Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em: Nguyên nhân và chữa trị

Cách phòng ngừa và chăm sóc người bệnh rối loạn tiền đình

12 bài thuốc Nam chữa rối loạn tiền đình theo dân gian hay nhất

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Bệnh rối loạn tiền đình theo Đông y và bài thuốc chữa trị hiệu quả

Phác đồ điều trị bệnh rối loạn tiền đình

5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả

Mẹo dùng lá ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

7 Món ăn chữa rối loạn tiền đình hay nhất bạn nên thử

Bị rối loạn tiền đình uống thuốc gì nhanh khỏi?

Bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không?

Cà phê là một trong những thức uống quen thuộc, được nhiều người yêu thích, theo thống kê, ước tính mỗi ngày, toàn cầu tiêu thụ gần 2,25 tỷ tách cà phê. Cà phê cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, vậy khi bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không, có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh không. Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trongbài viết dưới đây.

Bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không là thắc mắc chung của nhiều người
Bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không là thắc mắc chung của nhiều người

Lợi ích và tác hại của cà phê với sức khỏe

Cà phê là thức uống quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu tiêu thụ quá mức hoặc sử dụng khi cơ thể đang mắc một số bệnh lý thì có thể mang đến những tác hại tiêu cực. 

Lợi ích của cà phê với sức khỏe

  • Mang đến sự tỉnh táo: Cà phê và một số thức uống chứa caffeine có thể nâng cao sự tỉnh táo, giúp các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Ngăn ngừa bệnh Parkinson: Theo một số nghiên cứu, những người có uống các thức uống chứa caffein như cà phê, trà… có nguy cơ mắc bệnh Parkinson thấp hơn các nhóm đối tượng khác.
  • Ngăn ngừa sỏi mật: Cung cấp khoảng 400 mg caffeine cho cơ thể mỗi ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc sỏi mật
  • Giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng: Uống nhiều hơn 3 tách cà phê mỗi ngày giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc ung thư trực tràng
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2: Một số nghiên cứu nhận thấy rằng, những người uống mỗi ngày 3 tác cà phê có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 thấp hơn những người chỉ uống một ly mỗi ngày.
  • Giảm bệnh gout: Có tác dụng giảm acid uric trong máu, giảm 40% nguy cơ mắc bệnh gout.

Tác hại của cà phê

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cà phê cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi sử dụng quá liều lượng hoặc dùng không đúng cách. Cụ thể:

  • Uống nhiều cà phê làm tăng sản xuất các hormone căng thẳng như epinephrine, cortisol, norepinephrine, gây mất ngủ, bồn chồn, căng thẳng. Không chỉ vậy, chúng còn làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, gây căng thẳng, rất không tốt cho người bị cao huyết áp.
  • Cà phê không lọc có thể làm tăng cholesterol trong máu, có thể gây nguy cơ phát triển bệnh tim
  • Trong hạt cà phê cũng chứa axit có thể gây kích ứng niêm mạc ruột, dạ dày, kích thích tăng tiết axit dạ dày, gây tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích
  • Cà phê cũng không tốt cho trẻ em, người có hệ xương khớp suy yếu, bị loãng xương, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú…

Rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không?

Cà phê mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng nhưng lại là thức uống không dành cho người bị rối loạn tiền đình
Cà phê mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng nhưng lại là thức uống không dành cho người bị rối loạn tiền đình

Cà phê mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng không tốt khi sử dụng quá liều hoặc dùng cho người cao huyết áp, có vấn đề về tim mạch. Với thắc mắc người bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không thì câu trả lời chính là không nên uống. Cà phê không tốt cho người bị rối loạn tiền đình vì những lý do sau đây:

  • Chứa caffein, nếu sử dụng thường xuyên có thể gây nghiện, được cho là có tác dụng không tốt với hệ thần kinh, nhất là với những người đang gặp vấn đề về hệ thần kinh, tổn thương dây thần kinh số 8 như người bị rối loạn tiền đình
  • Cafein trong cà phê không chỉ làm sản sinh các hormone căng thẳng như cortisol, epinephrine, norepinephrine mà còn làm tăng hàm lượng dopamine. Đây là chất có tác dụng tạo cảm giác hưng phấn liên tục trong não. Sử dụng nhiều cà phê sẽ gây mất ngủ, bồn chồn, hồi hộp, lo lắng. Người bị rối loạn tiền đình nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng này sẽ dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, bại não, liệt nửa người, thậm chí có nguy cơ tử vong
  • Người bị rối loạn tiền đình thường bị suy nhược cơ thể, lượng máu lên não kém, các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhịp thở nhanh, huyết áp tăng cao, đánh trống ngực, hay quên, không tập trung. Trong khi đó, việc uống cà phê sẽ gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim, rất nguy hiểm với người có tình trạng nhịp tim nhanh, tăng huyết áp. Không chỉ vậy, nếu uống cà phê trễ sẽ gây khó ngủ, mất ngủ, căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị rối loạn tiền đình.
  • Cà phê cũng ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tuyến thượng thận, gây ức chế hệ thống thần kinh. Do tuyến thượng thận có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp tim, nếu hoạt động của nó bị ảnh hưởng sẽ tác động xấu đến quá trình lưu thông máu. Điều này không chỉ gây hoa mắt, chóng mặt mà còn khiến người mắc bệnh rối loạn tiền đình có nguy cơ bị suy tim. 
  • Sử dụng cà phê cũng gây mất nước do có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy việc lợi tiểu. Trong khi đó, người bệnh rối loạn tiền đình cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, để duy trì sự cân bằng của các chất điện giải, việc bị mất nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Như vậy với thắc mắc người bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không thì câu trả lời chính là người bệnh tốt nhất không nên uống cà phê. Cà phê gây ra tình trạng mất cân bằng nước điện giải trong cơ thể, không chỉ vậy, caffeine trong cà phê cũng gây ra chứng đau đầu Migraine và còn làm triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tim đập nhanh ở người rối loạn tiền đình xảy ra thường xuyên hơn.

Người bị rối loạn tiền đình cần kiêng gì?

Bên cạnh cà phê, bạn cũng cần kiêng nhiều loại thực phẩm để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Bên cạnh cà phê, bạn cũng cần kiêng nhiều loại thực phẩm để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không. Bên cạnh cà phê, bạn cũng cần tránh:

  • Thuốc lá: Vì trong thuốc lá có chứa nicotine có thể gây co mạch máu, làm tăng huyết áp tạm thời, giảm lượng máu cung cấp cho vùng tai, gây ra tình trạng chóng mặt ở người bị rối loạn tiền đình
  • Thực phẩm chứa kiềm: Gây mất cân bằng acid kèm, làm các mạch máu bị co lại, gây ra các triệu chứng đau đầu, buồn nôn chóng mặt do máu lưu thông chậm dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất và oxy nuôi não
  • Đồng uống chứa cồn: Các đồ uống, thực phẩm chứa cồn làm ảnh hưởng đến chức năng duy trì cân bằng cơ thể của tai, gây mất cân bằng cơ thể dẫn đến triệu chứng đau đầu, chóng mặt cho người bệnh rối loạn tiền đình
  • Thực phẩm chứa nhiều axit amin tyramine: Làm giãn mạch máu, gây ra các triệu chứng chóng mặt, đau nửa đầu. Các thực phẩm này có thể kể đến như xúc xích, thịt hun khói, socola, quả sung, phô mai, các loại hạt, rượu vang đỏ, thịt chế biến sẵn.
  • Muối và thức ăn mặn: Gây mất cân bằng khoáng chất, làm giữ nước trong cơ thể dẫn đến các triệu chứng chóng mặt, đau nửa đầu. Các thực phẩm này là dưa chua, dưa muối, salad trộn, mì ống, súp, nước sốt, thực phẩm đóng hộp, khoai tây chiên
  • Đường tinh luyện: Đường và các thực phẩm có chất béo cao gây tăng huyết áp tạm thời, làm giảm lượng máu và oxy đến não.

Tóm lại, với thắc mắc người bị rối loạn tiền đình có nên uống cà phê không thì câu trả lời là không nên, tốt nhất người bệnh nên loại bỏ loại thức uống này khỏi danh sách sử dụng mỗi ngày của mình. Việc sử dụng cà phê sẽ gây nghiện, khiến bạn không thể kìm được mà dùng nhiều hơn, vì thế hãy cân nhắc và nghĩ đến những tác hại của loại thức uống này với sức khỏe của bạn trước khi sử dụng nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Cùng chuyên mục

Ăn óc heo có chữa được bệnh rối loạn tiền đình?

Trong dân gian, nhiều người đã sử dụng óc heo chữa rối loạn tiền đình bởi những tác dụng vượt trội của nó. Óc heo được xem là giải pháp...

Nghiên cứu và phát triển thành công bài thuốc điều trị dứt điểm chứng mất ngủ từ Thái Y Viện triều Nguyễn

Nghiên cứu và phát triển thành công bài thuốc điều trị dứt điểm chứng mất ngủ từ Thái Y Viện triều Nguyễn

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc chữa mất ngủ đầu tiên được nghiên cứu và phục dựng thành công nhờ kế thừa tinh hoa của những phương thuốc...

Sơ cứu và cấp cứu cho người bị rối loạn tiền đình cấp

Rối loạn tiền đình là căn bệnh khá phổ biến và không phân biệt tuổi tác, tuy nhiên sẽ thường gặp hơn ở những người trưởng thành và cao tuổi,...

Châm cứu chữa rối loạn tiền đình là một trong những liệu pháp điều trị được đánh giá cao trong y học cổ truyền

Tìm hiểu phương pháp châm cứu chữa rối loạn tiền đình

Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc vô cùng độc đáo của y học cổ truyền, là tinh hoa của y học dân tộc...

Trị rối loạn tiền đình bằng mẹo ngâm chân

Mẹo chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc bạn nên thử

10 bí quyết chữa rối loạn tiền đình không cần dùng thuốc dưới đây rất an toàn, đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà. Nếu áp dụng đúng...

Rối loạn tiền đình được phân thành hai loại chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương

Bệnh rối loạn tiền đình: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người trưởng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn