12 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Tận Gốc

Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

10 Cách Làm Giảm Đau Răng Sâu Hiệu Quả Nhanh Nhất

Sâu Răng Khôn (Răng Số 8) Phải Làm Sao? Trám – Nhổ?

7 Cách Trị Sâu Răng Cho Trẻ Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Răng Cửa Bị Sâu và Cách Trị Thẩm Mỹ (Trám, Bọc…)

12 Cách Trị Đau Răng Sâu Tại Nhà – Giảm Đau Khẩn Cấp

Răng Số 7 Bị Sâu Phải Làm Sao? Có Nên Nhổ Không?

Bé Bị Sâu Răng Sữa Nên Làm Gì? Điều Cần Biết

Sâu Răng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Sâu răng là bệnh lý răng miệng rất phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Vậy vì sao bị sâu răng, cách điều trị như thế nào, phòng ngừa ra sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin trên.

Sâu răng và các thông tin cần biết
Sâu răng và các thông tin cần biết

Trong số các bệnh về răng miệng, tình trạng răng bị sâu là rất phổ biến và có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào.Tìm hiểu rõ các thông tin về bệnh lý sẽ giúp ta chủ động hơn trong điều trị và phòng ngừa.

Sâu răng là gì?

Sâu răng là bệnh lý xảy ra khi quá trình men răng bị phá hủy, làm hình thành nên các lỗ hổng trên bề mặt hoặc thân răng. Trong đó, vi khuẩn và vệ sinh răng miệng kém chính là hai nguyên nhân thường gặp nhất.

Triệu chứng sâu răng

Bệnh có thể gây ra những triệu chứng sau đây:

  • Đau răng
  • Có cảm giác đau nhẹ hoặc buốt cả răng khi ăn hoặc uống thức ăn quá nóng hoặc lạnh, các loại đồ ngọt
  • Xuất hiện các lỗ đen trên thân răng và có thể quan sát được chúng bằng mắt thường.
  • Răng nhạy cảm
  • Khi nhai hoặc cắn thức ăn thấy đau
  • Ở cả mặt trong và ngoài của răng ngả màu nâu, đen hoặc trắng ngà.

Ngoài ra, tùy vào từng mức độ bệnh lý và đặc điểm răng miệng của mỗi người mà bệnh có thể gây ra những triệu chứng khác.

Nguyên nhân gây bệnh

Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân khiến răng bị sâu
Ăn nhiều đồ ngọt là một trong những nguyên nhân khiến răng bị sâu
  • Tình trạng này do vi khuẩn tồn tại ở các mảng bám trên răng gây ra. Các vi khuẩn trên mảng bám tương tác với những mẩu thức ăn có đường và tinh bột còn sót lại tạo ra acid. Chúng sẽ tấn công và phá hủy men răng bằng cách hòa tan hoặc khử khoáng men răng. Vì vậy, men răng sẽ dần yếu đi và dẫn đến sâu răng.
  • Ăn các thực phẩm chứa carbohydrate (đường và tinh bột) nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng thường gặp. Trong đó, các thực phẩm cần được nhắc đến gồm có: Bánh kẹo, kem, sữa, nước ngọt hoặc thậm chí là rau quả, nước trái cây, nước ép đều có thể gây bệnh.
  • Răng thiếu fluor: Điều này sẽ khiến sức khỏe răng miệng bị suy giảm đáng kể, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại.
  • Miệng khô khiến các mảng bám tích tụ nhanh hơn, từ đó thúc đẩy quá trình sâu răng diễn ra mau chóng.
  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Thường xuyên dùng tăm nhọn, cứng để xỉa răng hoặc lười đánh răng là những điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Mắc một số bệnh lý: Một số trường hợp bị sâu răng do mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày… khiến acid dạ dày trào ngược. Chúng sẽ tiếp xúc với răng, làm cho răng bị ăn mòn, dẫn tới răng bị sâu.

Các biện pháp điều trị bệnh sâu răng

Bác sĩ nha khoa sẽ quan sát triệu chứng và khai thác bệnh sử của bệnh nhân. Đồng thời chỉ định người bệnh chụp x – quang hàm răng để xác định vị trí bị sâu cũng như xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp điều trị tương ứng. Cụ thể như sau:

1. Điều trị bằng florua

Bị sâu răng phải làm sao?
Bị sâu răng phải làm sao?

Cách này có tác dụng hỗ trợ phục hồi men răng hiệu quả. Nó hoạt động bằng cách khôi phục các khoáng chất trên bề mặt răng, nơi mà vi khuẩn có thể đã ăn mòn men răng. Đồng thời, florua còn có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa bệnh sâu răng.

Theo các nghiên, nếu cho trẻ tiếp xúc càng sớm với loại chất này sẽ giúp bé ít có nguy cơ bị bệnh. Tùy vào từng độ tuổi mà lượng florua cần sử dụng cũng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Nếu là trẻ sơ sinh – 3 tuổi: Dùng từ 0,1 – 1,5 mg
  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 1 – 2,5mg
  • Trẻ có độ tuổi từ 7 – 10: Dùng 1,5 – 2,5mg
  • Đối với thanh thiếu niên và người trưởng thành: Liều dùng từ 1,5 – 4mg

Ngoài kem đánh răng, loại chất này còn có mặt trong những loại nước và thực phẩm bổ sung trong chế độ ăn uống như trà khoai tây, cá, sữa bột… Do đó, bên cạnh việc đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày, bạn có thể tăng cường bổ sung những thức ăn giàu loại chất này để điều trị cũng như phòng ngừa sâu răng.

2. Điều trị sâu răng bằng trám răng

Cũng giống như viêm nha chu, viêm lợi, đây là một trong số các bệnh về răng miệng thường gặp, do đó việc điều trị cũng không quá khó khăn. Bản chất của sâu răng là do sự xâm nhập của vi khuẩn và mảng bám, từ đó trên răng xuất hiện nhiều lỗ hổng. Do vậy trám răng sẽ giúp bịt kín những lỗ hổng này. Phương pháp trám răng (phục hình răng) sẽ được chỉ định khi: Răng sâu đã tiến triển qua các giai đoạn men răng bị mòn, nhưng còn trong giai đoạn sớm.

Trám răng là phương pháp sử dụng các vật liệu y tế để phủ lên các vị trí răng bị sâu
Trám răng là phương pháp sử dụng các vật liệu y tế để phủ lên các vị trí răng bị sâu

Các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các vật liệu trám răng để phủ lên răng, nhất là ở các vị trí răng bị hư hỏng, mòn men. Thông thường trám răng trị sâu răng sẽ được thực hiện qua các bước sau đây:

  • Khám và xử lý bệnh lý: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám, sửa soạn lại răng hỏng từ đó xác định được ổ bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ được thanh trùng để nạo vét, lấy đi chất bẩn. Để giúp người bệnh dễ chịu hơn trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, vệ sinh răng miệng, thanh trùng dụng cụ rồi sau đó mới tiến hành nạo vét.
  • Hàn trám tạm thời: Sau khi đã được xử lý bệnh lý, người bệnh sẽ được trám một miếng trám tạm thời lên răng bị sâu. Sau đó hẹn ngày tái khám để kiểm tra xem ổn sâu đã được nạo vét hết hay chưa.
  • Tái khám, tiến hành trám răng vĩnh viễn: Sau khi trám răng tạm thời khoảng 1 tuần, nếu người bệnh không cảm thấy đau nhức răng nữa thì tức là khoang sâu đã được làm sạch. Lúc này, bác sĩ sẽ bóc miếng trám tạm thời, tùy vào nhu cầu của người bệnh mà dùng các vật liệu y tế khác nhau để trám răng vĩnh viễn. Để miếng trám đông đặc và kết dính đông đặc với mô răng cũ, bác sĩ sẽ chiếu đèn laser vào vị trí răng mới được trám. Trường hợp sau khi trám răng mà bệnh nhân vẫn cảm thấy đau, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị khác.
  • Hoàn thiện quá trình điều trị răng sâu, tư vấn cách chăm sóc răng miệng tại nhà: Sau khi răng sâu đã được trám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng tại nhà cũng như chế độ ăn uống phù hợp.

Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp trám răng trị sâu răng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Vật liệu trám được sử dụng, cách chăm sóc răng miệng sau khi trám… và công nghệ trám răng được sử dụng. Hiện nay trên thị trường có những vật liệu tiên tiến như Percha, công nghệ trám răng Laser Tech hoặc Composite với những mức giá khác nhau để người bệnh lựa chọn.

3. Làm mão răng trị răng bị sâu

Nếu răng có lỗ hổng lớn hoặc răng đã yếu đi nhiều thì bệnh nhân sẽ được chỉ định làm mão răng. Mão răng có dạng hình nón rỗng, được dùng để đặt lên răng để bảo vệ răng khỏi những tác nhân có hại. Cũng bởi vậy mà mão răng có thể che chắn luôn các lỗ hổng, khu vực bị ảnh hưởng do thức ăn, đồ uống, vi khuẩn. Mão răng có nhiều loại, trong đó có hai loại thông dụng nhất là mão răng kim loại và mão răng sứ.

Làm mão răng cũng là một phương pháp thường được chỉ định khi răng bị sâu nặng
Làm mão răng cũng là một phương pháp thường được chỉ định khi răng bị sâu nặng
  • Mão răng bằng kim loại có ưu điểm là chắc chắn, chịu được lực cắn và lực nhai rất. Ngoài ra nó cũng có độ bền cao và có khả năng tương thích sinh học vô cùng tốt. Nhưng mão răng kim loại lại có nhược điểm là bị đen viền nướu sau một thời gian sử dụng, độ thấu quang không cao. Đồng thời nó cũng dễ khiến mô nướu răng bị kích thích đối với những người bị dị ứng kim loại.
  • Mão răng toàn sứ được chế tác bằng chất liệu sứ, không pha lẫn kim loại. Vì vậy, nó có thể khắc phục được tất cả những nhược điểm mà mão răng bằng kim loại gây ra. Tuy nhiên, cũng vì những ưu điểm nổi trội của nó mà giá thành sẽ đắt hơn nhiều so với mão răng bằng kim loại.

Bọc mão răng được tiến hành qua các bước sau đây:

  • Thăm khám và tư vấn: Khi bọc mão răng, bước đầu tiên cần thực hiện là nha sĩ sẽ khám về tình trạng bệnh lý, sau đó tư vấn cho khách hàng vật liệu làm mão, các ưu và nhược điểm của chúng. Đồng thời, người bệnh được cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí dịch vụ để thuận tiện cho bệnh nhân.
  • Vệ sinh răng miệng, mài cùi răng: Khi điều trị sâu răng bằng bọc mão răng, bệnh nhân sẽ được nha sĩ mài đi một phần răng thật của mình. Tùy vào tình trạng răng của mỗi người mà phần được mài đi có thể nhiều hoặc ít. Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ nên sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu khi mài răng.
  • Lấy dấu răng, gắn răng tạm thời: Người bệnh sẽ được lấy dấu răng bằng những dụng cụ chuyên dụng. Sau đó nó được gửi về phòng labo để chế tạo hình dáng răng sao cho vừa khít với răng thật. Trong quá trình đợi, khách hàng sẽ được gẳn răng tạm để không làm cản trở quá trình ăn uống của bệnh nhân.
  • Gắn mão răng: Đến ngày hẹn tái khám, nha sĩ sẽ gắn mão răng vào răng thật cho bệnh nhân để cảm nhận độ khít, sát, tính thẩm mỹ. Khi người bệnh đã thực sự ưng ý, mão răng sẽ được gắn cố định.

4. Lấy tủy răng chữa răng sâu

Chữa răng sâu bằng cách nào cho hiệu quả
Chữa răng sâu bằng cách nào cho hiệu quả?

Đối với các trường hợp mà vi khuẩn đã tấn công vào sâu tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng để điều trị. Phương pháp này sẽ được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trước tiên, bạn sẽ được khám lâm sàng và được chỉ định đi chụp x – quang để xem xét tình trạng bệnh lý. Thông qua film chụp, nha sĩ sẽ xác định được lỗ sâu, chất hàn cũ, buồng tủy, hệ thống ống tủy, tình trạng nhiễm trùng cuống răng… để đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị.
  • Bước 2: Tiến hành gây tê để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, không cảm thấy đau đớn khi điều trị. Đối với những người tủy răng đã chết lâu ngày, răng không còn cảm giác thì không cần phải gây tê.
  • Bước 3: Răng cần rút tủy sẽ được cách ly tuyệt đối để tránh cho thuốc, dung dịch rửa ống tủy, dụng cụ sử dụng rơi vào miệng hoặc nước bọt ngấm vào trong răng. Điều này sẽ giúp răng cần điều trị được vô trùng trong quá trình rút tủy.
  • Bước 4: Các dụng cụ chuyên dụng được sử dụng để mở đường vào buồng tủy, hệ thống tủy để loại bỏ hết các tủy bị viêm. Sau đó làm sạch hệ thống ống tủy, tạo hình hệ thống ống tủy. Với bước này, các dung dịch bơm và rửa ống tủy được dùng để đảm bảo hiệu quả làm sạch.

Sau khi lấy tủy, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cho bạn. Mỗi lần tái khám, thuốc sát trùng sẽ được dùng để đặt vào ống dẫn tủy và răng sẽ được trám lại để thức ăn không rơi vào gây viêm nhiễm. Cũng tùy vào tình trạng viêm nhiễm răng mà nha sĩ sẽ yêu cầu bạn dùng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc các loại nước súc miệng.

5. Nhổ răng

Với những người bị sâu răng mà các dây thần kinh hoặc mạch máu ở răng bị tổn thương nghiêm trọng, nhổ răng sẽ được chỉ định. Ở từng cơ sở nha khoa khác nhau sẽ có các bước nhổ răng sâu khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, nhổ răng sẽ được thực hiện qua các bước sau đây:

  • Thăm khám, nhận dạng tình trạng bệnh đồng thời yêu cầu người bệnh chụp x – quang để xác định cấu trúc răng, xác nhận vị trí răng cần nhổ.
  • Trong phòng vô trùng, bệnh nhân được vệ sinh răng miệng, đảm bảo khoang miệng được làm sạch và vùng cần nhổ phải được sát khuẩn kỹ.
  • Dùng thuốc tê, thử thuốc tê và tiêm tại chỗ vùng răng được chỉ định nhổ.
  • Sử dụng các dụng cụ riêng biệt, hoàn toàn vô trùng để nhổ răng. Quy trình này được tiến hành chuyên nghiệp và có sự hỗ trợ của các phương tiện theo dõi, hỗ trợ tim mạnh, hô hấp… nếu cần.
  • Sau khi nhổ, khách hàng được nghỉ ngơi và được hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà. Tùy vào nhu cầu của từng người mà có thể lựa chọn những biện pháp phục hồi răng bị mất như trồng răng giả, cấy ghép implat…

6. Mẹo trị sâu răng tại nhà đơn giản

Chữa sâu răng bằng tỏi có tốt không?
Chữa sâu răng bằng tỏi có tốt không?

Ngoài các biện pháp điều trị trên, bạn có thể áp dụng các cách chữa sâu răng tại nhà. Biện pháp này được xem là an toàn, đơn giản và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được cho những trường hợp bị bệnh nhẹ. Đồng thời cần phải áp dụng trong thời gian khá dài để mang đến tác dụng tốt nhất. Sau đây là một số cách có thể áp dụng:

*) Dùng tỏi chữa răng bị sâu:

Trong tỏi có chứa nhiều allicin có khả năng chống lại virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra nó còn chứa những hoạt chất giúp diệt khuẩn, chống viêm như  glucogen, allin và fitonxit. Vì thế bạn có thể dùng loại nguyên liệu quen thuộc này để chữa bệnh bằng cách:

  • Chuẩn bị một nhánh tỏi tươi và một chút muối hạt.
  • Tỏi bóc vỏ, nghiền nát, cho muối vào trộn đều theo tỉ lệ 1:1.
  • Sau đó đem hỗn hợp vừa thu được để đắp lên phần răng bị sâu, để khoảng 3 – 5 phút cho đến khi thấy cơn đau răng dịu bớt.
  • Mỗi tuần áp dụng cách này từ 1 – 2 lần để mang đến hiệu quả tốt nhất.

*) Trị đau răng bằng hạt cau: 

Trong hạt cau có những hoạt chất  có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn. Do đó, từ lâu nó đã được dùng để trị hôi miệng, ngăn ngừa viêm lợi, sâu răng và tình trạng chảy máu chân răng. Nếu chưa biết bị đau răng phải làm sao, bạn có thể dùng rượu cau để trị bệnh theo cách sau:

  • Chuẩn bị chừng 0,5kg cau tươi, bổ đôi để lấy hạt.
  • Cho hạt cau vào bình thủy tinh, đổ đầy rượu trắng vào để ngâm.
  • Ngâm khoảng 20 ngày là có thể đem rượu cau chữa sâu răng. Tuy nhiên, nếu để càng lâu thì bài thuốc càng hiệu quả.
  • Cứ mỗi ngày, bạn dùng rượu hạt cau để ngậm vào mỗi buổi sáng trước khi đánh răng và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngậm khoảng 10 phút thì nhổ ra. Kiên trì áp dụng chừng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại.

*) Bài thuốc từ rễ lá lốt: 

Cũng giống như các nguyên liệu trên, rễ lá lốt có thể kháng viêm, diệt khuẩn. Do đó, dùng nguyên liệu này để trị bệnh sẽ giúp làm giảm đáng kể các cơn đau nhức. Bài thuốc cũng khá đơn giản:

  • Chuẩn bị khoảng 50g rễ lá lốt, ít muối trắng
  • Rửa sạch rễ lá lốt đã chuẩn bị, đem giã nát cùng với muối trắng.
  • Lọc lấy nước cốt của hỗn hợp, sau đó lấy bông tăm chấm nước cốt để chấm vào phần răng bị sâu.
  • Giữ nguyên khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Kiên trì áp dụng cách này hằng ngày sẽ thấy bài thuốc mang đến hiệu quả tốt.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu cách chữa bệnh từ lá ổi, lá trà xanh, trầu không… Chúng cũng có tác dụng đáng kể trong việc làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, những bài thuốc chữa đau răng từ dân gian thường không mang lại hiệu quả triệt để. Bệnh dễ tái phát nếu ngưng điều trị một thời gian. Do đó, người bệnh nên tìm đến các biện pháp chữa trị hiệu quả hơn và mang lại tác dụng lâu dài.

Phòng bệnh sâu răng bằng cách nào?

Vệ sinh răng sạch sẽ và đúng cách để phòng bệnh răng miệng
Vệ sinh răng sạch sẽ và đúng cách để phòng bệnh răng miệng

Răng bị sâu là tình trạng có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bệnh sẽ khiến người mắc bị đau đớn, cản trở việc ăn uống cũng như thẩm mỹ. Vì vậy để không bị sâu răng, tốt nhất là bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa cho bản thân. Dưới đây là một số điều cần thực hiện:

  • Vệ sinh răng miệng hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối với các loại kem đánh răng có chứa florua.
  • Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm tre để loại bỏ các mảng bám hoặc thức ăn còn sót lại trên răng.
  • Súc miệng bằng các loại nước súc miệng mua sẵn hoặc tự làm các loại nước súc miệng tại nhà như lô hội, củ cải trắng…. để làm sạch khoang miệng.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn có hại cho răng như đồ ngọt, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều acid… Những thực phẩm này có thể làm mòn men răng dẫn đến sâu răng.
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ.
  • Khám răng định kỳ để được kiểm tra sức khỏe răng miệng và được hướng dẫn chăm sóc răng đúng cách.

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh sâu răng và các biện pháp điều trị. Nếu không được chữa trị sớm, những răng bị sâu sẽ ngày càng nặng lên, từ đó gây đau đớn, viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, hãy đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Cùng chuyên mục

10 Cách Làm Giảm Đau Răng Sâu Hiệu Quả Nhanh Nhất

Răng sâu đau nhức không chỉ gây khó chịu khi ăn uống mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ và quá trình sinh hoạt. Nếu gặp phải tình trạng này,...

Sâu Răng Khôn (Răng Số 8) Phải Làm Sao? Trám – Nhổ?

Sâu răng khôn thường khó phát hiện do răng nằm ở vị trí khuất và không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tùy vào mức độ sâu răng và...

Dùng lá bàng non là một trong những cách trị sâu răng cho trẻ tại nhà đơn giản hiệu quả

7 Cách Trị Sâu Răng Cho Trẻ Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Sâu răng là tình trạng thường gặp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do thói quen ăn uống, chủ quan trong việc điều trị...

Sâu Răng Nặng: Nguyên Nhân và Phương Pháp Điều Trị

Sâu răng nặng là tình trạng lỗ sâu răng đã xâm lấn vào bên trong ngà răng và tủy răng. Ở giai đoạn này, răng thường bị đau nhức, ê...

12 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh, Tận Gốc

Nếu chưa có thời gian đến phòng khám, bạn có thể áp dụng một số cách trị sâu răng tại nhà để giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa lỗ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn