[Hỏi đáp] Điều trị chứng rối loạn lo âu ở Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam có tốt không?

Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền không?

Bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của mỗi người. Vậy rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền không? Bài viết dưới đây giúp bạn giải đáp điều đó.

Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền
Gen là yếu tố gây ảnh hưởng bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm.

Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền không?

Rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm khiến cho sức khỏe giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người có độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi. Theo thống kê, tỉ lệ nữ giới bị rối loạn lo âu, trầm cảm nhiều hơn nam giới. Trong đó, có 3 – 5%, dân số thế giới mắc bệnh rối loạn lo âu có biểu hiện rõ rệt.

Hầu hết những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường bị chấn động tâm lý trong cuộc sống hàng ngày như ly hôn, ly thân, thất nghiệp,… Người bệnh bị rối loạn lo âu, trầm cảm thường gặp phải một số triệu chứng như suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mất tập trung, mất ngủ, lo lắng,… Sức khỏe của bệnh nhân bị giảm sút trầm trọng và dễ gây nhiều hậu quả khôn lường.

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn lo âu, trầm cảm. Trong đó, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã tiến hành thực hiện phân tích AND của hơn 10.500 phụ nữ Trung Quốc cho biết, gen là một trong những yếu tố gây rối loạn trầm cảm nặng ở con người.

Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền
Rối loạn lo âu, trầm cảm ảnh hưởng đến tâm lí người bệnh.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chứng minh, ngoài yếu tố di truyền, con người bị trầm cảm còn do một số nguyên nhân khác như chấn thương, áp lực quá lớn, bạo hành, lạm dụng, căng thẳng công việc,… Đặc biệt, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, 40% những người mắc bệnh trầm cảm là do gen quy định và nguyên nhân môi trường, yếu tố khác là 60%.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong gia đình, nếu cha mẹ, anh chị em ruột bị trầm cảm thì nguy cơ con cái mắc bệnh tăng gấp 3 lần. Như vậy, yếu tố di truyền ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mắc bệnh ở con người. Ngoài ra, giới tính cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Thống kê cho thấy, 42% phụ nữ mắc bệnh trầm cảm là do di truyền và nam giới chỉ chiếm 29%.

Như vậy, yếu tố di truyền cũng gây ảnh hưởng và khiến cho những người trong gia đình mắc bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm gấp 3 lần so với người bình thường. Do đó, nếu trong gia đình có người mắc phải căn bệnh này thì mọi người cần phải thận trọng. Tốt nhất, bạn nên giữ tinh thần thoải mái, không nên lo âu, buồn phiền để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Rối loạn lo âu, trầm cảm do di truyền – Phải làm sao?

Bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm xuất phát từ nguyên nhân do di truyền. Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra, gia đình có người bị rối loạn lo âu thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Với căn bệnh này, bệnh nhân có thể chữa trị khỏi nếu tuân thủ đúng các hướng dẫn của bác sĩ.

Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền
Gia đình hạnh phúc sẽ giúp con cái phát triển tâm lí ổn định.

Bên cạnh đó, nếu gia đình có người mắc bệnh thì bạn cần phải tiến hành phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Nếu bạn có ý định sinh con thì nên duy trì sức khỏe của mình ổn định. Đồng thời giữ cho tâm lí vui vẻ, tránh tình trạng stress, căng thẳng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi và khiến bé sinh ra có nguy cơ bị lo âu, trầm cảm cao.

Ngoài ra, sau khi sinh và trong quá trình nuôi con, ba mẹ cần phải chú ý đến em bé nhiều hơn. Ba mẹ vui vẻ, hạnh phúc thì việc nuôi con cũng diễn ra dễ dàng. Con cái lớn lên cũng trong gia đình hạnh phúc, được yêu thương thì khả năng bị rối loạn lo âu, trầm cảm là rất thấp. Do đó, ba mẹ cần chú ý điều này trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ khi mới chào đời.

Lưu ý khi mắc bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu, trầm cảm khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Yếu tố tâm lý có tác động rất lớn đối với sức khỏe của bệnh nhân. Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Khi mắc phải căn bệnh này, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây.

Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền
Nghe nhạc giúp cải thiện bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể các loại dưỡng chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tăng cường các loại thực phẩm chứa thành phần vitamin để cải thiện sức khỏe
  • Tránh ăn những thức ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ và chất kích thích gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Ăn những món ăn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngơn như ngó sen, cháo nhân táo, nấm mèo hấp đường phèn, gà giò hầm long nhãn,…
  • Hạn chế sử dụng cà phê, rượu, bia, thuốc lá,… không tốt cho sức khỏe
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tích cực bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước ép trái cây
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không được thức khuya, dậy sớm, gây ảnh hưởng đến thần kinh.
  • Tránh làm việc nhiều, căng thẳng, ảnh hưởng đến tinh thần
  • Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khi không có yêu cầu của bác sĩ
  • Không được uống các loại thuốc dân gian được truyền miệng, không có cơ sở khoa học
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân quá mức
  • Nghe nhạc, tập yoga, bơi lội, đi bộ,… để giúp tinh thần thoải mái hơn
  • Tránh ngồi quá lâu tại một chỗ khiến máu không thể lưu thông lên não

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết được: Rối loạn lo âu, trầm cảm có di truyền không? Với căn bệnh này, tốt nhất, bạn nên tuân thủ đúng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để bệnh nhanh chóng khỏi. Trong suốt quá trình điều trị, nếu cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên thông báo cho bác sĩ để có biện pháp kiểm soát kịp thời.

Cùng chuyên mục

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Rối loạn hoảng sợ là bệnh lý không phổ biến, thường xuất hiện ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành. Đây là tình trạng lặp...

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD): Nhận biết và điều trị

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý là một dạng bệnh về tâm lý thường xảy ra ở những người bị sốc do trải qua một sự kiện...

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lựa chọn những địa chỉ thăm...

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù nam hay nữ. Triệu chứng điển hình của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn