Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp ở người trung niên hoặc cao tuổi, người căng thẳng tâm lý, thường xuyên phải làm việc với máy tính nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Rối loạn tiền đình ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu không sớm phát hiện và điều trị, trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não, đặc biệt còn dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở trẻ em

Rối loạn tiền đình không chỉ là căn bệnh xảy ra ở người trung niên và cao tuổi mà còn có xu hướng gia tăng ở trẻ em trong những năm gần đây. Tiền đình là hệ thống thần kinh nằm phía sau hai bên ốc tai, có vai trò giữ cân bằng cho cơ thể và duy trì các tư thế hoạt động, Khi vùng tiền đình bị tổn thương, cơ thể dễ gặp phải tình trạng mất cân bằng, hay bị chóng mặt mỗi khi đi lại. Rối loạn tiền đình ở trẻ em có thể chữa được nhưng tỷ lệ tái phát cao.

"<yoastmark

Một số nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở trẻ em có thể kể đến như:

Nguyên nhân chủ quan

Thực tế, rối loạn tiền đình ở trẻ em được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Các nguyên nhân chủ quan thường gặp là:

  • Trẻ mắc các bệnh về tai, nhiễm virus hoặc thiếu oxy
  • Trẻ bị viêm màng não, bị các bệnh về thần kinh
  • Bé thường xuyên bị ngã, va đập não
  • Trong quá trình mang thai mẹ thường xuyên sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xuất phát từ môi trường bên ngoài, có thể kể đến như:

  • Ô nhiễm môi trường
  • Thay đổi thời tiết
  • Trẻ phải chịu áp lực từ việc học tập
  • Gia đình xảy ra chuyện khiến bé lo lắng, sợ hãi
  • Trẻ ít vận động, thường xuyên sống trong môi trường quá nhiều tiếng ồn.

Nguyên nhân khác

Rối loạn tiền đình ở trẻ cũng xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Huyết áp thấp, bệnh về tim mạch, thiếu máu… dẫn đến tắc nghẽn mạch máu làm lượng máu lên não kém
  • Do mất ngủ, căng thẳng làm tổn thương hệ thống thần kinh
  • Trẻ bị bệnh hoặc bị suy giảm chức năng của một số cơ quan
  • Trẻ quá gầy, quá béo, cơ thể nhiễm độc, bị mất máu nhiều, sử dụng thuốc… cũng có thể bị rối loạn tiền đình

Khi phân tích nguyên nhân gây ra triệu chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em, người ta chia thành hai nhóm đối tượng để chẩn đoán là nhóm trẻ có thính lực bình thường và nhóm trẻ giảm thính lực. Với những trẻ thính lực bình thường, nguyên nhân gây triệu chứng này phổ biến nhất là chứng đau nửa đầu cùng các biến thể nhi khoa của căn bệnh này như chứng chóng mặt kích phát lành tính. Bên cạnh đó, tình trạng chóng mặt, đau đầu, mất cân bằng ở trẻ cũng có thể xuất phát từ những biểu hiện của bệnh lý tâm thần hoặc bệnh rối loạn chuyển đối.

Ở trẻ giảm thính lực, 70% trẻ có biểu hiện suy yếu cơ quan tiền đình do thiếu hụt cảm giác làm trẻ bị suy giảm vận động, có thể kéo dài suốt đời. Trẻ thường chậm biết đi và gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động vận động. Các triệu chứng rối loạn tiền đình cũng khiến trẻ bị suy giảm trí nhớ, chóng mặt, mất cân bằng, ảnh hưởng đến kết quả của chúng khi học tập.

Triệu chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em

Thông thường rối loạn tiền đình ở trẻ em khó nhận biết hơn người lớn, vì các em còn nhỏ, chưa thể nhận thức cũng như mô tả các vấn đề mà mình đang gặp phải. Do đó, chỉ khi cha mẹ chú ý, quan sát trẻ cẩn thận thì mới có thể sớm phát hiện các triệu chứng rối loạn tiền đình ở trẻ.

"<yoastmark

Trẻ bị rối loạn tiền đình thường có các triệu chứng sau đây:

  • Đau đầu, choáng váng
  • Không tập trung, mau quên
  • Hay hồi hộp, đánh trống ngực
  • Nhịp tim, nhịp thở nhanh
  • Chóng mặt kèm theo hoa mắt
  • Đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là khi xoay người
  • Không làm chủ được tư thế, tay chân tê run rẩy
  • Huyết áp cao hoặc thấp
  • Buồn nôn hoặc nôn

Nếu bé có một số dấu hiệu trên, rất có thể bé đã mắc rối loạn tiền đình, lúc này, bạn cần đưa bé thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình ở trẻ có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Chứng rối loạn tiền đình có thể xuất hiện trong vài ngày rồi hết, đôi khi có thể kéo dài hay tái phát nhiều lần. Căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, việc học tập của bé và còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bị rối loạn tiền đình ở tuổi nhỏ, thể chất chưa hoàn thiện và phát triển, bé có thể gặp phải những hậu quả như:

  • Phản xạ kém
  • Vận động thô và vận động tinh gặp vấn đề
  • Khả năng tiếp thu giảm sút
  • Khả năng định hướng kém
  • Khả năng nhìn suy giảm
  • Hoạt động đứng lên, ngồi xuống, hoạt động nằm… gặp khó khăn
  • Chậm phát triển thăng bằng

Ngoài ra, khi cơn đau xuất hiện, nếu trẻ cố gắng đi lại có thể gặp phải tình trạng ngã chấn thương, nhẹ thì trầy xước da, nặng thì bị gãy tay, gãy chân thậm chí chấn thương sọ não. Với trường hợp không sớm phát hiện và điều trị, lưu lượng máu lên não kém kèm theo nhiều yếu tố khác có thể khiến bé bị đột quỵ. Do đó, nếu trẻ có các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, cha mẹ nên sớm đưa trẻ thăm khám để được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Điều trị rối loạn tiền đình ở trẻ em

Nếu sớm thăm khám và điều trị, rối loạn tiền đình ở trẻ có thể chữa khỏi, đồng thời giúp giảm nguy cơ biến chứng cũng như khả năng tái phát. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị vì các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ có các triệu chứng rối loạn tiền đình, cha mẹ nên sớm đưa con thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp
Khi trẻ có các triệu chứng rối loạn tiền đình, cha mẹ nên sớm đưa con thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp

Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình gồm:

Điều trị nội khoa

Ở giai đoạn cấp, người bệnh sẽ được điều trị bằng:

  • Thuốc chống nôn tiêm tĩnh mạch
  • Bù nước, điện giải
  • Nghỉ ngơi ở phòng sáng, yên tĩnh

Ở giai đoạn tiếp theo:

  • Thuốc chống chóng mặt
  • Thuốc tăng tuần hoàn não, tiền đình

Điều trị bằng Đông y

Áp dụng các phương pháp y học cổ truyền để điều trị rối loạn tiền đình cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. Cụ thể:

  • Điều trị bằng thuốc tùy vào tình trạng bệnh cụ thể
  • Điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh, châm cứu
  • Kết hợp dùng thuốc và các phương pháp hỗ trợ

Chăm sóc cho trẻ

Ngoài việc điều trị bằng thuốc hay các phương pháp theo chỉ định của bác sĩ, khi chăm sóc cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi trên buồn nôn, nên kích thích để bé nôn ra hết rồi cho con ăn nhẹ hoặc uống 1 cốc sữa nóng
  • Nên tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm ở phòng kín gió; trời lạnh nên ngủ phòng ấm, có chăn nệm đầy đủ, trẻ bị rối loạn tiền đình chỉ nên nằm nghiêng hoặc ngửa, không nên nằm sấp
  • Khuyến khích trẻ vận động, nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai của cơ chân bằng những bài tập thể dục vừa sức
  • Tuyệt đối không nên cho trẻ chơi những trò cảm giác mạnh như xích đu, trượt, tàu lượn
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, ăn thịt nạc để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. 

Nguyên tắc phòng ngừa và điều trị

Khi điều trị rối loạn tiền đình cho trẻ em, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng cần tăng cường vận động cơ thể cho trẻ, cho bé luyện tập các động tác nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày để giúp hỗ trợ lưu thông khí huyết, giảm thiếu máu lên não
  • Trường hợp trẻ mắc rối loạn tiền đình có liên quan đến bệnh lý, thì cần điều trị các bệnh ly mãn tính như tăng mỡ máu, tăng huyết áp, huyết áp thấp… theo chỉ định của bác sĩ
  • Với những trẻ thừa cân, mỡ máu, cần kiêng các thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, thế nhưng cũng không cần kiêng khem thái quá để tránh tình trạng suy dinh dưỡng
  • Hãy giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là những ngày thời tiết giao mùa, có nhiệt độ thấp; khi thời tiết nắng nóng thì cần cho trẻ mặc mát mẻ, thông thoáng
  • Tránh để trẻ ngồi quá lâu một vị trí, cho trẻ vận động cơ thể, tốt nhất là đi bộ 60 phút mỗi ngày
  • Để trẻ được thoải mái tâm lý, tránh căng thẳng mệt mỏi, tránh tạo áp lực cho trẻ, xây dựng cho trẻ một đời sống tâm lý vui vẻ
  • Hạn chế các cú ngã, nhất là ngã ở đầu massage các bộ phận cơ thể cho bé. 

Trên đây là một số thông tin về chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em, khi trẻ có các dấu hiệu của căn bệnh này, bạn cần chú ý quan sát cẩn thận, nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu quy trình chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

Để bệnh rối loạn tiền đình nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát, người bệnh cần có những biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đúng cách....

Bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình từ bạch quả

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra nhiều triệu chứng phiền toái như: chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, ù tai. Đa số bệnh nhân đều gặp phải...

Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y và những điều cần lưu ý

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y được chia thành 2 thể bệnh là “thực chứng” và “hư chứng”. Tùy thuộc vào cấp độ, nguyên nhân gây bệnh mà...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn