Căng Da Mặt An Toàn Ở Bác Sĩ Tài Năng

Mới xỏ khuyên nên ăn gì và kiêng gì tốt?

Treo Chân Mày Đẹp Như Ý Cùng Bác Sĩ Nổi Tiếng

Nâng Mũi Tuyệt Đẹp Chỉ Sau 60 Phút Thực Hiện

Nâng ngực nội soi là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Phun môi Collagen là gì? Nên chọn màu nào? Giá bao nhiêu?

Phun môi ở tuổi trung niên: 3 tiêu chí giúp chọn màu phù hợp

Nâng mông bằng mỡ tự thân là gì? Có an toàn không? Giá bao nhiêu?

Thu gọn cánh mũi là gì? Giá bao nhiêu? Có vĩnh viễn không?

Ứ dịch sau nâng mũi: Dấu hiệu và cách điều trị

Sau nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?

Chế độ chăm sóc hậu phẫu là một trong những yếu tố quyết định kết quả thẩm mỹ. Nhiều phụ nữ băn khoăn: “Sau nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được? Cần chú ý kiêng cữ điều gì trong quá trình hồi phục?” Dưới đây là những thông tin tham khảo hữu ích dành cho độc giả.

Sau nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?
Sau nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?

Sau nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?

Sau khi phẫu thuật nâng mũi, khách hàng sẽ ở lại bệnh viện thẩm mỹ nghỉ ngơi 1 ngày, tránh vận động mạnh và tuyệt đối không được tự lái xe. Vì trong khoảng thời gian này, thuốc mê vẫn chưa tan đi hoàn toàn nên bạn sẽ không đủ tỉnh táo để lái xe.

Sau khi về nhà nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, chị em có thể lái xe nhưng cần hạn chế, nhất là vào 3 – 5 ngày đầu tiên hay sau khi vừa tháo nẹp. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và chỉ lái xe khi dáng mũi bắt đầu ổn định. Bên cạnh đó, phái đẹp cần lưu ý:

  • Điều khiển xe máy với tốc độ vừa phải, tránh những con đường xuống cấp, có nhiều ổ voi, ổ gà
  • Mang khẩu trang có độ chật vừa phải, không siết chặt vùng mũi, ưu tiên sử dụng khẩu trang làm bằng chất liệu vải mềm
  • Lựa chọn loại nón bảo hiểm nhẹ nhàng, không dùng nón trùm đầu dành cho xe phân khối lớn (vì rất dễ va quẹt, tổn thương vết mổ)
  • Không đeo kính vì sức nặng của phụ kiện này có thể khiến mũi bị tụt sống

Chế độ dinh dưỡng sau khi nâng mũi

Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý có thể hỗ trợ chị em kiến tạo dáng mũi thanh tú và duyên dáng. Một số thực phẩm mà bạn cần kiêng cữ là:

  • Đồ ăn cứng: Sau khi phẫu thuật, bạn chỉ nên dùng loại thức ăn mềm nhuyễn, dễ hấp thụ, hạn chế món ăn dai cứng. Việc nhai quá lâu có thể tác động tới vết thương và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm làm thâm da và lồi sẹo: Trứng, rau muống, thịt bò, thịt gà là những loại thực phẩm có thể dẫn đến hiện tượng thâm da, lồi sẹo, làm da không đều màu.
  • Thực phẩm gây sưng viêm, ngứa ngáy, lâu lành sẹo: Các món ăn từ gạo nếp, đồ tanh, hải sản dễ khiến vùng mũi ngứa ngáy, nổi mủ và sưng phồng. Nếu bạn gãi ngứa, khu vực này sẽ bị bong chỉ hoặc rách da.
  • Cà phê, nước ngọt có gas, đồ uống chứa cồn (rượu bia) và thực phẩm lên men: Chúng có thể gây nhiệt miệng, mệt mỏi và kéo dài thời gian chữa lành vết mổ.
  • Thực phẩm giàu cholesterol: Món ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, bơ sữa nguyên kem cùng các loại thực ăn nhanh dễ gây chướng bụng, khó tiêu và ảnh hưởng tiêu cực tới vết thương.

Trong thời gian chăm sóc hậu phẫu, phái đẹp hãy bổ sung nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng sau:

  • Trái cây (lựu, nho, chuối, cam, bưởi, việt quất, mâm xôi, dâu tây) chứa nhiều vitamin, giúp tái tạo tế bào và nuôi dưỡng da non.
  • Rau củ (cà chua, cà rốt, khoai tây, khoai lang, bông cải xanh, cải bó xôi) có thể cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất và carbohydrate vô cùng dồi dào cho cơ thể.

Thêm vào đó, chị em cần chủ động dung nạp nhiều vitamin E từ dầu dừa, dầu ô liu và các loại hạt nhằm tăng ngừa sẹo, tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Ngũ cốc, thịt heo, lúa mì, bột yến mạch, sữa chua, sữa đậu nành… là những nguồn chất đạm tự nhiên, an toàn mà bạn không thể bỏ qua.

Ngoài ra, việc uống nước thường xuyên (2 – 2,5 lít nước/ngày) cũng góp phần đào thải độc tố, kích thích sự trao đổi chất và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Một số lưu ý về lối sống sau khi nâng mũi

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, sau khi nâng mũi, độc giả cần tuân thủ tốt mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cũng như điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt. Dưới đây là những vấn đề bạn cần ghi nhớ:

Thường xuyên vệ sinh vùng mũi

Sau khi phẫu thuật, vùng mũi sẽ bắt đầu chảy dịch. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Lúc này, độc giả chỉ cần thấm hết dịch tiết bằng một miếng băng gạc sạch sẽ, sau đó vệ sinh khu vực này bằng nước muối sinh lý với tần suất 3 – 4 lần/ngày, đồng thời bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Một số lưu ý về lối sống sau khi nâng mũi
Bạn cần vệ sinh vùng mũi thường xuyên sau khi làm đẹp.

Đặc biệt, trong tuần đầu tiên, thay vì rửa mặt bằng nước như bình thường, người đọc hãy nhẹ nhàng lau sạch khuôn mặt bằng khăn mềm và tránh chạm vào vùng mũi. Khi muốn gội đầu, bạn cần nằm ngửa và nhờ tới sự giúp đỡ của người thân hoặc đi đến tiệm gội đầu, tuyệt đối không nghiêng người hoặc cúi đầu lúc gội. Bởi những động tác này có thể ảnh hưởng xấu đến vùng mũi.

Chườm đá

Sau khi làm đẹp, vùng mũi của chị em sẽ bắt đầu bầm tím. Vì vậy, bạn nên chủ động chườm đá để cải thiện tình trạng này bằng cách:

  • Sử dụng khăn sạch, bọc lấy vài viên đá nhỏ, chườm đắp quanh mũi 3 lần/ngày trong 1 – 2 ngày đầu tiên. Trong quá trình thực hiện, bạn di chuyển bọc đá khéo léo và nhẹ nhàng, tránh để yên một chỗ và không cho nước chảy xuống vùng mũi.
  • Thấm ướt khăn sạch bằng nước ấm nhẹ nhàng xung quanh vết mổ để giảm sưng bầm nhanh chóng và hiệu quả.

Hút dịch mũi và đeo nẹp cố định

Sau khi nâng mũi, bác sĩ chuyên khoa sẽ hút dịch mũi cho khách hàng. Vào những ngày đầu tiên, bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn. Sau đó, bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ hút dịch lần hai và tiến hành nẹp mũi. Hai bước quan trọng này giúp định hình dáng mũi cao thẳng, thanh thoát và phòng tránh hiện tượng xô lệch.

Đây chính là lý do chị em phải đi gặp bác sĩ đúng hẹn. Sau khoảng 5 – 7 ngày, độc giả sẽ tái khám và được tháo nẹp. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người, khoảng thời gian này có thể rút ngắn hoặc kéo dài.

Uống thuốc theo chỉ định

Để giảm thiểu tình trạng sưng đau, bác sĩ thẩm mỹ sẽ kê cho khách hàng một số loại thuốc giảm đau và kháng sinh. Trong giai đoạn tĩnh dưỡng tại nhà, bạn cần chia đều thuốc thành nhiều bữa để uống trong ngày. Đặc biệt, bạn nên uống thuốc đúng cữ, đúng giờ, không tự ý điều chỉnh liều lượng, dùng thêm thuốc khác hoặc tự ý ngưng thuốc đột ngột.

Tái khám đúng hẹn

Suốt quá trình làm đẹp, chị em cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn mà bác sĩ chuyên khoa dặn dò (sau hai ngày, một tuần, mười ngày, một tháng, ba tháng…). Muốn vùng mũi hoàn toàn hồi phục và lên dáng như ý, bạn hãy tuân thủ tốt lưu ý này nhé!

Nghỉ ngơi điều độ

Trong vòng 1 – 2 ngày sau khi phẫu thuật, phái đẹp nên hoàn toàn nghỉ ngơi bằng cách ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, làm việc vừa sức, suy nghĩ tích cực và hạn chế mệt mỏi, căng thẳng.

Không chạm tay vào mũi

Đa số chúng ta có thói quen sờ tay lên mũi hoặc ngoáy mũi mỗi khi ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, nếu vừa nâng mũi, bạn cần thay đổi ngay tật xấu này. Bởi sự động chạm vô tình có thể dẫn đến tình trạng lệch vẹo sống mũi.

Tránh nằm nghiêng

Tư thế ngủ nghiêng hoặc úp mặt xuống gối dễ khiến dáng mũi mới tạo trở nên cong vẹo. Muốn tránh nằm nghiêng khi ngủ, bạn có thể dùng gối chắn xung quanh để bản thân không vô thức chuyển sang tư thế này trong lúc ngủ.

Sau nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?
Tư thế ngủ nghiêng dễ khiến dáng mũi mới tạo trở nên cong vẹo.

Kiêng thoa kem hoặc trang điểm

Hai tuần đầu sau khi nâng mũi, phái đẹp cần tránh thoa kem và trang điểm vì lúc này, các tế bào vùng mũi đang trong quá trình tái tạo, định hình và hồi phục. Bất cứ tác động nào đến từ bên ngoài cũng có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, kích ứng, lệch sống.

Hạn chế ra đường

Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, độc giả không nên ra ngoài. Điều này giúp vùng mũi tránh được các tác động ngoại cảnh đến từ bụi bẩn, ánh nắng và vi khuẩn. Hơn nữa, nếu bạn bị ngã vì không cẩn thận, vùng mũi sẽ bị hư hỏng nghiêm trọng.

Không vận động mạnh

Vào những ngày đầu tiên sau khi vừa trải qua ca mổ, chị em cần tránh ngước lên, cúi đầu, tập thể dục, chạy nhảy, mang vác đồ vật cồng kềnh… Những hành động này có thể khiến mạch máu và các cơ vùng mũi tổn thương nặng nề.

Tránh mặc áo trồng qua cổ

Khi mặc áo trồng cổ, phái đẹp có thể vô tình chạm phải vết mổ. Do đó, tốt nhất, trong khoảng thời gian đầu, hãy mặc áo sơ mi thay vì áo trồng qua cổ.

Kiêng cữ quan hệ tình dục

Độc giả không nên quan hệ tình dục trong hai tuần đầu tiên sau khi nâng mũi. Hoạt động này có thể vô tình tác động mạnh đến vùng mũi khiến vết mổ chảy máu, bung chỉ, thậm chí lệch trụ.

Hy vọng từ bài viết này, người đọc đã tìm thấy lời giải đáp ngắn gọn và đầy đủ nhất cho thắc mắc: “Sau nâng mũi bao lâu thì đi xe máy được?” Trong quá trình chăm sóc hậu phẫu, bạn hãy tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ, duy trì chế độ ăn uống giàu dưỡng chất và điều chỉnh thói quen sinh hoạt nhé!

Cùng chuyên mục

Nâng mũi có ăn chuối được không? Ý kiến từ bác sĩ

Nâng mũi có ăn chuối được không? Ý kiến từ bác sĩ

Chuối là loại trái cây quen thuộc và có giá trị dinh dưỡng cao. Đây là thực phẩm khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ...

Nguyên nhân gây nâng mũi đầu mũi bị to và cách xử lý

Nâng mũi đầu mũi bị to và các biện pháp xử lý

Nâng mũi đầu mũi bị to có thể là do bác sĩ thực hiện có trình độ chuyên môn kém, chọn sai phương pháp thực hiện hoặc do nhiễm trùng...

Nâng mũi L Line là gì? Có vĩnh viễn không? Giá bao nhiêu?

Nâng mũi L Line là phương pháp thẩm mỹ mũi dành cho nam giới và nữ giới khi muốn sở hữu một dáng mũi thẳng tắp và lai Tây. Kỹ...

Nâng Mũi Cấu Trúc Tuyệt Đẹp Chỉ Sau 60 Phút

Nâng mũi cấu trúc là một trong những phương pháp nâng mũi toàn diện nhất hiện nay. Phương pháp này giúp chỉnh sửa hiệu quả toàn bộ dáng mũi, khắc...

Độn cằm là gì? Quy trình và chi phí thực hiện

Độn cằm là phương pháp thẩm mỹ có thể khắc phục khuyết điểm cằm ngắn, cằm lẹm, dáng cằm thô và mất cân đối với cấu trúc khuôn mặt. Hiện...

Nâng mũi S Line đẹp chuẩn sao Hàn Quốc ở bác sĩ giỏi

Nâng mũi S Line ở bác sĩ tài giỏi là điều mà bất cứ ai đang có ý định làm đẹp nâng mũi đều quan tâm. Với bác sĩ tài...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn