg, những ngày sau đó giảm xuống 250mg. Uống thuốc mỗi ngày 1 lần trước bữa ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng để mang lại tác dụng tốt. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 5 ngày.

Tuy nhiên, loại thuốc này không được chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn  với các thành phần của thuốc hoặc kháng sinh thuộc nhóm macrolide. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc điều trị viêm lợi Azithromycin.

Tùy vào thể trạng của từng người mà những tác dụng phụ có thể khác nhau. Trong đó các vấn đề thường gặp gồm có:

  • Tiêu chảy, buồn nôn và nôn
  • Đau bụng, khó chịu
  • Chóng mặt, có cảm giác mệt mỏi, đau đầu nhẹ
  • Phát ban da hoặc ngứa da mức độ nhẹ
  • Ù tai, các vấn đề về thính giác
  • Cảm giác hồi hộp, khó ngủ
  • Giảm hương vị hoặc mùi
  • Đau đầu kèm theo đau ngực, tim đập mạnh, nhanh
  • Buồn nôn, đau bụng trên, nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét
  • Các phản ứng da nghiêm trọng, sốt, đau họng, sưng mắt, da…

Cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời nếu gặp các phản ứng nghiêm trọng.

Giá bán tham khảo: 74.000vnđ/hộp 200mg

Vài điều cần lưu ý khi điều trị bệnh viêm lợi bằng thuốc

Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa các bệnh răng miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách để phòng ngừa các bệnh răng miệng

Để điều trị bệnh viêm lợi, dùng các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống là biện pháp mang đến hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, so với các cách chữa bệnh viêm lợi tại nhà, thuốc tây có nhược điểm là nó có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, khi điều trị bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Dùng thuốc đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc để sử dụng.
  • Nếu là dạng thuốc uống, nên uống nguyên cả viên thuốc với nước. Không nghiền nát ra để uống để tránh làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ.
  • Với thuốc dạng bôi, cần đánh răng, súc miệng sạch trước khi bôi thuốc. Sau khi thoa thuốc, không nên ăn hoặc uống ít trong vòng 30 phút. Điều này sẽ giúp các hoạt chất trong thuốc thẩm thấu và mang đến hiệu quả điều trị tốt.
  • Trong khi điều trị, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường và phản ứng quá mẫn, ngưng dùng thuốc và phải liên hệ với cơ sở y tế để được cấp cứu.
  • Cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng 2 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
  • Súc miệng bằng nước diệt khuẩn, dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tránh mắc phải các bệnh về răng miệng do thiếu vitamin.
  • Các loại thuốc kháng sinh có thể loại bỏ mầm bệnh nhưng không nên lạm dụng nó, tránh gây “nhờn thuốc”.
  • Thuốc dạng bôi trị viêm lợi thường chỉ có tác dụng điều trị tạm thời, ít có tác dụng trị dứt điểm bệnh lý.

Trên đây là 10 loại thuốc trị viêm lợi tốt nhất hiện nay và vài điều cần lưu ý. Tuy mang đến hiệu quả nhanh chóng nhưng để bảo đảm an toàn, cần sử dụng đúng liều lượng và đúng cách.

Cùng chuyên mục

chữa viêm nha chu bằng thuốc nam

10 cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam hiệu quả, dễ tìm

Với các trường hợp bệnh nhẹ có thể áp dụng các cách chữa viêm nha chu bằng thuốc nam. Đây là giải pháp tận dụng thảo dược tự nhiên nên...

cách trị viêm lợi khi mang thai

7 Cách Trị Viêm Lợi Khi Mang Thai An Toàn và Hiệu Quả

Trên thực tế, có nhiều cách trị viêm lợi khi mang thai. Bao gồm cả các mẹo tự nhiên tại nhà và điều trị y tế. Bà bầu cần lựa...

Dùng lá húng quế cũng là một trong những cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

10 cách trị viêm nướu răng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Viêm nướu răng là tình trạng viêm răng nhẹ với những mảng bám và những vùng sưng đỏ, dễ chảy máu ở nướu. Đây được xem là giai đoạn khởi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn