[Hỏi đáp] Điều trị chứng rối loạn lo âu ở Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam có tốt không?

Top 7 địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng uy tín tại Hà Nội

Các loại thuốc điều trị rối loạn lo âu phổ biến hiện nay

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tìm hiểu phương pháp diện chẩn chữa rối loạn lo âu, trầm cảm

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu lan tỏa: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh lý liên quan đến thần kinh xuất hiện khá phổ biến. Thông thường bệnh sẽ khởi phát trước tuổi 25, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nhiều nguy cơ biến chuyển thành mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. 

Rối loạn lo âu lan tỏa
Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh lý phổ biến, thường khởi phát ở những đối tượng nhỏ hơn 25 tuổi và tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm gấp đôi so với nam giới.

Rối loạn lo âu lan tỏa là gì?

Rối loạn lo âu lan tỏa là một bệnh lý phổ biến, thường khởi phát ở những đối tượng nhỏ hơn 25 tuổi và tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm gấp đôi so với nam giới. Bệnh lý này có thể nhầm lần với nhiều dạng rối loạn lo âu khác, do đó nếu không được kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị thích hợp sẽ khiến cho bệnh càng phát triển nặng nè hơn, biến chứng thành căn bệnh mãn tính. Lúc này tỷ lệ hồi phục của bệnh nhân cũng thấp dần, các phương pháo chữa bệnh cũng trở nên khó khăn hơn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn lo âu lan tỏa

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu đó chính là do sự thiếu hụt của các chất dẫn truyền thần kinh như Norepinephrine, Serotonin, GABA,….Tuy nhiên, theo nghiên cứu và thống kê của các chuyên gia thì bệnh lý này còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân ảnh hưởng như:

Rối loạn lo âu lan tỏa
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu đó chính là do sự thiếu hụt của các chất dẫn truyền thần kinh như Norepinephrine, Serotonin, GABA,….
  • Bệnh nhân có thể đã từng chứng kiến hoặc trực tiếp trải qua những bất hạnh, tổn thương, thiệt thòi trong quá khứ, đặc biệt là kí ức tuổi thơ không được hoàn hảo.
  • Do công việc, cuộc sống, học tập, gia đình tạo nên nhiều áp lực, gánh nặng, căng thẳng, mệt mỏi trong một thời gian dài.
  • Cơ thể gặp phải một số bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đồng thời tinh thần của người bệnh cũng bị tác động dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, bi quan,…khả năng hình thành chứng rối loạn lo âu lan tỏa cao.
  • Những đối tượng có tâm lý yếu, thường xuyên bị căng thẳng, áp lực khiến cho tinh thần không vững nên nhiều khả năng gây ra các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng và tác động mạnh đến sức khỏe và bộ não.

Các triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa tuy khá phổ biến nhưng lại dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về tâm thần khác. Do đó, người bệnh và những người thân xung quanh nên biết rõ các triệu chứng đặc trưng của bệnh để dễ dàng phát hiện và các phương pháp điều trị kịp thời.

Rối loạn lo âu lan tỏa
Thường xuyên cảm thấy lo lắng, bồn chồn là triệu chứng điển hình của căn bệnh này.

Một số triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa thường gặp:

  • Thường xuyên cảm thấy lo lắng, bồn chồn là triệu chứng điển hình của căn bệnh này. Hiện tượng này sẽ kéo dài ít nhất khoảng 6 tháng, chủ yếu nguyên nhân sẽ xuất phát từ áp lực công việc, học tập, gia đình,…
  • Không thể kiểm soát được sự lo lắng, tâm lý thường xuyên rơi vào trạng thái không ổn định, khó kiềm chế cảm xúc.
  • Rất dễ cáu gắt, bực dọc, tâm trạng thường xuyên căng thẳng, đôi lúc cảm thấy khó chịu và căng thẳng đối với những lời nói hoặc hành vi có tính cực đoan.
  • Những triệu chứng trên nếu thường xuyên xuất hiện và kéo dài không thể kiểm soát sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, không có sức sống, lâu ngày ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.
  • Người bệnh sẽ khó có thể tập trung vào bất kì công việc hoặc hoạt động nào, đầu óc luôn trong trạng thái trống rỗng, không suy nghĩ và tư duy được.
  • Đôi lúc bệnh nhân sẽ bị rối loạn giấc ngủ, nhịp tim đập không đều kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đỏ mặt, đau bụng, tức ngực, buồn nôn, chân tay không có sức lực,….
  • Thường xuyên xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, luôn bi quan, không có niềm tin trong cuộc sống và lo sợ về những sự việc có thể xảy ra trong tương lai khiến cho bệnh nhân càng trở nên lo lắng và cực đoan hơn.

Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có điều trị được không?

Theo thống kê, thì tỷ lệ người bệnh có thể tự điều chỉnh và căng bằng trạng tháu tâm lý của mình để tự chữa khỏi căn bệnh rối loạn lo âu lan tỏa là rất hiếm. Đồng thời việc có thể sống chung với bệnh lý này cũng trở thành một trở ngại lớn đối với nhiều bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần kịp thời phát hiện và cần đến hỗ trợ tâm lý của các chuyên gia để giảm bớt những triệu chứng của bệnh.

Vì thế, khi nhận thấy cơ thể bắt đầu có những triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa hay bất kì các căn bệnh liên quan đến tâm thần như trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ, loạn stress sau sang chấn,….người bệnh cần phải nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa hoặc bác sĩ tâm lý để tiến hành chẩn đoán và điều trị.

Rối loạn lo âu lan tỏa
Bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có điều trị được không?

Tuy nhiên, bên cạnh sự hỗ trợ từ các bác sĩ có chuyên môn thì việc cải thiện bệnh cần có sự nổ lực, cố gắng từ bản thân của bệnh nhân. Người bệnh cần phải kiên trì thực hiện các chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời phải xây dựng và thiết lập cho mình một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Sự kết hợp của nhiều phương pháp điều trị cùng với sự cố gắng của bệnh nhân sẽ giúp cho bệnh tình được nhanh chóng cải thiện, ngăn chặn các biến chứng xấu gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh.

Cách điều trị rối loạn lo âu lan tỏa

Sau khi tiến hành chẩn đoán và xác định mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhâ, các bác sĩ tâm lý sẽ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp cho từng đối tượng. Thông thường, thời gian điều trị sẽ kéo dài từ khoảng 6 tháng đến 12 tháng, tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, theo thống kê của các chuyên gia thì việc điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa chỉ mang tính chất tương đối. Bởi vì có khoảng hơn 25% các trường hợp người bệnh tái phát lại sau 1 tháng chữa bệnh và hơn 50% bệnh nhân tái phát sau 1 năm.

1. Sử dụng tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất và mang lại kết quả cho rất nhiều người bệnh liên quan đến thần kinh, đặc biệt là rối loạn lo âu lan tỏa. Người bệnh sẽ được hỗ trợ từ các bác sĩ tâm lý cho chuyên môn và kinh nghiệm. Việc trò chuyện và trao đổi với bác sĩ sẽ giúp cho bệnh nhân tháo gỡ được những khó khăn, khúc mắc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của bản thân. Ngoài ra, điều này còn giúp cho người bệnh tự nhận biết được nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lo âu và tìm được phương pháp cân bằng tâm lý và cải thiện tâm trạng tốt nhất.

Rối loạn lo âu lan tỏa
Tâm lý trị liệu là một trong những phương pháp được áp dụng nhiều nhất và mang lại kết quả cho rất nhiều người bệnh liên quan đến thần kinh

Khi bắt đầu điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu người bệnh sẽ được hướng dẫn một số liệu pháp như:

  • Suy nghĩ tích cực, cởi mở trong giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ để cân bằng lại cuộc sống.
  • Rèn luyện một số kỹ năng cơ bản để giúp thư giãn cho bộ não như học ngồi thiền, tập yoga tại nhà,…
  • Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, thường xuyên trao đổi, trò chuyện để cải thiện cảm xúc, giải tỏa căng thẳng và áp lực.
  • Học cách cân bằng tâm lý, kiểm soát sự lo lắng và nổi sợ của bản thân.
  • Thường xuyên vận động, rèn luyện các bài tập thể dục tại nhà, đồng thời bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tránh bị tác động bởi các bệnh lý khác.

2. Sử dụng thuốc tây

Đối với những trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh nhân có xuất hiện một số các triệu chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì các bác sĩ tâm lý sẽ chỉ định và hướng dẫn sử dụng một số loại thuốc đặc trị. Những loại thuốc tây dùng để điều trị bệnh rối loạn lo âu lan tỏa thường sẽ có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng bệnh, đặc biệt là tình trạng lo lắng quá mức.

Một số loại thuốc sẽ giúp ức chế sự tái thu nạp của các loại hormone hạnh phúc để giúp người bệnh được giải tỏa căng thẳng, lo âu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chỉ được áp dụng khi có hướng dẫn và sự theo dõi của bác sĩ chuyên môn. Người bệnh không được tự ý mua thuốc hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có sự động ý của bác sĩ tâm lý để tránh gây ra các hậu quả không mong muốn.

Những loại thuốc thường được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân bị rối loạn lo âu lan tỏa như:

  • Thuốc Benzodiazepin
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: amitriptyline, imipramine và nortriptyline.
  • Nhóm thuốc SSRI như fluoxetine, paroxetin,…
  • Nhóm thuốc SNRI như Venlafaxin, duloxetine,…

Tuy phương pháp sử dụng thuốc tây mang lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh nhưng các loại thuốc này cũng có khả năng gây nên một số tác dụng phụ khi sử dụng. Do đó, bệnh nhân càn phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, khi có bất kì dấu hiệu khác thường nào cần thông báo ngay với chuyên gia để được hỗ trợ và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Cách phòng tránh căn bệnh rối loạn lo âu lan tỏa hiệu quả

Rối loạn lo âu lan tỏa là căn bệnh thường gặp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân. Do đó, để giúp cho bản thân tránh khỏi nguy cơ gặp phải bệnh lý này, bạn cũng phải tìm hiểu và biết cách phòng tránh để giúp cho cuộc sống được cân bằng, tránh áp lực gây ảnh hưởng đến tâm lý.

Rối loạn lo âu lan tỏa
Người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa nên chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, thiền,…khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Sắp xếp công việc hợp lý, dành thời gian để nghỉ ngơi, sinh hoạt hàng ngày.
  • Học cách cân bằng tâm lý, giảm bớt các áp lực từ công việc, học tập,…
  • Dành thời gian đẻ tâm sự, chia sẻ với những người thân yêu, bạn bè để không rơi vào trạng thái bế tắc.
  • Chủ động giao tiếp, tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè, người thân để tinh thần được thoải mái.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, nên tập thói quen ngủ sớm trước 23 giờ mỗi ngày và phải ngủ đủ 8 tiếng để tinh thần được thoải mái và thư giãn.
  • Thường xuyên rèn luyện nâng cao sức khỏe bằng cách vận động, tập luyện những bài tập thể thao đơn giản. Tốt nhất là nên chạy bộ, đạp xe đạp, yoga, thiền,…khoảng 30 phút mỗi ngày.
  • Lựa chọn nhiều hoạt động như hội họa, ca hát, nhảy múa, thơ ca,… để tham gia để giải tỏa căng thẳng, giúp tinh thần được thư giãn tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để giúp cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đồng thời hạn chế các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, ma túy khiến cho cơ thể bị suy kiệt, làm gia tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh liên quan đến thần kinh.

Rối loạn lo âu lan tỏa là một trong những chứng bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và cả tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Cùng chuyên mục

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu có làm tăng huyết áp?

Rối loạn lo âu là một chứng bệnh phổ biến và nguy hiểm, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù nam hay nữ. Triệu chứng điển hình của...

10 Địa chỉ chữa rối loạn lo âu căng thẳng tốt nhất tại TPHCM

Rối loạn lo âu căng thẳng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khiến nhiều người cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Lựa chọn những địa chỉ thăm...

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD): Nhận biết và điều trị

Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý là một dạng bệnh về tâm lý thường xảy ra ở những người bị sốc do trải qua một sự kiện...

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Tất cả mọi người đều từng trải qua cảm giác lo âu vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường và...

Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn lo âu xã hội là một trong những dạng bệnh điển hình về rối loạn tâm thần xảy ra phổ biến nhất hiện nay. Đặc điểm chung những...

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) được đặc trưng bởi tình trạng ám ảnh liên tục và không thể cưỡng lại được trước một số hình ảnh, ý tưởng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn