Bệnh chàm sinh dục – Dấu hiệu và cách điều trị

Cách phân biệt bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa

Chữa bệnh chàm tận gốc được không, bằng cách nào?

Cách chữa bệnh chàm khô ở trẻ hiệu quả, dễ làm

Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh và thông tin cần biết

Bệnh Chàm (Eczema) là gì? Cách nhận biết và điều trị

Cần làm gì khi bé bị chàm mãi không khỏi?

Hướng dẫn chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh và chăm sóc

Các loại kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm tốt nhất 2021

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Bệnh chàm trong Đông y và các bài thuốc điều trị

Hiện nay, có khá nhiều bệnh nhân lựa chọn bài thuốc Đông y điều trị bệnh chàm thay vì sử dụng thuốc Tây như thông thường. Theo đánh giá của các chuyên gia, cách chữa này có độ an toàn khá cao, tương thích với cơ địa người Á Đông và có thể áp dụng trong thời gian dài.

Thuốc đông y trị bệnh chàm
Các bài thuốc từ Đông y có thể giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh chàm

Quan niệm bệnh chàm trong Đông y

Bệnh chàm là một dạng viêm da nông (chỉ ảnh hưởng đến lớp thượng bì da), có tính chất mãn tính và dễ tái phát. Cơ chế hình thành bệnh phức tạp, có liên hệ mật thiết đến yếu tố di truyền, rối loạn chức năng nội tạng, cơ địa và các yếu tố xúc tác ngoại sinh/ nội sinh.

Theo Tây y, bệnh chàm thường khởi phát do tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, lông chó mèo, nấm mốc, côn trùng hoặc dị ứng thức ăn, căng thẳng, mệt mỏi,… Các yếu tố này kích thích hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch, tác động đến tế bào lympho, gây phóng thích histamine và bùng phát các triệu chứng ngoài da.

điều trị bệnh chàm bằng đông y
Theo Đông y, chàm là hệ quả do thấp nhiệt, phong nhiệt hoặc do tỳ hư huyết táo/ thấp trệ gây ra

Theo quan niệm Đông y, chàm là hệ quả do phong nhiệt hoặc thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể, gây uất kết và làm tổn thương da. Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra do tỳ hư thấp trệ hoặc huyết táo (rối loạn chức năng phủ tạng), khiến độc tố tích tụ ở thượng bì và gây viêm.

Dựa vào nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng, Đông y chia bệnh chàm thành 2 giai đoạn (cấp tính – mãn tính) và 4 thể bệnh riêng biệt (thể phong nhiệt, thấp nhiệt, tỳ hư huyết táo và tỳ hư thấp trệ). Với mỗi thể bệnh riêng biệt, cần áp dụng bài thuốc có tác dụng tương ứng nhằm cải thiện triệu chứng và dự phòng bệnh tái phát.

Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh chàm

Bài thuốc Đông y chữa bệnh chàm được chia thành các thể riêng biệt. Để áp dụng bài thuốc tương ứng, cần quan sát thương tổn da và các triệu chứng đi kèm nhằm xác định thể bệnh.

1. Bài thuốc Đông y trị chàm thể cấp tính

Chàm cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh chàm, đặc trưng bởi triệu chứng khởi phát đột ngột, thương tổn da đỏ, ẩm ướt, ngứa ngáy kèm đau rát. Ở giai đoạn này, Đông y chia bệnh thành 2 thể chính là thể thấp nhiệt và thể phong nhiệt.

– Chàm cấp tính thể thấp nhiệt:

Chàm thể thấp nhiệt xảy ra do nhiệt kết hợp với thấp, gây uất kết và bùng phát tổn thương da. Ở thể bệnh này, da thường có dấu hiệu đỏ và hơi ngứa trước khi bùng phát triệu chứng thực thể. Sau đó khoảng vài phút, da bắt đầu nổi cục, xuất hiện mụn nước, chảy dịch và lở loét.

Ngoài thương tổn ngoài da, bệnh chàm thể thấp nhiệt còn đi kèm với một số triệu chứng toàn thân như nước tiểu vàng, miệng khát, sưng hạch, sốt, rêu lưỡi trắng/ vàng nhớt và lưỡi đỏ nóng.

Để giải thể bệnh này, cần kết hợp bài thuốc dùng ngoài với bài thuốc uống có tác dụng hóa thấp và thanh nhiệt sau:

  • Bài thuốc bôi ngoài: Chuẩn bị ngũ bội tử và xuyên tâm liên bằng lượng nhau. Sau đó đem tán bột mịn và trộn đều với dầu vừng. Làm sạch vùng da tổn thương và bôi trực tiếp lên da từ 3 – 4 lần/ ngày.
  • Bài thuốc uống 1: Dùng ngưu bàng tử, hoàng liên, hoàng bá, khổ sâm và mộc thông mỗi thứ 12g, bạc hà 4g, thương truật, phục linh và bạch tiễn bì mỗi thứ 8g, xa tiền và sinh địa mỗi thứ 16g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc uống 2: Chuẩn bị bạch tiễn bì, hậu phác, trư linh và phục linh mỗi thứ 12g, trạch tả 16g, trần bì 8g và nhân trần 20g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Dùng bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, cam thảo đất, cỏ mần trầu, kinh giới và thổ phục linh mỗi thứ 20g, sài đất 100g. Đem dược liệu sắc với 1000ml còn lại 300ml. Trẻ nhỏ dùng 20ml/ lần/ ngày, người lớn tăng gấp đôi liều lượng
  • Bài thuốc 4: Chuẩn bị hoạt thạch 8g, khổ sâm, ké đầu ngựa, hoàng bá và hạ khô thảo mỗi thứ 12g, kim ngân hoa và thổ phục linh mỗi thứ 16g và nhân trần 20g. Đem sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 5: Dùng bạch tiễn bì, hoàng cầm, hoàng bá và phục linh mỗi thứ 12g, sinh địa, kim ngân hoa và hoạt thạch mỗi thứ 20g, đạm trúc diệp 16g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

– Chàm cấp tính thể phong nhiệt:

Bệnh chàm thể phong nhiệt phổ biến hơn so với thể thấp nhiệt. Bệnh đặc trưng bởi triệu chứng bùng phát nhanh và xảy ra đồng thời ở nhiều vị trí khác nhau (có thể bùng phát gần như toàn thân).

Tổn thương da đặc trưng là tình trạng da hơi đỏ, có mụn nước, chảy nước khi cào nhưng thường ít loét hơn thể thấp nhiệt. Thể bệnh này ít khi phát sinh triệu chứng toàn thân.

điều trị bệnh chàm bằng đông y
Bệnh chàm thể phong nhiệt gây triệu chứng trên phạm vi rộng và thường khởi phát đột ngột

Với thể phong nhiệt, có thể dùng các bài thuốc có tác dụng trừ thấp, thanh nhiệt và sơ phong sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị kinh giới, mộc thông, khổ sâm, ngưu bàng tử và phòng phong mỗi thứ 12g, sinh địa 16g, thạch cao 20g, tri mẫu 8g và thuyền thoái 6g. Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng từ 8 – 12g tùy vào độ tuổi. Dùng 2 lần ngày (sáng sớm – tối) uống cùng nước ấm.
  • Bài thuốc 2: Dùng bài thuốc uống số 1 thể thấp nhiệt gia thêm thạch cao 40g và tri mẫu 15g. Sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị trạch tả, sinh địa mỗi thứ 12g, cam thảo 4g, thuyền thoái 6g, xa tiền, long đởm thảo, hoàng cầm, sài hồ và chi tử mỗi thứ 8g, cam thảo 4g và thuyền thoái 6g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc 4: Sử dụng sinh địa, kinh giới, khổ sâm và kê huyết đằng mỗi thứ 12g, thuyền thoái 6g, mộc thông 8g và thạch cao 20g. Đem sắc mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần và uống khi bụng đói.
  • Kết hợp bài thuốc bôi ngoài như thể thấp nhiệt.

2. Bài thuốc Đông y trị chàm thể mạn tính

Chàm mãn tính là giai đoạn tiến triển của bệnh chàm cấp, đặc trưng bởi tình trạng da dày sừng, khô và ngứa ngáy. Ở giai đoạn mãn tính, bệnh chàm được chia thành 2 thể là thể tỳ hư thấp trệ và thể tỳ hư huyết táo.

– Chàm mạn tính thể tỳ hư huyết táo:

Bệnh chàm thể tỳ hư huyết táo có đặc điểm dày sừng, thâm sạm đen/ nâu đỏ, tổn thương nhiễm cộm, ngứa, nổi cục và đôi khi có kèm theo mụn nước. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như rêu lưỡi trắng, ăn uống kém và đầy bụng.

thuốc đông y trị chàm
Chàm mạn tính thể tỳ hư huyết táo đặc trưng bởi tình trạng da dày sừng, thâm nhiễm và ngứa ngáy

Để cải thiện thể bệnh này, áp dụng đồng thời cả bài thuốc rửa và thuốc uống sau:

  • Bài thuốc rửa: Dùng lá kinh giới tươi và lá vối tươi mỗi thứ 100g. Cho dược liệu vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi. Dùng nước ngâm rửa da đều đặn mỗi ngày.
  • Bài thuốc sắc: Chuẩn bị kinh giới, sinh địa, thục địa mỗi thứ 16g, phòng phong, kê huyết đằng, bạch thược, đương quy và thương truật mỗi thứ 12g, xuyên tâm liên 8g. Sắc uống và chia thành nhiều lần uống khi đói.

– Chàm mạn tính thể tỳ hư thấp trệ:

Thể tỳ hư thấp trên thường khởi phát triệu chứng chậm, da xuất hiện dát hồng và gây ngứa ngáy. Theo thời gian, tổn thương da có xu hướng dày cộm, bong vảy và nứt nẻ. Bên cạnh đó, thể bệnh này còn đi kèm với một số triệu chứng khác như đầy bụng, đại tiện lỏng, tiêu hóa kém, cơ thể mệt mỏi,…

  • Bài thuốc uống: Dùng bạch truật (sao), thổ phục linh và thương truật (sao) mỗi thứ 12g, trần bì, trạch tả và hậu phác mỗi thứ 8g, xuyên tâm liên 6g và ý dĩ nhân 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia thành 3 lần và uống khi đói.
  • Bài thuốc rửa 1: Chuẩn bị lá khổ sâm và xà sàng tử mỗi thứ 30g. Đem sắc với 1 lít nước còn lại 500ml. Để nước nguội rồi dùng ngâm rửa vùng da thương tổn từ 2 – 3 lần/ ngày (nên hâm nước ấm lại trước khi dùng).
  • Bài thuốc rửa 2: Dùng lá khổ sâm và thủy xương bồ mỗi thứ 30g. Thực hiện tương tự bài thuốc ngâm rửa 1.
  • Bài thuốc rửa 3: Có thể thay thế bằng xuyên tâm liên, ké đầu ngựa và xà sàng tử mỗi thứ 30g.

Món ăn phối hợp với bài thuốc Đông y trị chàm

Căn nguyên của bệnh chàm rất phức tạp nên bệnh có tính chất dai dẳng và rất dễ tái phát. Vì vậy bên cạnh việc sử dụng bài thuốc uống và dùng ngoài, thầy thuốc thường khuyến khích áp dụng đồng thời với một số món ăn hỗ trợ như:

thuốc đông y trị chàm
Nên kết hợp với một số món ăn hỗ trợ trị chàm theo Đông y để tăng tác dụng chữa trị

– Cháo đậu đỏ râu ngô:

Cháo đậu đỏ râu ngô có tác dụng thanh nhiệt, kiện tỳ, lợi nhuận và hành thủy. Món ăn này thích hợp với người mắc bệnh chàm thể thấp nhiệt.

  • Chuẩn bị: Râu ngô, đậu đỏ mỗi thứ 15g và hạt ý dĩ 30g.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó cho vào nồi, đổ thêm nước vào và ninh thành cháo. Nên dùng mỗi ngày 1 lần và ăn liên tục trong 7 – 8 ngày.

– Cháo táo tàu và quả dâu tằm:

Món cháo này thích hợp với bệnh chàm thể phong nhiệt, có tác dụng tư bổ can thận, thanh tâm, khu phong, dưỡng huyết và nhuận phế.

  • Chuẩn bị: Táo tàu 10 quả, dâu tằm 30g, gạo lức 100g (để riêng) và bách hợp 30g.
  • Thực hiện: Rửa sạch các vị sau đó cho vào nồi, thêm nước và ninh kỹ. Sau đó chắt bỏ bã, vo sạch gạo và cho vào nước sắc nấu thành cháo. Ăn mỗi ngày 1 lần và dùng liên tục từ 5 – 10 ngày.

– Cháo hoa sen:

Cháo hoa sen có tác dụng lợi thấp và thanh nhiệt. Món cháo này được dùng cho tất cả các thể của bệnh chàm.

  • Chuẩn bị: Gạo nếp 100g, hoa sen 5 bông (chỉ chọn hoa mới nở) và đường phèn 15g.
  • Thực hiện: Rửa sạch hoa sen và vo gạo nếp cho sạch. Sau đó cho gạo vào nồi nấu với 1 lít nước. Đến khi gạo nhừ thì cho đường phèn và hoa sen vào, dùng ăn 1 lần/ ngày thay cho bữa sáng.

– Cháo nhân sâm và bạch truật:

Nhân sân và bạch truật là các vị thuốc bồi bổ trong Đông Y. Do đó món ăn cháo này có tác dụng thảm thấp, lợi thủy, kiện tỳ và bổ trung, rất thích hợp với người mắc bệnh chàm thể tỳ hư thấp trệ.

  • Chuẩn bị: Bạch truật 10g, nhân sâm 3g, phục linh và gạo lức mỗi thứ 100g, đường trắng vừa đủ.
  • Thực hiện: Cho nhân sâm, phục linh và bạch truật vào nồi, ninh lất nước và vớt bỏ bã. Sau đó vo gạo sạch và cho vào nước sắc nấu thành cháo. Khi chín cho đường trắng vào khuấy đều, tắt bếp. Chia cháo thành 2 lần ăn (sáng – tối).

Chữa chàm bằng bài thuốc Đông y cần lưu ý điều gì?

Bài thuốc Đông y chữa bệnh chàm chủ yếu là tận dụng dược lý của các thảo dược tự nhiên nhằm làm giảm thương tổn da, ngứa ngáy và phòng ngừa bệnh trở nặng. Tuy nhiên nếu không thận trọng khi áp dụng, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy, nổi mề đay, phát ban,…

thuốc đông y trị bệnh chàm
Không tự ý áp dụng bài thuốc Đông y điều trị chàm cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai

Vì vậy khi dùng bài thuốc Đông y trị bệnh chàm, cần lưu ý những thông tin sau:

  • Một số bài thuốc Đông y chưa được chứng minh về hiệu quả lâm sàng và độ an toàn. Vì vậy nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng.
  • Căn nguyên của bệnh chàm rất phức tạp và phần lớn đều không xác định được nguyên nhân cụ thể. Vì vậy cần áp dụng đồng thời biện pháp điều trị với lối sống khoa học và chăm sóc da đúng cách.
  • Thận trọng khi lựa chọn phòng khám Đông y để thăm khám và tìm mua dược liệu. Trên thực tế, có rất nhiều cơ sở y tế kinh doanh dược liệu kém chất lượng, dẫn đến tình trạng giảm tác dụng điều trị và phát sinh rủi ro khi sử dụng.
  • Không áp dụng bài thuốc uống cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.
  • Bài thuốc Đông y có tác dụng chậm và hiệu quả phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Vì vậy nếu chàm bùng phát mạnh và gây triệu chứng nặng nề, cần sử dụng thuốc Tây y để kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất.
  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên như hóa mỹ phẩm, côn trùng, thức ăn dễ dị ứng, xà phòng, nước hoa,… Đồng thời cần giảm căng thẳng, ngủ đủ giấc, ăn uống và tập luyện điều độ nhằm nâng cao sức khỏe tổng thể và cải thiện khả năng miễn dịch.

Bài thuốc Đông y trị bệnh chàm có thể làm giảm triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa bệnh trở nặng và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng. Tuy nhiên để tránh rủi ro khi áp dụng, bạn nên trao đổi với thầy thuốc về tính hiệu quả và mức độ an toàn của bài thuốc.

Cùng chuyên mục

Mẹo dùng lá ổi chữa bệnh chàm đúng cách

Dùng lá ổi chữa bệnh chàm là cách được rất nhiều người trong dân gian áp dụng để cải thiện tình trạng da bị ngứa, nổi nhiều mụn nước, khô,...

Chàm đồng tiền là bệnh gì? Cách nhận biết và điều trị

Chàm đồng tiền là một trong những thể bệnh chàm phổ biến, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Bệnh đặc trưng bởi tổn thương da có...

Cách trị chàm da đầu dứt điểm, hết tái phát

Chàm da đầu (Scalp eczema) là một dạng tổn thương da mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, viêm, tiết nhiều dầu và có vảy bong trên bề...

Chàm môi – Bệnh lý phiền toái và cách trị dứt điểm

Bệnh chàm môi là tình trạng da môi nổi dát đỏ, mụn nước, chảy dịch, khô, bong tróc đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy. Bệnh thường khởi phát sau...

Chàm thể tạng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách trị

Chàm thể tạng là một trong những thể thường gặp của bệnh chàm - eczema. Thể bệnh này khởi phát sớm và chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 2...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn