Rối loạn nhân cách là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Rối loạn nhân cách kịch tính (HPD) và thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phân liệt (Schizoid Personality Disorder)

Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid personality disorder)

Rối loạn đa nhân cách là gì? Triệu chứng, cách chữa trị

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là gì? Điều cần biết

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là gì? Điều cần biết

Rối loạn nhân cách ái kỷ là hội chứng về tâm lý được đặc trưng bởi hình thái tâm lý phổ biến là tự cao, có nhu cầu được nịnh nọt, thiếu sự đồng cảm, có xu hướng đánh giá thấp người khác để duy trì vị thế của mình. Rối loạn nhân cách ái kỷ thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới, thường kèm theo rối loạn trầm cảm hoặc các dạng rối loạn nhân cách khác.

Rối loạn nhân cách ái kỷ là bệnh lý tâm thần hiếm gặp, đặc trưng bởi nhu cầu được nịnh nọt, sự tự cao, luôn đề cao, ảo tưởng tài năng, vẻ đẹp, địa vị của bản thân
Rối loạn nhân cách ái kỷ là bệnh lý tâm thần hiếm gặp, đặc trưng bởi nhu cầu được nịnh nọt, sự tự cao, luôn đề cao, ảo tưởng tài năng, vẻ đẹp, địa vị của bản thân

Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) là gì?

Rối loạn nhân cách ái kỷ hay vĩ cuồng, trong tiếng anh là narcissistic personality disorder, được viết tắt là NPD. Đây là bệnh lý tâm thần hiếm gặp,  đặc trưng bởi việc người bệnh thường xuyên phóng đại tầm quan trọng của bản thân, yêu bản thân thái quá, khao khát được mọi người ngưỡng mộ, tham vọng thành công trong mọi lĩnh vực, có hành vi tự cao tự đại và thiếu đi sự đồng cảm với người khác. 

Rối loạn nhân cách ái kỷ thường gắn liền với tính vị kỷ và còn được gọi với cái tên khác là rối loạn nhân mãn. Khi mắc hội chứng này, người bệnh thường có 3 đặc trưng rõ nét là thiếu khả năng kiểm soát ham muốn, thiếu sự đồng cảm với người khác và không có khả năng rút kinh nghiệm. Những bệnh nhân mắc NPD luôn coi bản thân mình là trung tâm của sự chú ý, luôn có nhu cầu được nịnh nọt, đối xử đặc biệt. Họ không chỉ có tính khí thất thường mà còn dễ bị rối loạn trầm cảm và các chứng rối loạn nhân cách khác như rối loạn nhân cách kịch tính, rối loạn nhân cách ranh giới… 

Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển vượt bậc như hiện nay, các nhà khoa học đang lo ngại và có sự cảnh báo về  bùng phát  “đại dịch ái kỷ” trên mạng xã hội. Ngày càng nhiều người trẻ không đủ dũng cảm nhận ra sai lầm của bản thân, yêu bản thân quá mức, ảo tưởng về khả năng của mình và thiếu sự đồng cảm với người khác. Nhiều trường hợp ít chịu cống hiến làm việc, xem công việc ấy không xứng đáng dành cho mình nhưng lại thích đòi hỏi. 

Rối loạn nhân cách ái kỷ không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải hội chứng này. Trẻ mắc chứng ái kỷ thường thích đòi hỏi, tham lam, ích kỷ, bạo lực và rất nông nổi. Trẻ thường không học được cách ăn năn hối lỗi, chỉ biết đòi hỏi người khác phải chiều chuộng theo ý mình và không quan tâm tới người khác, kể cả cha mẹ của chúng. Chúng chỉ muốn được thưởng, được làm theo ý mình, khi bị phạt thì ăn vạ, khóc lóc, la làng. 

Các dạng rối loạn nhân cách ái kỷ thường gặp

Các thể dạng của hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ vẫn còn được tranh luận. Dựa vào mức độ nghiêm trọng, các hành vi của bệnh, người ta chia NPD thành các dạng phổ biến gồm:

  • Ái kỷ lành mạnh: Thường có khoảng 55% triệu chứng thông thường để chẩn đoán bệnh nhưng chưa đủ điều kiện để kết luận họ thực sự mắc bệnh này. Giới chuyên môn nhận định đây là dạng ái kỷ lành mạnh. Người bệnh cảm thấy vui vẻ, tự hào về thành tích của bản thân, họ rất tự tin, tin tưởng bản thân xứng đáng có một cuộc sống tốt đẹp.
  • Ái kỷ khép kín: Thường khiêm tốn, nhạy cảm, nhút nhát, dễ sinh lòng đố kỵ. Họ có mong muốn mãnh liệt được người khác kính nể, công nhận và sẽ trở nên cố chấp, bảo thủ khi đối diện với sự chỉ trích từ nhiều phía. 
Người mắc rối loạn ái kỷ khép kín thường có mong muốn được người khác kính nể nhưng lại rất cố chấp, bảo thủ, cực kỳ nhạy cảm với các ý kiến trái chiều
Người mắc rối loạn ái kỷ khép kín thường có mong muốn được người khác kính nể nhưng lại rất cố chấp, bảo thủ, cực kỳ nhạy cảm với các ý kiến trái chiều
  • Ái kỷ tự cao: Người ái kỷ tự cao thường ảo tưởng về bản thân, họ có lòng tự cao cao, đánh giá quá cao năng lực và giá trị của bản thân. Người mắc hội chứng này thường rất nhiệt tình, tự tin nhưng thiếu khả năng đồng cảm, thích nhìn người khác bối rối, e sợ mình.
  • Ái kỷ Soma: Thường bị ám ảnh bởi ngoại hình, cân nặng, nhan sắc của bản thân và thích đánh giá ngoại hình của người khác. Luôn ưu tiên mong muốn của mình mà bỏ qua nhu cầu của người khác. Nếu bản thân xinh đẹp, quyến rũ hơn người khác họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và vô cùng hài lòng.
  • Ái kỷ tình dục: Bị ám ảnh bởi nhu cầu tình dục, luôn muốn dùng chuyện tình dục để thao túng người khác và luôn tìm cách để người đối tác tình dục ngưỡng mộ, công nhận mình. 
  • Ái kỷ ác tính:  Có xu hướng hành xử tàn bạo, hung hăng, thích thao túng người khác, luôn cảm thấy vui sướng khi nhìn người khác khổ sở. Họ coi thường chuẩn mực xã hội, có biểu hiện của chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, không hề thấy hối hận với những hành vi sai trái của mình. 
  • Ái kỷ tâm linh: Lợi dụng yếu tố tôn giáo, tâm linh để bao biện cho bản thân, cố gắng dùng các yếu tố tâm linh, thần thánh hoá bản thân để nâng cao vị thế, củng cố địa vị bản thân để được tôn sùng, nịnh nọt.
  •  Ái kỷ trí tuệ: Khao khát thể hiện bản thân bằng trí tuệ, luôn tin rằng bản thân tài giỏi, uyên thâm, thông tuệ hơn người. 

Nguyên nhân gây ra NPD

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định cụ thể nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn nhân mãn. Một nghiên cứu nhỏ về rối loạn nhân cách ái kỷ và các yếu tố sinh học liên quan đã được thực hiện và cho thấy rằng, gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành rối loạn nhân cách ái kỷ  (chiếm khoảng 50%). 

Bên cạnh đó, một số giả thuyết khác thì cho rằng, những đứa trẻ được đối xử chưa hợp lý. Chẳng hạn như phê bình quá mức, bỏ bê ngược đãi hoặc nuông chiều quá mức, hay khen ngợi, ngưỡng mộ cũng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của trẻ. Hai yếu tố hàng đầu có thể khiến trẻ rơi vào rối loạn nhân cách hàng đầu là cha mẹ hay chỉ trích, phê bình con cái gay gắt, thái quá và đánh giá quá cao nhan sắc, tài năng, tầm quan trọng của con. 

Ngoài ra, môi trường sống, văn hoá (môi trường thù địch, chiến tranh, thường xuyên xem các vai diễn ái kỷ…) cũng ảnh hưởng mật thiết đến sự hình thành và phát triển của hội chứng này. Một số bệnh nhân mắc NPD bản thân họ có năng lực và tài năng đặc biệt, được họ sử dụng để liên kết hình ảnh bản thân, có được sự ngưỡng mộ của người khác.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết NPD

Khi mắc rối loạn nhân cách ái kỷ, người bệnh thường phóng đại, đánh giá quá cao năng lực của bản thân. Họ thường nghĩ rằng bản thân mình đặc biệt, tuyệt vời và độc đáo nhưng thực tế thì không phải như vậy. Họ thường đánh giá, đề cao giá trị của bản thân và thường đánh giá thấp năng lực, thành tựu của người khác. 

Những người mắc chứng NPD thường có các triệu chứng, dấu hiệu như:

  • Có nhu cầu phải được ngưỡng mộ, muốn được chú ý, công nhận nhưng lại dễ xấu hổ, tức giận khi bị chỉ trích, phê phán. Thường phản ứng gay gắt trước những nhận xét, đóng góp. 
Người mắc NPD thường phản ứng gay gắt khi bị phê phán, chỉ trích
Người mắc NPD thường phản ứng gay gắt khi bị phê phán, chỉ trích
  • Ảo tưởng quá mức về thành công của chính mình, tưởng tượng về thành tựu của bản thân, về vẻ đẹp, trí tuệ, sự ảnh hưởng, uy tín cá nhân hay ảo tưởng về một tình yêu tuyệt vời. 
  • Thường để ý đến suy nghĩ và đánh giá của người khác xem họ hoạt động tốt như thế nào
  • Dễ nhạy cảm, bận tâm bởi sự chỉ trích của người khác, nhạy cảm quá mức trước sự thất bại của bản thân
  • Quan tâm đặc biệt tới sắc đẹp, quyền lực, thành công hoặc địa vị xã hội
  • Tự cao, khinh thường người khác, hay đánh giá thấp năng lực, hành vi của người khác để chứng minh bản thân vượt trội, giá trị
  • Dễ tức giận, khó kiểm soát được bản thân khi không được đối xử đặc biệt như mong muốn
  • Ý thức mãnh liệt về quyền lợi cá nhân, hay phóng đại tài năng và khả năng của bản thân
  • Lợi dụng người khác để cố gắng đạt mục tiêu của mình. Cảm thấy chỉ nên liên kết với những người tài năng và đặc biệt như mình, khinh thường tiếp xúc với những người họ cho là bình thường. 
  • Để bảo vệ cảm giác tự trọng, sự tự cao của họ, họ có thể phản ứng ác liệt với sự khinh thường, giận giữ hoặc có thể chọn rút lui
  • Tin tưởng rằng bản thân tài giỏi, đặc biệt, vượt trội, xuất chúng và không thể đánh bại
  • Gặp khó khăn trong việc kiềm chế, điều chỉnh cảm xúc và hành vi của bản thân
  • Thích đưa ra lời khuyên vì luôn nghĩ rằng bản thân có trí tuệ, kiến thức uyên thâm, góc nhìn sâu sắc
  • Ghét phải chờ đợi, khao khát giành được chiến thắng trong mọi tình huống. Luôn nuôi dưỡng lòng thù hận và tìm cách đáp trả
  • Không biết cảm thông chia sẻ, thường phủ nhận trách nhiệm, không bao giờ hạ mình xin lỗi
  • Có tham vọng với cuộc sống, luôn tưởng tượng về những thành tựu to lớn
  • Khi nhận thức bản thân thiếu hoàn hảo, chưa được toàn diện họ sẽ cảm thấy chán nản, ủ rũ. 

Chẩn đoán rối loạn nhân cách ái kỷ

Rối loạn nhân cách ái kỷ thường được chẩn đoán qua việc quan sát các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh. Đồng thời, bệnh cũng cần phân biệt với các hội chứng rối loạn nhân cách khác. Cách chẩn đoán rối loạn nhân cách ái kỷ:

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng

Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần Hoa Kỳ,  rối loạn nhân cách ái kỷ chiếm 0,5% dân số, thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Để chẩn đoán NPD, người bệnh phải có hình thái phổ biến về sự tự cao, luôn có nhu cầu được ngưỡng mộ nhưng lại thiếu sự đồng cảm. Đồng thời phải có từ 5 trong số những điều sau: 

  • Tin rằng họ độc đáo, đặc biệt, chỉ thích liên kết với những người có tầm cỡ cao 
  • Có nhu cầu được ngưỡng mộ, nịnh nọt vô điều kiện
  • Thiếu sự đồng cảm
  • Có cảm giác về quyền lực, địa vị
  • Luôn phóng đại vô căn cứ về năng lực, tầm quan trọng của họ
  • Sử dụng người khác, bất chấp thủ đoạn chỉ để đạt được mục đích của bản thân
  • Kiêu căng, ngạo mạn, khinh thường tiếp xúc với những người họ cho là bình thường
  • Ghen tị với người khác, tin rằng người khác ghen tị, hãm hại họ
  • Ảo tưởng về vẻ đẹp, thành tựu, quyền lực, địa vị, ảnh hưởng của bản thân hoặc một tình yêu hoàn hảo.

Đồng thời, các triệu chứng này phải bắt đoạn ở giai đoạn sớm trong thời kỳ trưởng thành của một người thì có thể xác định người đó mắc chứng NPD. 

2. Chẩn đoán phân biệt

NPD cũng cần phân biệt với các hội chứng rối loạn nhân cách khác như rối loạn lưỡng cực, rối loạn nhân cách chống đối xã hội và rối loạn nhân cách kịch tính. Cụ thể:

  • Rối loạn lưỡng cực: So với rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân rối loạn nhân cách ái kỷ có biểu hiện trầm cảm là do sự tự cao của họ. Hơn nữa, việc họ thay đổi tâm trạng chỉ xảy ra khi có sự tác động của người khác đến lòng tự trọng của họ. Người mắc NPD dễ nhận biết bởi họ có nhu cầu dai dẳng trong việc nâng cao bản thân hơn các dạng rối loạn khác.
  • Rối loạn nhân cách kịch tính: Mặc dù cả hai dạng rối loạn đều đặc trưng bởi việc tìm kiếm sự chú ý của người khác. Nhưng người mắc NPD không làm bất cứ điều gì để thu hút chú ý của người khác như người mắc rối loạn nhân cách kịch tính mà họ chỉ muốn được ngưỡng mộ.
Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ thường mong được chú ý chỉ vì họ muốn được ngưỡng mộ
Người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ thường mong được chú ý chỉ vì họ muốn được ngưỡng mộ
  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội: Ở hai dạng rối loạn, người bệnh đều thao túng người khác để thúc đẩy bản thân. Nhưng người mắc NPD thì tận dụng người khác nhằm duy trì lòng tự trọng của mình, còn người mắc rối loạn nhân cách chống đối thì nhằm để đạt được vật chất. 

Phương pháp điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ

Rối loạn nhân cách ái kỷ là một bệnh lý tâm thần hiếm gặp nhưng lại đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. NPD được xếp vào rối loạn nhân cách nhóm B, các liệu pháp điều trị vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Theo các chuyên gia, việc điều trị chung của bệnh cũng giống như với các dạng rối loạn nhân cách khác. Bao gồm:

Trị liệu tâm lý

Thường được xem là phương pháp điều trị được ưu tiên bởi có tác động tích cực lại không gây tác dụng phụ. Liệu pháp tâm lý động thường được áp dụng, chủ yếu tập trung vào việc giải quyết các mâu thuẫn cơ bản. Liệu pháp nhận thức – hành vi cũng có thể phù hợp với người mắc NPD do họ có nhu cầu được khen ngợi, có cơ hội tăng sự hấp dẫn của bản thân và cho phép nhà trị liệu định hình hành vi của họ. 

Ngoài ra, một số phương pháp có thể mang đến hiệu quả trong việc tiếp cận, điều chỉnh hành vi của bệnh nhân rối loạn nhân cách ái kỷ như:

  • Phương pháp trị liệu dựa trên sự tâm thần hoá
  • Tâm lý trị liệu tập trung dựa vào sự chuyển di.

Điều chỉnh lối sống

Bên cạnh việc tìm kiếm các liệu pháp điều trị, người bệnh cũng cần điều chỉnh lối sống, cam kết theo đuổi liệu trình, không được bỏ cuộc giữa chừng. Để hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị thì bệnh nhân cần:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, phối hợp và đặt mục tiêu cho bản thân
  • Học cách kiểm soát, quản lý tâm lý, cách hít thở sâu và thư giãn
  • Suy nghĩ thoáng, cởi mở chan hoà với mọi người
  • Tập trung vào việc điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Nếu lạm dụng chất kích thích thì tốt nhất cần cai nghiện 
  • Ngay khi có các dấu hiệu tâm lý bất thường, có suy nghĩ làm hại chính mình thì cần thăm khám bác sĩ ngay. 

Rối loạn nhân cách ái kỷ chỉ chiếm 0,5% dân số nhưng lại đang có xu hướng gia tăng trong thời buổi công nghệ, mạng xã hội phát triển như hiện nay. Ngoài việc nỗ lực điều trị, người thân, cha mẹ nên chủ động trò chuyện, quan tâm bệnh nhân hàng ngày để quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.

Cùng chuyên mục

rối loạn nhân cách phụ thuộc

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) và điều cần biết

Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD) là một trong những loại rối loạn nhân cách không quá phổ biến. Đặc trưng bởi tình trạng dựa dẫm vào người khác,...

Người mắc hội chứng OCPD thường theo chủ nghĩa hoàn hảo, luôn kiểm soát bản thân và cứng nhắc, cực kỳ nguyên tắc trong công việc, các luật lệ, phẩm hạnh và đạo đức

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (OCPD) là gì?

Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế được gọi tắt là hội chứng OCPD. Đây là một trạng thái nhân cách rất không bình thường, đặc trưng bởi sự...

Người mắc BPD thường hay tức giận dữ dội và khó kiểm soát cơn giận dữ của họ

Rối loạn nhân cách ranh giới là gì? Thông tin cần biết

Rối loạn nhân cách ranh giới hay rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định là một dạng rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi những hành vi, suy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn