Đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để giảm đau, mau khỏi?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là gì? Có lây không?

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì, uống gì và kiêng gì?

Viêm loét dạ dày – tá tràng: Dấu hiệu và cách điều trị

9 thuốc trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay và lưu ý [Cập nhật]

VTV2 chia sẻ bài thuốc “đánh bại” bệnh dạ dày hiệu quả từ thảo dược

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua? Loại nào tốt?

Thuốc dạ dày viện 354 (Bình Vị Nam): Công dụng, cách dùng

Đau dạ dày có nên uống nước dừa, cam, gừng, trà sữa…?

Mẹo chữa dạ dày bằng lá ổi đúng cách, nhanh khỏi

Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày

Việc bổ sung các thực phẩm tốt cho dạ dày mỗi ngày sẽ hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, thiết lập chế độ ăn uống khoa học cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cũng như cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả hơn.

Những thực phẩm tốt cho dạ dày - Nên bổ sung mỗi ngày
Những thực phẩm tốt cho dạ dày – Nên bổ sung mỗi ngày

Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho dạ dày

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống hợp lý cho dạ dày là một trong các biện pháp giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. Ăn lành mạnh sẽ làm giảm áp lực co bóp ở dạ dày. Nhờ đó có thể ngăn ngừa các bệnh về dạ dày.

Trường hợp mắc các bệnh về dạ dày hay đường tiêu hóa, người bệnh cần phải thận trọng hơn trong việc xây dựng chế độ ăn uống, vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị bệnh.

Để duy trì chế độ ăn uống hợp lý cho dạ dày, bạn cần chú ý các nguyên tắc sau đây:

  • Dung nạp các thực phẩm lành mạnh và tốt cho dạ dày
  • Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm gây kích thích dạ dày
  • Ăn đúng giờ, đủ bữa, bạn cũng có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong một ngày để giúp dạ dày hoạt động tốt hơn
  • Tránh để bụng quá đói hoặc quá no

Các thực phẩm tốt cho dạ dày nên bổ sung mỗi ngày

Cung cấp các thực phẩm tốt cho dạ dày bên cạnh việc bổ sung sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và dạ dày, thì còn mang lại nhiều lợi ích như chống viêm, tăng cường các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp phục hồi các tổn thương ở dạ dày.

Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn nên bổ sung mỗi ngày:

Các loại rau xanh

Rau xanh là một trong các nhóm thực phẩm không thể thiếu cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Trong nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng chất xơ không hòa tan cao rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, nhóm rau xanh còn cung cấp một lượng magie dồi dào. Nhờ đó, giúp cải thiện các chứng co thắt đường ruột ở hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón.

Các loại rau xanh giúp cải thiện các chứng co thắt đường ruột ở hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón
Các loại rau xanh giúp cải thiện các chứng co thắt đường ruột ở hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng táo bón

Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy, ở nhóm rau xanh có chứa một loại đường hỗ trợ nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa được tốt hơn, làm suy yếu và ức chế một số loại vi khuẩn gây bệnh.

Rau ngót, mồng tơi, bông cải xanh, rau bina, cải brussel,…là những loại rau xanh giàu chất xơ được sử dụng phổ biến nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn các loại rau khác để đa dạng khẩu phần ăn hàng ngày.

Nhóm thực phẩm chứa Probiotic

Khi các loại vi khuẩn trong đường ruột bị mất cân bằng sẽ dẫn đến hệ tiêu hóa và dạ dày hoạt động không tốt, đôi khi còn gây ra các triệu chứng khó chịu. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm giàu Probiotic sẽ rất có lợi cho dạ dày.

Nhóm thực phẩm chứa Probiotic sẽ giúp cân bằng lại các vi khuẩn bên trong đường ruột, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, rối loạn các chức năng tiêu hóa, đau dạ dày,…

 Các loại thực phẩm giàu Probiotic, bao gồm:

  • Sữa chua: Trong sữa chua chứa các lợi khuẩn tốt cho đường ruột, sự hoạt động của các lợi khuẩn này sẽ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa rõ rệt, điển hình là chứng táo bón và tiêu chảy.
  • Kefir: Mỗi ngày uống 2 cốc kefir khoảng 500ml trong vòng 1 tháng sẽ giúp người mắc chứng táo bón kinh niên đi đại tiện dễ dàng và điều đặn.
  • Buttermilk: Đây là một trong các loại thực phẩm được đánh giá cao trong cải thiện chứng tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh. Ngoài ra, Buttermilk còn giúp giảm tình trạng táo bón trong một vài trường hợp.

Thực phẩm giàu Pectin

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhóm thực phẩm giàu Pectin rất tốt cho dạ dày cũng như đường tiêu hóa. Pectin là chất xơ thực vật có nhiều trong táo và các loại trái cây có múi.

Pectin là chất xơ thực vật có nhiều trong táo và các loại trái cây có múi
Pectin là chất xơ thực vật có nhiều trong táo và các loại trái cây có múi

Do đó, khi bổ sung các thực phẩm giàu Pectin sẽ hỗ trợ dạ dày hoạt động tốt hơn nhờ vào cơ thể tăng số lượng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này giúp ức chế quá trình phát triển của các hại khuẩn đồng thời cân bằng lại hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa.

Pectin có nhiều trong lê, mận, táo, ổi và các loại trái cây có múi. Ngoài ra, một hàm lượng nhỏ Pectin còn có trong quả anh đào, nho và dâu tây. Trước khi dung nạp các thực phẩm có chứa Pectin, bạn nên tìm hiểu thêm các thành phần khác để tránh gây ra tình trạng kích thích dạ dày.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt sẽ chứa đủ nội nhữ, cám và mầm. Các loại ngũ cốc nguyên hạt như farro, yến mạch, quinoa và các thực phẩm làm từ lúa mì được sử dụng phổ biến hiện nay.

Ngũ cốc nguyên hạt là một trong các nhóm thực phẩm được đánh giá tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp hỗ trợ cải thiện các hoạt động hệ tiêu hóa.

Các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa và làm lành các tế bào bị tổn thương. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa mỗi ngày giúp hỗ trợ các hoạt động của dạ dày và hệ tiêu hóa được tốt hơn.

Ngoài ra, dung nạp các thực phẩm ở nhóm này sẽ cải thiện các triệu chứng đau rát dạ dày, phục hồi các tế bào viêm nhiễm. Đồng thời tăng cường khả năng ức chế các tác nhân gây bệnh, bảo vệ dạ dày và hệ tiêu hóa.

Các thực phẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, bao gồm:

  • Curcumin: Đây được xem là hoạt chất chống oxy hóa mạnh có nhiều nhất trong củ nghệ tươi. Công dụng chính của Curcumin là giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc của dạ dày và đường ruột.
  • Beta- carotene: Là tiền chất của vitamin A, hoạt chất có tác dụng thúc đẩy sản sinh các tế bào mới và cải thiện tình trạng tổn thương của các cơ quan trong cơ thể. Các thực phẩm như cà chua, đu đủ, cà rốt,…Có chứa hàm lượng Beta- carotene cao.
  • Flavonoid: Đây là hợp chất chống oxy hóa có trong hầu hết các loại trái cây, rau củ. Hợp chất Flavonoid rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa, giúp ngăn chặn các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, đồng thời bảo vệ cơ quan này tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.

 Ngoài các hợp chất trên, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm chứa chất chống oxy hóa khác như Anthocyanin, kẽm, Melatonin, Quercetin, vitamin C, Lutein, Kaempferol,…  

Các thực phẩm giàu vitamin

Vitamin là một trong các thành phần thiết yếu cho sức khỏe cũng như hoạt động của dạ dày và đường ruột. Thành phần dưỡng chất này có nhiều trong các loại trái cây như cam, bưởi, quýt, dâu tây, việt quốc, thanh long, lựu,…Hay trong các loại củ như khoai tây, khoai lang, củ dền,…

Thực phẩm giàu vitamin có nhiều trong các loại trái cây như cam, bưởi, quýt, dâu tây, việt quốc, thanh long, lựu,...
Thực phẩm giàu vitamin có nhiều trong các loại trái cây như cam, bưởi, quýt, dâu tây, việt quốc, thanh long, lựu,…
  • Nhóm vitamin B: Các thực phẩm ở nhóm vitamin B có tác dụng sản sinh hồng cầu, tổng hợp các hormone và cân bằng dưỡng chất trong cơ thể. Theo các nghiên cứu, bổ sung nhiều thực chứa vitamin B sẽ rút ngắn thời gian phục hồi các tế bào bị tổn thương. Cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lớp niêm mạc dạ dày.
  • Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, việc dung nạp các thực phẩm chứa vitamin C mỗi ngày sẽ tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa và dạ dày, từ đó ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
  • Vitamin E: Các thực phẩm giàu vitamin E có chứa các hoạt chất chống oxy hóa cao, bên cạnh bảo vệ các cơ quan của hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại thì hoạt chất này còn giúp duy trì hoạt động của mao mạch máu và niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý tránh dung nạp các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin cao nhưng cũng chứa nhiều acid, điển hình như cóc, xoài chua, cam chua,…Vì nồng độ acid có trong các thực phẩm này có thể gây kích thích dạ dày tiết ra các dịch vị dẫn đến co thắt dạ dày.

Bổ sung hạt lanh

Hạt lanh là một trong các loại thực phẩm rất tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa, vì vậy bạn có thể bổ sung thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày. Hạt lanh là loại hạt nhỏ, xơ có điều chỉnh hoạt động của đường ruột.

Bạn có thể bổ sung loại hạt này dưới dạng dầu hạt hay bột cũng đều có tác dụng tốt cho dạ dày và đường ruột. Đặc biệt, hạt lanh giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu khi bị táo bón.

Đối với người lớn khi bị chứng táo bón, mỗi ngày nên dung nạp 4ml dầu hạt lanh, sử dụng liên tục trong 2 tuần sẽ cải thiện triệu chứng rõ rệt.  Hoặc bạn cũng có thể ăn bánh xốp hạt lanh sẽ giúp nhu động ruột tốt hơn.

Trên đây là các thực phẩm tốt cho dạ dày mà bạn có thể áp dụng vào khẩu phần ăn mỗi ngày để cải thiện các vấn đề đường ruột cũng như tăng cường kháng thể cho dạ dày để chống lại các tác nhân gây hại. Nếu gặp các vấn đề về dạ dày, bạn có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với tình trạng bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Khi nhiễm vi khuẩn HP, bệnh nhân không nên chủ quan để bệnh kéo dài. Vi khuẩn HP không thể tự hết.

Nhiễm vi khuẩn hp để lâu có sao không? có tự hết không?

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP cần điều trị càng sớm càng tốt. Nhiễm vi HP không thể tự hết nếu không có sự can thiệp của thuốc men và...

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam – Chi tiết cách làm

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam là cách làm khá phổ biến được áp dụng rộng rãi bởi những đặc tính công hiệu vô cùng có lợi cho...

Phòng ngừa vi khuẩn HP tái đi tái lại nhiều lần

Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, thủng dạ dày,… Với căn bệnh này, việc điều trị bệnh sớm và phòng ngừa...

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Mẹ bị nhiễm HP có cho con bú được không? Khi nào nên điều trị?

Vi khuẩn HP là dạng xoắn khuẩn gram âm rất dễ lây lan qua đường ăn uống và sinh hoạt. Đây cũng là loại vi khuẩn gây ra căn bệnh...

Trào ngược dịch mật

Trào ngược dịch mật: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Trào ngược dịch mật là bệnh lý liên quan đến sự rối loạn trong hoạt động của van môn vị và cơ thắt thực quản. Tuy là tình trạng không...

Những phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến 2020

Các xét nghiệm trào ngược dạ dày và lưu ý

Mặc dù trào ngược dạ dày không phải là một bệnh quá nghiêm trọng và cũng không cần điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn