Top 8 Sữa Tăng Cân Cho Bé được lựa chọn nhiều nhất hiện nay

Axit folic là gì? Vì sao cần bổ sung Axit folic khi mang thai?

Mẹ bị dọa sảy thai nên ăn gì để phôi thai bám chắc vào tử cung?

9 Cách trị hôi nách sau sinh siêu đơn giản mẹ nên bỏ túi

Cách tắm, vệ sinh cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng cách

Chiếu đèn vàng da cho trẻ sơ sinh: Quy trình và chi phí

Mang thai uống nước dừa có được không? Uống bao nhiêu thì tốt?

Top 7+ Thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh an toàn được nhiều mẹ tin dùng

Xét nghiệm Double test là gì? Có cần thiết không? Giá bao nhiêu?

Cách vệ sinh mắt, mũi, tai cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nên biết

Tắc tia sữa nổi cục cứng: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh

Tắc tia sữa nổi cục cứng là giai đoạn năng hơn của tình trạng tắc tia sữa, khi sữa không thể thoát ra ngoài ống sữa dẫn đến bị đông đặc, vón lại thành từng cục. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời, không có biện pháp hỗ trợ thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ gây viêm tuyến vú thậm chí áp xe vú. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách cải thiện hiện tượng tắc tia sữa nổi cục cứng ở các mẹ sau sinh.

Tắc tia sữa nổi cục cứng

Tắc tia sữa nổi cục cứng là tình trạng thường gặp ở chị em sau sinh, nhất là các mẹ sữa nhiều
Tắc tia sữa nổi cục cứng là tình trạng thường gặp ở chị em sau sinh, nhất là các mẹ sữa nhiều

Sữa mẹ được sản xuất từ nang sữa, sau đó, sữa sẽ đổ về xoang chứa sữa nằm phía sau quầng vú theo các ống dẫn, khi sữa về nhiều hoặc dưới tác động kích thích bằng động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, sữa sẽ không thể chảy ra do lòng ống dẫn sữa bị hẹp lại. 

Có thể hiểu, tắc tia sữa là tình trạng bị hẹp bít ống dẫn sữa khiến sữa không thể thoát ra ngoài được, dẫn đến hình thành những cục cứng ở chỗ bị tắc do sữa bị đông kết. Trong khi đó, cơ thể mẹ vẫn tiếp tục tiết ra sữa khiến các ống dẫn trước vị trí bị tắc ngày một căng giãn chèn ép lên các ống sữa khác. Khi sữa về nhiều mà vị trí tắc vẫn chưa được khai thông thì tình trạng tắc tia sữa sẽ ngày một nghiêm trọng hơn dẫn đến tắc tia sữa nổi cục cứng. Một số biểu hiện của hiện tượng này có thể kể đến như:

  • Sữa không tiết ra ngoài núm vú hoặc tiết ra rất ít dù mẹ đã chủ động vắt sữa
  • Ngực sưng nóng, quầng vú nhìn đỏ hơn bình thường
  • Ngực căng cứng, to bất thường kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu
  • Có các nốt sần nhỏ trên ngực, có thể có hạch nhỏ ở nách
  • Đau lan ra cánh tay, cơ thể mệt mỏi, nặng nề
  • Nếu nghiêm trọng có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao.

Theo các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa, tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp, xảy ra ở những sản phụ mới sinh và trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu tình trạng này không được kịp thời điều trị và cải thiện bằng đúng phương pháp sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm tuyến vú, áp xe vú, lâu ngày tạo thành các dải xơ hóa hoặc gây u xơ tuyến vú. Đặc biệt, tắc tia sữa nổi cục cứng còn làm ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa, nếu kéo dài sẽ khiến mẹ ít sữa thậm chí mất sữa, không có sữa cho bé bú. 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa nổi cục cứng

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc tia sữa ở chị em
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc tia sữa ở chị em

Các nguyên nhân gây tắc tia sữa nổi cục cứng thường là:

Cho bé bú không đúng cách

Ở những sản phụ sinh con lần đầu, có đầu ti bị kéo vào trong hoặc đầu ti quá nhỏ, quá to, biến dạng khiến bé gặp khó khăn trong việc bú sữa mẹ làm lượng sữa bé mút vào ít, dẫn đến tình trạng ngực mẹ luôn dư thừa. Đôi khi, cho bé ngậm ti không đúng cách sẽ làm bé cắn nứt đầu ti tạo nên những vết thương nhỏ gây loét. 

Dần dần dưới tác động của việc mút sữa, các vết nứt trên đầu ti sẽ rộng hơn, đôi khi nếu sữa không thông mà bé vẫn cố gắng bú, nhai đi nhai lại cũng gây tổn thương. Lúc này, vi khuẩn bên ngoài sẽ có cơ hội xâm nhập vào tuyến sữa qua vết nứt dẫn đến viêm tắc tuyến sữa làm nổi cục cứng trên ngực. 

Không vệ sinh vú thường xuyên

Nếu mẹ không cho con bú sớm và thường xuyên hoặc cho con bú khi vú và bàn tay không sạch sẽ cũng có thể gây viêm tắc tia sữa nổi cục cứng ở ngực. Tình trạng này thường xuất hiện ở các mẹ nhiều sữa, sữa thường xuyên chảy ra ngoài khiến bầu ngực luôn trong tình trạng ẩm ướt. Khi không vệ sinh vú và tay, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào ống dẫn sữa, khiến ống dẫn sữa nhiễm khuẩn và trở nên nhỏ hẹp. Điều này làm cản trở sữa thoát ra ngoài gây ra tắc tia sữa nổi cục cứng. 

Sữa mẹ nhiều

Đa số các trường hợp mẹ bị tắc tia sữa là do sữa mẹ tiết ra nhiều nhưng em bé bú không hết hoặc do mẹ không hút phần sữa dư thừa sau khi con bú no, khiến sữa còn đọng lại trong ngực gây tắc nghẽn. Thông thường, trong 2 – 3 tháng đầu tiên, cơ thể mẹ sẽ sản xuất rất nhiều sữa nếu bé không bú hết hoặc mẹ không vắt sữa thì ngực mẹ thường xuyên căng cứng, lâu ngày dẫn đến tắc tia sữa nổi cục cứng hoặc bọc sữa. 

Nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra hiện tượng tắc tia sữa nổi cục cứng ở mẹ sau sinh có thể kể đến như:

  • Do mẹ mới sinh: Mới sinh xong, khi ống sữa chưa được khai thông, mẹ rất dễ gặp tình trạng này vì sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng lại chưa thể chảy ra ngoài. Sự ứ đọng của sữa trong ngực sẽ khiến vùng ngực bị cứng, nổi cục, vắt không ra sữa hoặc ít sữa và khiến mẹ bị sốt nhẹ.
  • Do ngực chịu áp lực: Đôi khi vì mẹ sử dụng áo ngực quá chật, dùng áo bó, nằm sấp khi ngủ, luyện tập thể dục thể thao hoặc mang địu trước ngực cũng gây tắc tia sữa.
  • Do ít hút sữa ra ngoài: Theo các chuyên gia, sau mỗi cữ cho bé bú, nếu thấy còn sữa mẹ nên hút hết ra ngoài. Việc ít hút sữa hoặc hút không hết cũng dễ khiến mẹ gặp phải tình trạng viêm tắc tia sữa. 
  • Mẹ không cho bé bú thường xuyên: Nếu mẹ nhiều sữa, nhưng vì lý do nào đó mà không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra ngoài trong vòng 5 giờ đến 1 ngày, thì rất dễ bị tắc tia sữa.
  • Stress: Tâm trạng căng thẳng mệt mỏi, chịu áp lực, hay suy nghĩ lo âu cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa. Nếu mẹ căng thẳng, quá trình sản sinh hormone oxytocin bị ảnh hưởng sẽ khiến mẹ ít sữa, sữa mẹ cũng ảnh hưởng không tốt đến bé. Do đó, nếu quá mệt mỏi thì bạn nên nhờ người thân trông bé, ngủ một giấc thật tốt hoặc ra ngoài hít thở không khí trong lành. 
  • Do sinh mổ: Mẹ sinh mổ cũng dễ bị tắc tia sữa do các mô, cơ ở tuyến vú không được giãn ra trong quá trình chuyển dạ, sinh con. Nên sau khi sinh, sữa của mẹ khó thoát ra ngoài hơn so với các mẹ bình thường. 

Cách xử lý nhanh khi bị tắc tia sữa nổi cục cứng

Có nhiều biện pháp xử lý nhanh tắc tia sữa nổi cục cứng, đối với tình trạng nổi cục cứng, bạn có thể:

1. Chườm nóng bằng khăn xô

Chườm nóng là phương pháp dùng nhiệt độ tác động lên bề mặt da, nếu chườm nóng khô thì dùng nhiệt độ 40 – 60 độ C, chườm nóng ướt thì 40 – 50 độ C. Có tác dụng làm tăng tuần hoàn tại chỗ, gây sung huyết cục bộ, tăng lưu lượng máu đến chỗ đau giúp giãn cơ, giảm đau thông khí huyết, cải thiện ứ trệ tuần hoàn. 

Mẹ có thể lấy một chiếc khăn xô hoặc khăn lớn thấm nước ấm áp lên vùng ngực bị tắc tia sữa nổi cục cứng. Nên dùng nước có độ ấm vừa phải, không dùng nước quá nóng để giúp làm tan sữa bị đông kết và khai thông tuyến sữa. Khi sữa chảy ra được, mẹ sẽ không còn cảm giác đau nhức khó chịu. Mẹ cũng có thể tắm bồn bằng nước ấm, ngâm mình đặc biệt là vùng ngực vào trong bồn nước ấm, vừa ngâm ngực vừa massage.

2. Day ép, massage

Vừa cho con bú vừa kết hợp với day ép massage, chườm nóng sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng tắc tia sữa
Vừa cho con bú vừa kết hợp với day ép massage, chườm nóng sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng tắc tia sữa

Day ép, massage được ưu tiên sử dụng trong trường hợp mẹ mới xuất hiện các cục cứng nhỏ ở ngực. 

Cách day ép bằng tay:

  • Lấy bàn tay ép bầu vú lên thành ngực hoặc ép hai tay vào bầu vú, vừa ép vừa day mạnh
  • Ép nhẹ nhàng ở mức đau có thể chịu được, vừa ép vừa day nhằm tác động lực vào các vị trí tắc nghẽn để làm rã đông sữa 
  • Day ép theo vòng tròn, sau khi được 20 – 30 vòng thì thực hiện ngược lại
  • Nên day ép mạnh tay chứ không nên xoa, khi đã tắc tia sữa nổi cục nếu lực ép không đủ mạnh thì khó làm tan sữa vón cục.

Massage ngực:

  • Mẹ có thể dùng ngón tay trỏ và giữa day bầu sữa theo hình tròn, massage nhẹ nhàng nhưng phải tạo một lực tương đối chắc chắn lên nơi bị tắc
  • Dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng bầu ngực khoảng 30 giây rồi lấy 5 ngón tay chụm lại vân vê quầng vú
  • Nếu bầu ngực có cảm giác đau tức, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng rồi từ từ tăng ngực lên

Với biện pháp massage này, mẹ nên nhờ sự giúp đỡ của các y tá massage hoặc tìm đến các dịch vụ thông sữa để được hỗ trợ. 

3. Hút sữa trị tắc tia sữa

Với trường hợp tắc tia sữa nhẹ, mẹ nên tích cực cho bé bú nhiều hơn hoặc dùng máy hút sữa hay vắt sữa bằng tay để làm trống bầu ngực. Khi ngực xuất hiện các cục cứng, việc hút sữa trở nên khó khăn hơn, tuy nhiên mẹ nên nỗ lực thử vừa hút sữa vừa massage vân vê quầng vú, thư giãn tinh thần kết hợp với chườm nóng để việc khai thông dòng sữa được tốt hơn. Đồng thời, mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú, cho bé bú ở nhiều tư thế, ưu tiên các tư thế mà bé có lực mút mạnh sẽ giúp mẹ phần nào cải thiện được tình trạng tắc tia sữa nổi cục cứng. 

4. Thăm khám bác sĩ

Khi tắc tia sữa nổi cục cứng, tức là mẹ đã bị tắc tia sữa khoảng 2 – 3 ngày. Lúc này, bầu vú căng to hơn bình thường, càng lúc càng sưng to, đau nhức, mẹ nặn sữa ra thấy ít hoặc không tiết ra sữa. Đau nhức ở vú, nhức đầu, mệt mỏi, đau lan sang hai cánh tay, khi sờ vào thấy có những khối gồ ghề, mật độ cứng và kích thước của các khối khác nhau, chạm vào rất đau. 

Nếu có những dấu hiệu này, mẹ nên sớm thăm khám bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phụ hợp. Hiện nay, các phương pháp điều trị tắc tia sữa nổi cục cứng được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng massage trị liệu kết hợp với máy hút sữa chuyên dụng, nhiệt trị liệu (nóng lạnh tùy vào tình trạng), laser cường độ cao, sóng siêu âm trị liệu… 

Theo các chuyên viên điều trị tắc tia sữa, trong trường hợp mẹ bị viêm tắc, bọc tia sữa có mủ thì có thể điều trị bằng các loại thuốc chuyên dành cho sản phụ. Ở trường hợp này, mẹ chỉ có thể cho con bú ở bên vú không bị tắc cho đến khi mủ trong vú đã ra hết. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hiện nay hầu hết các trường hợp viêm tắc tia sữa nổi cục cứng nặng sẽ được điều trị bằng vật lý trị liệu. Phương pháp này dựa trên cơ sở bóc tách các kết dính sâu bằng sóng xuyên thấu, mang đến hiệu quả cao trong lần điều trị đầu tiên. Chỉ sau 2  – 3 lần điều trị, mẹ có thể cho con bú trở lại. 

Chữa tắc tia sữa nổi cục cứng bằng phương pháp dân gian

Nếu tình trạng tắc tia sữa nổi cục cứng của bạn vẫn còn ở mức độ nhẹ, tức là ngực chưa sưng to, không sốt, không thấy nhức mỏi hai cánh tay thì có thể áp dụng các biện pháp dân gian để cải thiện. Các biện pháp giúp mẹ giảm tắc tia sữa an toàn, đơn giản tại nhà là:

1. Dùng lá đinh lăng chữa tắc tia sữa

Lá đinh lăng không chỉ có tác dụng bồi bổ cho sản phụ sau sinh mà còn giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả
Lá đinh lăng không chỉ có tác dụng bồi bổ cho sản phụ sau sinh mà còn giúp chữa tắc tia sữa hiệu quả

Lá đinh lăng vừa có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể chị em sau sinh mà còn giúp chị em chữa tắc tia sữa hiệu quả. Một số cách chữa tắc tia sữa vón cục bằng lá đinh lăng được áp dụng phổ biến trong dân gian như sau:

  • Nước lá đinh lăng: Dùng 150 – 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch, sắc với 200ml nước, sau khi sôi thì tắt bếp, chắt lấy nước uống. Uống hết thì cho nước sôi vào hãm uống lần thứ 2 và thứ 3 dùng thay nước lọc, sử dụng hết trong ngày. Dùng liên tục trong 2 – 3 ngày sẽ giúp mẹ bồi bổ sức khỏe, cải thiện được tình trạng tắc tia sữa nổi cục cứng. 
  • Sử dụng các món ăn từ lá đinh lăng: Mẹ có thể dùng lá đinh lăng chế biến các món ăn để sử dụng như canh lá đinh lăng, cháo heo nấu lá đinh lăng, lá đinh lăng luộc. 

2. Chữa tắc tia sữa bằng hành tím

Dùng hành tím chữa tắc tia sữa cũng là một trong những phương pháp giúp chị em chữa tắc tia sữa nếu cục cứng ở ngực còn nhỏ. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 củ hành tím, cắt lát dày khoảng 1,5cm
  • Đặt những lát hành tím đã cắt đặt lên 2 bầu ngực, trừ phần đầu ti ra
  • Dùng khăn mềm hoặc khăn giấy mềm phủ lên trên rồi băng lại 
  • Thực hiện 2 lần/ngày, kiên trì áp dụng trong 4 ngày kết hợp với xoa bóp, day ép vùng ngực sẽ giúp hết tắc tia sữa.

3. Chữa tắc tia sữa nổi cục cứng với lá mít

Mít không chỉ thơm ngon, được nhiều người yêu thích mà lá mít cũng được sử dụng chữa nhiều bệnh trong đó có tắc tia sữa. 

Cách thực hiện: 

  • Hái khoảng 18 lá mít to, đẹp, rửa sạch, để ráo nước
  • Hơ nóng, áp mỗi bên bầu ngực khoảng 9 lá đặt ở những vùng cứng nhất
  • Dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới, khi thấy tia sữa chảy ra thì cho bé bú liền
  • Thực hiện liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp bạn thông tia sữa hoàn toàn.

Lưu ý: Không dùng ở nhiệt độ quá nóng để tránh gây bỏng da.

4. Dùng xôi nếp chữa tắc tia sữa

Xôi nếp có tác dụng tốt trong việc kích thích sản xuất sữa và hỗ trợ thông tia sữa bị tắc ở mẹ sau sinh
Xôi nếp có tác dụng tốt trong việc kích thích sản xuất sữa và hỗ trợ thông tia sữa bị tắc ở mẹ sau sinh

Một trong những phương pháp chữa tắc tia sữa, kích thích sữa sớm về cho các mẹ mới sinh là dùng xôi nếp nóng hoặc cơm nóng. Phương pháp này cũng được nhiều chị em áp dụng và chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng hiện nay. 

Cách thực hiện:

  • Nấu xôi nếp, bọc xôi nóng trong 2 chiếc khăn vải mềm
  • Chườm hai bên bầu ngực từ ngoài vào trong
  • Thực hiện nhẹ nhàng, liên tục cho đến khi xôi nguội
  • Kiên trì mỗi ngày sẽ giúp sữa về đều cả 2 bên ngực và giúp mẹ cải thiện tình trạng tắc tia sữa.

5. Dùng lá bắp cải chữa tắc tia sữa

Ở phương pháp này, phần cần dùng của lá bắp cải là phần cọng cứng, do đó khi mua bắp cải, mẹ nhặt lấy từng lá, rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó tiến hành cắt bỏ phần lá mềm chỉ để lại cọng cứng. 

Cách thực hiện:

  • Lấy cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa thật nóng, càng nóng càng tốt
  • Đặt một lớp khăn lên ngực rồi đắp lá bắp cải lên trên, dùng tay day ép mạnh
  • Khi lá bớt nóng thì tiếp tục hơ trên lửa, làm liên tục như trên, khi nào lá héo thì thay bằng lá khác.

Lưu ý: Chú ý nhiệt độ, nên đặt một chiếc khăn mềm lên ngực trước để giảm bớt độ nóng, khi lá bớt nóng thì lấy khăn ra áp trực tiếp lá lên ngực. Tránh sử dụng nhiệt độ quá cao để không gây bỏng da mẹ.

6. Cách chữa tắc tia sữa nổi cục cứng bằng lá bồ công anh

Lá bồ công anh còn được gọi là cây diếp trời, mũi mác, diếp hoang, diếp dại, cây bồ cóc… Có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, hóa thấp. Thường được sử dụng để thúc đẩy sản xuất sữa, thông đường sữa về, chữa tắc tia sữa, sưng vú, kích thích tiêu hóa, chữa khó tiêu, đầy bụng… 

Cách chữa tắc tia sữa:

  • Cách 1: Lấy 120g lá bồ công anh, 80g sài đất, 40 lá quýt hôi sắc với 60ml nước, thấy còn 200ml thì chia làm 2 lần uống vào 2 buổi sáng tối
  • Cách 2: Lấy 30g lá bồ công anh tươi, rửa sạch, để ráo nước, xé thành miếng nhỏ hoặc vò nát, cho vào cối giã với một ít muối hột, vắt lấy nước cốt để uống. Dùng phần bã đắp lên vùng ngực bị tắc tia sữa, cố định bằng gạc, sau 1 tiếng thì tháo ra rửa sạch với nước.

7. Cách chữa tắc tia sữa bằng xơ mướp

Xơ mướp trong Đông y gọi là ty lạc qua, có tác dụng hỗ trợ điều trị tắc tia sữa nổi cục cứng
Xơ mướp trong Đông y gọi là ty lạc qua, có tác dụng hỗ trợ điều trị tắc tia sữa nổi cục cứng

Dùng xơ mướp cũng là một phương pháp chữa tắc tia sữa bằng mẹo dân gian được nhiều chị em áp dụng. Nghe có vẻ lạ lùng nhưng xơ mướp là là vị thuốc Đông y có tên gọi là ty qua lạc, vị ngọt dịu, tính bình, tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, lợi tiểu. 

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 1 cái xơ mướp, 1 củ hành tươi hoặc khô, 10 cái gai bồ kết sắc với 400ml nước, thấy còn 100ml thì chia làm 2 lần uống. Thực hiện liên tục 2 – 3 ngày, kết hợp với day ép massage bầu ngực cho thông sữa. 
  • Cách 2: Lấy xơ mướp cắt thành từng khúc nhỏ, mỗi ngày lấy 5 – 10g sắc với nước uống, kết hợp với chườm ấm và massage ngực sẽ giúp thông sữa. Nước xơ mướp có vị hơi ngọt, mùi thơm nên rất dễ uống, mẹ có thể uống thay nước lọc. 

8. Một số mẹo khác

Bên cạnh các phương pháp kể trên, mẹ có thể chữa tắc tia sữa bằng các mẹo sau:

  • Dùng quả đu đủ non: Lấy đu đu non, cắt thành lát mỏng, nướng cho nóng rồi đắp lên bầu ngực
  • Lá diếp cá: Dùng 1 nắm diếp cá, 1 nắm đinh lăng, rửa sạch, cho vào cối giã nhỏ, đắp lên ngực rồi cố định lại với băng gạc
  • Dùng men rượu: Mua 1 viên men rượu, giã nhỏ, trộn với rượu rồi bôi vào bầu ngực, ủ lại bằng khăn, sau 2 – 3 tiếng thì dùng cơm nóng chườm lên và xoa bóp liên tục.

Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa nổi cục cứng

Khi bị tắc tia sữa, mẹ rất dễ bị lại nên cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát
Khi bị tắc tia sữa, mẹ rất dễ bị lại nên cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để tránh tái phát

Theo các bác sĩ chuyên sản phụ khoa, dự phòng tắc tia sữa là phương pháp cần được đặt lên hàng đầu, nếu mẹ đã từng bị tắc tia sữa sẽ rất dễ bị trở lại. Do đó, điều cần làm sau khi đã thông sữa là mẹ cần có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Để phòng ngừa tắc tia sữa nổi cục cứng, mẹ cần:

  • Phòng ngừa nứt đầu vú, ngay trong giai đoạn mang thai, nếu núm vú của mẹ thụt vào hoặc bằng phẳng, thì mẹ cần vân vê kéo dần mỗi ngày để thuận tiện cho bé bú và tránh tình trạng tắc tia sữa sau này do bé bắt vú không đúng cách
  • Nếu bé không thể mút được sữa hoặc mút nhưng sữa không ra ngoài, mẹ nên tham khảo cách bắt vú cho bé hoặc sử dụng các dụng cụ trợ ti để thuận tiện cho việc cho con bú
  • Cho bé bú đúng giờ, với bé nhỏ thì khoảng 15 – 20 phút, trẻ lớn khoảng 10 – 15 phút, không nên cho bú quá dài, ngoài ra cũng không nên cho bé ngậm đầu ti đi ngủ
  • Nếu con bú không hết, cảm thấy trong ngực còn sữa sau mỗi đợt bé bú, mẹ nên vắt sữa ra ngoài bằng tay hoặc bằng máy, việc để sữa thừa trong bầu ngực sẽ rất dễ khiến mẹ bị tắc tia sữa.
  • Ở mỗi đợt cho con bú, trước và sau khi bú, mẹ cần lau sạch đầu vú, các kẽ của núm vú bằng khăn mềm với nước ấm. Trước khi bú, nên vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, sau khi bú xong thì lau sạch với khăn khô.
  • Nếu mẹ phải đi làm sớm, ngực hay căng sữa thì cần nhớ vắt sữa thường xuyên, đúng cữ, để tránh tắc tia sữa và không gây mất sữa.

Trên đây là một số nguyên nhân, cách xử lý nhanh chóng và các mẹo dân gian giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa nổi cục cứng ở chị em phụ nữ sau sinh. Tắc tia sữa có thể cải thiện bằng phương pháp dân gian, tuy nhiên nếu gặp phải tình trạng nổi cục cứng kèm theo nóng sốt, người uể oải, mẹ nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý

Tiêm vacxin phòng lao cho trẻ sơ sinh là một trong những mũi tiêm quan trọng cần được thực hiện đầy đủ. Việc này giúp phòng tránh được nguy cơ...

Cơn gò tử cung khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi mang thai, những cơn gò tử cung luôn khiến các bà mẹ lo lắng rằng liệu nó có nguy hiểm không? Đây cũng chính là thắc mắc chung của...

Gối lá đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh không?

Gối đinh lăng có tác dụng gì? Có tốt cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ được dùng như một loại rau ăn hàng ngày, đinh lăng còn có tác dụng chữa bệnh. Trong đó có thể dùng lá đinh lăng làm gối cho...

Trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà và những điều cần lưu ý

Phụ huynh có thể điều trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng một số biện pháp đơn giản như vệ sinh cơ thể đúng cách, mặc trang...

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng

Vaccine (vắc xin) là gì? Công dụng của vắc xin và tiêm chủng? Là những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó liên quan mật thiết đến...

Trà lợi sữa Hipp có tốt không? Giá bao nhiêu?

Không ít bà mẹ sau sinh thường gặp phải các vấn đề về tuyến sữa gây ra tình trạng tắc sữa, sữa ít hoặc chất lượng sữa không đảm bảo....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn