Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Sơ cứu và cấp cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp

Rối loạn tiền đình là căn bệnh khá phổ biến và không phân biệt tuổi tác, tuy nhiên sẽ thường gặp hơn ở những người trưởng thành và cao tuổi, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, để hạn chế những hậu quả do bệnh lý này gây ra, người bệnh cần phải biết rõ các bước sơ cứu và cấp cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp.

Sơ cứu và cấp cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp
Rối loạn tiền đình là căn bệnh khá phổ biến và không phân biệt tuổi tác, tuy nhiên sẽ thường gặp hơn ở những người trưởng thành và cao tuổi

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng mà quá trình truyền dẫn và tiếp nhận những thông tin từ hệ thống tiền đình ở phía sau ốc tai bị rối loạn. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân thường dễ bị mất thăng bằng, kèm theo đó là những triệu chứng như ù tai, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, quay cuồng, loạng choạng đứng không vững,…Những dấu hiệu này thường xuất hiện một cách đột ngột và lặp đi lặp lại khá nhiều lần khiến cho bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, gây đảo loạn cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh lý này nếu không được phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn sẽ khiến cho người bệnh mất dần khả năng lao động, làm việc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và các sinh hoạt. Tùy vào từng mức độ của bệnh lý mà các triệu chứng bệnh cũng tăng dần. Bệnh nhân ngoài các dấu hiệu nhận biết thông thường còn có thể bị rối loạn nhịp tim, hơi thở nhanh bất thường, khó tập trung, hay quên, chân tay hay bị tê, ngực thường xuyên đánh trống, huyết áp tăng giảm đột ngột.

Sơ cứu và cấp cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp
Rối loạn tiền đình là tình trạng mà quá trình truyền dẫn và tiếp nhận những thông tin từ hệ thống tiền đình ở phía sau ốc tai bị rối loạn.

Dựa vào nhiều yếu tố mà các chuyên gia cũng chia căn bệnh này thành 2 loại khác nhau:

  • Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên: Đây là tình trạng bị tổn thương tiền đình nằm ở vùng tai phía trong. Những bệnh nhân này sẽ xuất hiện các triệu chứng một cách rầm rồ, tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng thường xuyên diễn ra.
  • Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương: Đây là tình trạng bệnh ít gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh lý này là do các tổn thương ở phần tiểu não và thân não.

Cách sơ cứu người bị rối loạn tiền đình cấp

Để tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh, khi phát hiện người đang lên cơn rối loạn tiền đình cấp, bạn cần tiến hành các phương pháp sơ cứu khẩn cấp. Bạn nên tìm cho bệnh nhân một không gian thoáng gió, an tĩnh và hạn chế các tiếng động lớn để bệnh nhân cảm thấy thoải mái nhất. Cho bệnh nhân nằm ở tư thể dễ chịu và tránh việc thay đổi thường xuyên.

Sơ cứu và cấp cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp
Để tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh, khi phát hiện người đang lên cơn rối loạn tiền đình cấp, bạn cần tiến hành các phương pháp sơ cứu khẩn cấp.

Một số lưu ý khi tiến hành sơ cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp như:

  • Đối với những trường hợp bệnh nhân đang thực hiện các công việc nguy hiểm hoặc đang tham gia điều khiển các phương tiện giao thông thì nên dừng ngay.
  • Hạn chế, tốt nhất là tránh khỏi tầm ánh sáng của đèn hoặc mặt trời chiếu vào đầu của người bệnh để không làm gia tăng các triệu chứng như chóng mặt, choáng váng,…
  • Tốt nhất nên dìu người bệnh nằm xuống hoặc ngồi ở tư thể thả lỏng, thoải mái. Lựa chọn những chỗ thoáng mát, không đông người, nhiều cây xanh,…
  • Cho người bệnh nằm ở tư thế nghiêng hoặc nằm ngửa ở những nơi yên tĩnh, không có quá nhiều ánh sáng.
  • Nếu bệnh nhân có cảm giác buồn nôn thì nên để cho họ nôn ra hết. Sau đó phải cung cấp nước vào cơ thể và điện giải, lựa chọn phù hợp nhất là dung dịch orezol.
  • Cho bệnh nhân uống xen kẻ một cốc sữa nóng có đường đặc.
  • Sử dụng dầu gió để thoa lên vùng thái dương của người bệnh và kết hợp xoa bóp thật nhẹ nhàng.
  • Ngoài ra, có thể giúp người bệnh được nhanh chóng tỉnh táo bằng cách cho uống một số nước uống như nước chanh, nước cam, nước gừng ấm hoặc ăn kẹo socola,…
  • Bệnh nhân cần cố gắng để giảm bớt các căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, hoảng hốt,….Không nên tiếp xúc với những mùi vị gây kích thích.
  • Đối với những trường hợp nếu đã sơ cứu được một lúc những các triệu chứng và biểu hiện của bệnh nhân không có phần thuyên giảm thì nên nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và ngăn chặn kịp thời.
  • Tuyệt đối không được tự ý cho người bệnh sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp điều trị lâu dài cho người rối loạn tiền đình

Hiện nay có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Tùy vào thể trạng, mức đồ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

1. Điều trị nội khoa

Ở giai đoạn rối loạn tiền đình cấp, bệnh nhân sẽ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như chóng mắt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng. Do đó, khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân một số phương pháp chữa bệnh như:

  • Sử dụng thuốc chống buồn nôn để tiêm vào tĩnh mạch.
  • Nghỉ ngơi ở những không gian có ánh sáng dịu mát, yên tĩnh.
  • Hạn chế việc xoay lắc nhiều, nên nằm thấp đầu.
  • Nên bù nước và điện giải bằng đường truyền.

Đối với những giai đoạn bệnh nặng hơn, các dấu hiệu của bệnh thường xuyên xuất hiện gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:

Sơ cứu và cấp cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp
Đối với những giai đoạn bệnh nặng hơn, các dấu hiệu của bệnh thường xuyên xuất hiện gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc
  • Thuốc tăng tuần hoàn não, tiền đình như ginkgo biloba (tanaka), Betahistin (serc, betaserc), almitrin-raubasin (duxil, vectarion),….
  • Thuốc chống chóng mặt như Acetylleucine (Tanganil), Thuốc kháng histamin (promethazine, diphenhydramine), thuốc an thần benzodiazepine (diazepam, valium),…

Ngoài ra, bác sĩ còn hướng dẫn cho người bệnh về phương pháp sinh hoạt, nghỉ ngơi hàng ngày để giúp cải thiện bệnh nhanh chóng. Các bệnh nhân bị rối loạn tiền đình nên chú ý về chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa củ quả. Đồng thời hạn chế các vận động mạnh, tập luyện các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng để giúp cho máu huyết lưu thông tốt hơn.

2. Điều trị rối loạn tiền đình theo Đông y

Ngoài phương pháp điều trị nội khoa, bệnh rối loạn tiền đình còn có thể cải thiện bằng các bài thuốc, biện pháp của Đông y. Người bệnh có thể áp dụng một số cách sau đây:

  • Sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền: Sau khi tiến hành chẩn đoán và biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh, các thầy thuốc sẽ tiến hành kê đơn thuốc cụ thể cho mỗi bệnh nhân. Một số bài thuốc Đông y có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình như bổ thận tráng dương, dưỡng tâm an thần bổ khí sinh huyết hoặc tư âm dưỡng huyết.
  • Ngoài ra, đối với những trường hợp không sử dụng được thuốc hoặc tình trạng bệnh còn nhẹ thì có thể áp dụng các biện pháp như châm cứu chữa rối loạn tiền đình, xoa bóp bấm huyệt hoặc tập dưỡng sinh.
  • Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên thì người bệnh còn được hướng dẫn một số mẹo nhỏ như dây ấn huyệt, ngâm chân với nước nóng, tập yoga tại nhà.

3. Điều trị và phòng tránh tại nhà

Theo nhận định của các chuyên gia thì bệnh rối loạn tiền đình sẽ dễ gặp ở những đối tượng làm việc văn phòng, thường xuyên với tiếp xúc với máy tính và sinh hoạt trong phòng máy lạnh. Tuy bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, tinh thần và sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, về lâu dài người bệnh cần phải tìm hiểu và chủ động thực hiện một số bài tập để phòng chóng và điều trị căn bệnh này.

Sơ cứu và cấp cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp
Thường xuyên massage mặt, tay, mắt cũng là một trong những phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.
  • Bài tập cổ về đầu: Để giúp cho cổ và đầu được linh hoạt hơn, hạn chế tình trạng choáng váng, chóng mặt, bạn nên ngửa đầu ra sau, cuối xuống, nghiêng sang 2 bên hết cỡ. Đồng thời tập quay đầu theo hình tròn từ phải qua trái khoảng 10 đến 15 lần. Thư giãn trên giường và để 1 tay dưới cằm, 1 tay trên đỉnh đầu. Sau đó dùng lực nhẹ vặn cho cằm về bên trái, rồi quay về bên phải, tốt nhất là tạo ra tiếng răng rắc. Tiếp đến lồng các ngón tay vào nhau và đưa ra sau gáy, kéo gập cằm về phía ngực khoảng 10 lần.
  • Xoa mắt, mặt, tay: Dùng 2 bàn tay xiết chặt vào nhau tạo ra hơi nóng, sau đó xoa đều vào hốc mắt, mặt và tai. Việc này sẽ giúp cho nút thần kinh ở các bộ phần trên được tác động, nên thực hiện khoảng 1 lần mỗi ngày.
  • Ngoài ra, người bệnh cần phải xây dựng một chế độ ăn uống đúng giờ, đúng giấc và đủ chất. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập một thực đơn ăn uống lành mạnh.
  • Những đối tượng bệnh rối loạn tiền đình nên chú ý giữ ấm, tắm bằng nước ấm, tránh tiếp xúc trực tiếp với gió quá nhiều, đặc biệt là vào mùa lạnh nên chú ý mặc thêm áo, mang tất, bao tay, khăn quàn cổ.

Sơ cứu và cấp cứu kịp thời cho người bị rối loạn tiền đình cấp sẽ giúp người bệnh tránh khỏi các nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, do các triệu chứng của bệnh thường xuyên xuất hiện gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nên người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị sớm nhất.

Cùng chuyên mục

Các môn thể dục thể thao tốt cho người bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Áp dụng các môn thể dục thể thao là cách giúp người bệnh cải thiện các triệu...

Orihiro DHA EPA là thực phẩm chức năng bồi bổ sức khỏe của não

Top 7 Thuốc Chữa Rối Loạn Tiền Đình của Nhật đánh giá cao

Rối loạn tiền đình là căn bệnh xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, nhất là người cao tuổi, dân văn phòng, người lao động trí óc… Bên...

Nghiên cứu và phát triển thành công bài thuốc điều trị dứt điểm chứng mất ngủ từ Thái Y Viện triều Nguyễn

Nghiên cứu và phát triển thành công bài thuốc điều trị dứt điểm chứng mất ngủ từ Thái Y Viện triều Nguyễn

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc chữa mất ngủ đầu tiên được nghiên cứu và phục dựng thành công nhờ kế thừa tinh hoa của những phương thuốc...

Ăn óc heo có chữa được bệnh rối loạn tiền đình?

Trong dân gian, nhiều người đã sử dụng óc heo chữa rối loạn tiền đình bởi những tác dụng vượt trội của nó. Óc heo được xem là giải pháp...

Bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không là thắc mắc chung của nhiều người

Bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không?

Cà phê là một trong những thức uống quen thuộc, được nhiều người yêu thích, theo thống kê, ước tính mỗi ngày, toàn cầu tiêu thụ gần 2,25 tỷ tách...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn