Tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị rụng tóc nhiều khi gội đầu phải làm sao?

Mẹo dân gian chữa rụng tóc bằng mè đen

Công thức chữa rụng tóc bằng lá ổi lưu truyền dân gian

Hà thủ ô và công dụng trị rụng tóc lưu truyền ngàn năm

Đừng nhầm lẫn giữa rụng tóc sinh lý và rụng tóc bệnh lý

Rụng tóc nhiều ở trẻ: Nguyên nhân và cách xử lý

8 cách trị rụng tóc từ lá trà xanh sẽ khiến bạn bất ngờ

Chân tóc yếu gây rụng tóc: Nguyên nhân và cách chăm sóc

Nguyên nhân gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh cha mẹ cần chú ý

Rụng tóc androgen là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Tình trạng rụng tóc nhiều bất thường có thể là hậu quả của sự rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể. Rụng tóc androgen là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay. Vậy chứng bệnh này là gì? Nguyên nhân là gì và phương pháp điều trị như thế nào? 

Rụng tóc androgen là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị
Tình trạng rụng tóc androgen là gì?

Kiến thức cơ bản về nhóm hormon androgen

Bắt nguồn từ từ “andr” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “người đàn ông”, androgen là tên gọi chung của một số hormon nội tiết tố nam. Tuy đây là nhóm hormon nam nhưng androgen vẫn được sản sinh trong cơ thể phụ nữ.

Nhóm hormon androgen bao gồm: testosteron, androstenedion, dihydrotestosteron (DHT) và dehydroepiandrosteron (DHEA), trong đó:

  • Testosteron là loại hormon nam có hoạt lực và nồng độ cao nhất. Loại hormon này được sản xuất chủ yếu tại tinh hoàn và một phần nhỏ của tuyến thượng thận. Hormon testosteron có nhiệm vụ biệt hóa những đặc điểm nam tính trong giọng nói, cơ bắp, tuyến sinh dục, sản xuất tinh trùng, hoạt động sinh sản…
  • Dehydroepiandrosteron và androstenedion có vai trò tương tự testosteron nhưng hoạt lực yếu hơn rất nhiều.
  • Dihydrotestosteron giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng của tuyến tiền liệt và hoạt động của tuyến bã nhờn.

Trong khi đó, được sản xuất chủ yếu ở tuyến thượng thận, nhóm hormon androgen trong cơ thể phụ nữ có nồng độ chỉ bằng 1/10 so với với đàn ông. Đối với phái đẹp, nhóm hormon này có khả năng kích thích mọc lông vùng nách và mu, đồng thời hỗ trợ chức năng của gan, thận, xương, cơ và các cơ quan sinh sản.

Tình trạng rụng tóc androgen là gì?

Tình trạng rụng tóc do nhóm hormon androgen gây ra có tên quốc tế là androgenetic alopecia (AGA). Loại hormon androgen gây rụng tóc ở cả nam giới lẫn nữ giới là dihydrotestosteron (DHT).

Quá trình phát triển của tóc được phân chia thành 3 giai đoạn, lần lượt là anagen, catagen và telogen.

  • Anagen: Đây là giai đoạn tăng trưởng, diễn ra trong vòng 2 – 6 năm. Khoảng thời gian này càng lâu, tóc mọc càng dài. Thông thường, khoảng 80 – 85% sợi tóc trên mái đầu chúng ta đang ở trong giai đoạn này.
  • Catagen: Chỉ kéo dài trong 2 tuần, giai đoạn chuyển đổi cho phép nang tóc tự làm mới.
  • Telogen: Giai đoạn nghỉ ngơi bắt đầu kể từ khi nang tóc bất hoạt 1 – 4 tháng. Khoảng 12 – 20% lượng tóc của chúng ta đang trong giai đoạn telogen. Sau khoảng thời gian này, các nang tóc lại bước vào chu trình mới, tức là chuyển sang giai đoạn anagen. Các sợi tóc được đẩy khỏi lỗ chân lông theo quy luật hình thành, tăng trưởng, phát triển và rụng đi tự nhiên.

Cơ chế của chứng bệnh này như sau: Dihydrotestosteron liên kết với những thụ thể đặc biệt tại nang tóc, khiến giai đoạn anagen ngắn lại, đồng thời kéo dài giai đoạn telogen.

Lúc này, các nang tóc sẽ chậm phát triển, nhỏ dần, thậm chí biến mất, dẫn đến tình trạng rụng tóc quá nhiều. Thêm vào đó, nếu có nồng độ cao, hormon dihydrotestosteron có thể kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức. Do đó, chân tóc tóc sẽ suy yếu rõ rệt và tóc dễ hư tổn, gãy rụng hơn.

Tình trạng rụng tóc androgen có một vài đặc điểm khác biệt ở đàn ông và phụ nữ. Vì vậy, các nhà khoa học đã phân chia chứng bệnh này thành hai loại là rụng tóc androgen kiểu nam và rụng tóc androgen kiểu nữ.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh rụng tóc androgen

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến vấn đề này vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, sự tăng cường hoạt động của nhóm hormon androgen tại nang tóc mang tính chất bẩm sinh và di truyền. Cụ thể, tình trạng rụng tóc androgen bắt nguồn từ sự di truyền gen trội hoặc di truyền đa gen trên nhiễm sắc thể ở đàn ông và di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể ở phụ nữ.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh rụng tóc androgen
Tình trạng rụng tóc androgen bắt nguồn từ sự di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể ở phụ nữ.

Điểm chung nổi bật nhất của tình trạng rụng tóc androgen ở nam giới và nữ giới là nồng độ enzym 5-alpha-reductase ở mức rất cao. Loại enzym này có thể trực tiếp xúc tác phản ứng chuyển hóa testosteron thành dihydrotestosteron.

Thế nên, nồng độ enzym 5-alpha-reductase cao đồng nghĩa với nồng độ dihydrotestosteron cao. Đây chính là thời điểm tình trạng rụng tóc androgen xuất hiện. Hơn nữa, chứng bệnh này cũng có thể xuất phát từ sự gia tăng số lượng thụ thể androgen (receptor) tại nang tóc, kéo theo sự gia tăng mức độ nhạy cảm với dihydrotestosteron.

Đặc biệt, nguyên nhân rụng tóc androgen ở phụ nữ phức tạp hơn so với nguyên nhân ở đàn ông vì liên quan mật thiết đến hiện tượng thiếu hụt chất trung gian thần kinh P.

Chất trung gian thần kinh P đóng vai trò kéo dài giai đoạn phát triển, cản trở giai đoạn chuyển đổi và thúc đẩy quá trình phân chia tế bào keratin. Chất trung gian thần kinh P hình thành nhiều nhất trong giai đoạn tăng trưởng của tóc và hoạt động thông qua neurokinin 1 receptor (NK1 receptor). Do đó, nếu thiếu hụt chất này, các sợi tóc sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn gãy rụng.

Ngoài ra, dựa trên số liệu thống kê thực tế, sự khác nhau về chủng tộc cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng tóc androgen. Tỷ lệ mắc chứng bệnh này ở những người đàn ông gốc Phi, đàn ông Hàn Quốc, đàn ông Nhật Bản/Trung Quốc/Thái Lan lần lượt thấp hơn 4 lần, 3 lần và 1,5 lần so với nam giới thuộc các chủng tộc khác. Nguy cơ bị rụng tóc androgen của phụ nữ da trắng cao nhất, tiếp đến là phụ nữ da vàng và phụ nữ da đen.

Dấu hiệu nhận biết của tình trạng rụng tóc androgen

Các chuyên gia phân chia chứng rụng tóc androgen thành hai loại chính là:

Rụng tóc androgen kiểu nam

Male pattern hair loss (MPHL) là tên gọi quốc tế của tình trạng rụng tóc androgen kiểu nam. Vấn đề này chiếm đến 85% tổng số trường hợp rụng tóc nhiều ở đàn ông.

Tình trạng rụng tóc androgen diễn ra khi nam giới bước vào độ tuổi 40. Vào thời điểm đó, sự sụt giảm nghiêm trọng nồng độ testosteron cùng sự gia tăng quá mức của dihydrotestosteron sẽ gây ra tình trạng rụng tóc nhiều và hói đầu về sau.

Chứng bệnh này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố di truyền. Nguy cơ rụng tóc androgen kiểu nam phụ thuộc và tiền sử gia đình của ông bà và cha mẹ. Tỷ lệ hói đầu của những người đàn ông có người cha bị hói đầu cao hơn gấp 2 lần so với những người đàn ông không có tiền sử gia đình về căn bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết chứng rụng tóc androgen ở nam giới là:

  • Tóc rụng từ từ, mỏng và thưa dần
  • Tóc rụng nhiều, tạo thành một đường chữ M ở vùng trước trán, vùng trán thái dương và vùng đỉnh, chỉ để lại một vành tóc tại vùng chẩm và hai bên đầu

Rụng tóc androgen kiểu nữ

Female pattern hair loss (FPHL) là tên gọi chung của tình trạng rụng tóc androgen ở nữ giới. Vì cơ thể phái đẹp chỉ sản sinh một lượng nhỏ hormon dihydrotestosteron nên vấn đề này chiếm khoảng 15% tổng số trường hợp rụng tóc ở phụ nữ.

Các chị em từ tuổi trung niên và tiền mãn kinh trở lên rất dễ bị rụng tóc androgen kiểu nữ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của tình trạng này còn phụ thuộc vào đặc điểm chủng tộc. Phụ nữ da trắng dễ mắc bệnh nhất, tiếp đến là phụ nữ da vàng. Ngược lại, tỷ lệ rụng tóc ở phụ nữ da đen thấp nhất trong nhóm.

Đặc trưng của chứng rụng tóc androgen kiểu nữ là:

  • Tóc rụng nhiều, thưa dần trên khắp da đầu, nhất là vùng đỉnh
  • Vùng tóc phía trước rụng ít hơn, do đó, không thể nhận thấy sự thay đổi của đường chân tóc trước trán
  • Tóc ở vùng bị rụng ngắn, mỏng hơn hẳn, thậm chí teo hoàn toàn hoặc trở thành lông tơ

Phương pháp điều trị tình trạng rụng tóc androgen

Tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể nhưng chứng rụng tóc andorgen sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bệnh nhân. Những người bị rụng tóc nhiều bất thường thường xuyên lo lắng về ngoại hình và cảm thấy e ngại gặp gỡ, tiếp xúc với người khác.

Để chữa khỏi tình trạng này, người bệnh cần sử dụng thuốc Tây trong một khoảng thời gian dài. Nếu bị rụng tóc quá nặng, bạn có thể cân nhắc phương pháp can thiệp cấy tóc.

Điều trị nội khoa

Bằng cách ức chế enzym 5-alpha-reductase, các loại thuốc Tây điều trị chứng rụng tóc androgen có thể làm giảm nồng độ hormon dihydrotestosteron. Một số loại thuốc phổ biến hiện nay là: minoxidil (thuốc xịt) và cyproterone acetate, dutasteride, finasteride, spironolactone (thuốc uống).

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đàn ông nên kết hợp thuốc uống và thuốc xịt minoxidil nồng độ 5% 2 lần/ngày. Phụ nữ có thể sử dụng thuốc xịt nồng độ thấp hơn (2%) với tần suất tương tự (2 lần/ngày) và kết hợp uống thuốc.

Phương pháp điều trị tình trạng rụng tóc androgen
Bằng cách ức chế enzym 5-alpha-reductase, các loại thuốc Tây điều trị chứng rụng tóc androgen có thể làm giảm nồng độ hormon dihydrotestosteron.

Phẫu thuật cấy tóc

Quá trình điều trị nội khoa thường kéo dài và có thể không mang đến hiệu quả như ý trong một số trường hợp. Do đó, nhiều bệnh nhân cảm thấy rất tự ti, mặc cảm. Lúc này, phẫu thuật cấy tóc chính là giải pháp nhanh chóng giúp bạn khôi phục mái tóc khỏe đẹp và tràn đầy sức sống.

Hơn nữa, độc giả cũng có thể trang điểm trước khi ra ngoài và sử dụng phụ kiện phù hợp nhằm che chắn khuyết điểm cũng như tạo nên diện mạo ưa nhìn hơn. Ngoài ra, bạn nên hạn chế tình trạng gãy rụng bằng cách thay đổi thói quen, cụ thể:

  • Không tác động thô bạo đến mái tóc (giật tóc, kéo tóc, gội đầu quá nhiều, quá mạnh, đội nón quá chật, buộc tóc quá chặt…)
  • Không tạo kiểu cầu kỳ (uốn, ép, duỗi, nhuộm)
  • Kiêng cữ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng phong phú, cân bằng
  • Tìm hiểu tác dụng phụ của các loại thuốc hỗ trợ và thực phẩm chức năng thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng

Vì là một chứng bệnh nội tiết hoàn toàn tự nhiên nên tình trạng rụng tóc androgen rất khó phòng tránh. Do đó, việc xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh chính là bí quyết đơn giản và thiết thực có thể bảo vệ bạn trước vấn đề này.

Cùng chuyên mục

Dầu gội Komi Nhật Bản có thành phần được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, có thể dùng được cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú

Review Dầu Gội Komi Đen Tóc Phủ Bạc Tốt Không, Bán Ở Đâu?

Dầu gội Komi đen tóc là một trong những sản phẩm có tác dụng phủ đen tóc bạc, giúp tóc đen tự nhiên, hỗ trợ làm dày tóc, kích thích...

Nha đam trị rụng tóc rất tốt bạn nên thử

Dùng nha đam trị rụng tóc là mẹo được dân gian truyền tai nhau và được rất nhiều người áp dụng thành công. Nguyên liệu này khá lành tính, an...

13 cách trị rụng tóc tại nhà đơn giản từ thiên nhiên

13 cách trị rụng tóc tại nhà đơn giản từ thiên nhiên

Phương pháp điều trị rụng tóc tại tại nhà từ thảo dược thiên nhiên rất an toàn, lành tính, không gây kích ứng, có thể mang đến hiệu quả lâu...

Trị rụng tóc bằng trứng gà – Mẹo hay nên thực hiện

Trị rụng tóc bằng trứng gà – Mẹo hay nên thực hiện

Không chỉ là nguyên liệu dưỡng da tuyệt vời, trứng gà còn có thể nuôi dưỡng mái tóc bồng bềnh, óng ả. Hiện nay, nhiều chị em đã và đang...

Dầu gội trị rụng tóc sau sinh

10 Dầu gội trị rụng tóc sau sinh dành riêng cho các “mẹ bỉm sữa”

Dầu gội trị rụng tóc sau sinh là những sản phẩm được rất nhiều "mẹ bỉm sữa" quan tâm. Bởi nó giúp làm giảm tình trạng gãy rụng một cách...

29 thực phẩm giúp tóc chắc khỏe và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

29 thực phẩm giúp tóc chắc khỏe và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả

Sợi tóc được cấu tạo chủ yếu từ một loại protein đặc biệt mang tên keratin. Để trở nên bóng mượt, bồng bềnh và tràn đầy sức sống, mái tóc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn