Khớp gối kêu nhưng không đau khi co duỗi có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay: Nguyên nhân và hướng điều trị

Các tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối mới nhất

Thay khớp gối nhân tạo và những thông tin người bệnh cần biết

Thoái Hóa Khớp: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Bị thoái hóa khớp gối nên khám ở đâu? Bệnh viện nào tốt?

Cứng khớp gối – Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

Thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách chữa trị

Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông y, Y học cổ truyền

Rách đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không? Cần làm gì?

Rách đĩa đệm là một trong những bệnh lý tương đối phổ biến. Thường khỏi trong vài tuần đến vài tháng nhờ cơ chế tự chữa lành của cơ thể hoặc áp dụng các phương pháp chữa trị phù hợp. Trường hợp kéo dài quá lâu và không có cách phục hồi đúng có thể làm tăng nguy cơ bị bại liệt vĩnh viễn.

Rách đĩa đệm là gì?

Rách đĩa đệm là một trong những giai đoạn tiến triển cơ bản của bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Tên gọi khác là rách bao xơ đĩa đệm. Xảy ra khi bao xơ đĩa đệm bị tổn thương, khiến cho nhân nhầy nằm bên trong bị đẩy ra ngoài và chèn ép lên dây thần kinh của cột sống. Dẫn đến, cơ thể xuất hiện những cơn đau nhức với nhiều mức độ khác nhau trong thời gian dài và làm cho sức khỏe bị giảm sút không nhỏ.

Rách đĩa đệm
Rách đĩa đệm là một trong những giai đoạn tiến triển cơ bản của bệnh lý thoát vị đĩa đệm

Rách đĩa đệm gồm 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Cột sống xuất hiện một số dấu hiệu thoái hóa và bao xơ bên ngoài đĩa đệm bắt đầu biến dạng. Đối với những người bệnh thể trạng yếu, sẽ dần cảm thấy chân tay tê bì hoặc đau nhất khi ngồi, đứng lên,… đột ngột và mức độ sẽ theo thời gian tăng lên. Đối với người bệnh thể trạng mạnh, sẽ chưa có dấu hiệu rõ ràng và mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường.
  • Giai đoạn 2: Bao xơ bên ngoài đĩa đệm biến dạng nhiều hơn. Đồng thời, dịch nhầy bên trong nhân bắt đầu có xu hướng lồi dần ra bên ngoài. Khiến cho những nhân nhầy có điều kiện thuận lợi thoát ra và làm cho bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng.
  • Giai đoạn 3: Bao xơ bên ngoài đĩa đệm chính thức bị rách. Nhân nhầy lúc này cũng đã thoát ra và bao quanh những rễ thần kinh để chèn ép. Khiến cho người bệnh liên tục bị đau nhức và mức độ cơn đau có thể tăng dần theo thời gian (nếu không chữa trị kịp thời). Đặc biệt, sẽ ảnh hưởng lớn đến các vùng quanh cột sống.
  • Giai đoạn 4: Được gọi là giai đoạn di trú bởi vì những vết rách đĩa đệm đã quá lớn & để lại các biến chứng nặng nề. Đồng thời, nhân nhầy bên trong ngày càng thoát ra nhiều hơn và chèn ép xung quanh những rễ thần kinh một cách “khủng khiếp”. Đòi hỏi người bệnh phải được chữa trị nhanh chóng để không làm tăng nguy cơ bị bại liệt vĩnh viễn.

Theo các chuyên gia, rách đĩa đệm thường tự lành sau khoảng vài tuần đến vài tháng. Nhưng nếu kéo dài quá lâu có thể chuyển sang mạn tính và có thể phải tiến hành làm phẫu thuật để chữa trị.

Rách đĩa đệm nguy hiểm không?

Xét về bản chất, rách đĩa đệm không gây nguy hiểm khi có thể tự lành trong vài tuần hoặc vài tháng. Ngoài ra, còn có thể chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau trong giai đoạn mới khởi phát và các triệu chứng còn nhẹ như dùng thuốc tây, châm cứu, trị liệu thần kinh cột sống,…. Nhưng điều kiện đi kèm là phải phát hiện sớm và phương pháp chữa trị phải phù hợp với tình trạng bệnh, cơ địa, sức khỏe,….

Ngược lại, không đáp ứng được điều kiện đi kèm, cụ thể là phát hiện bệnh muộn, để bệnh chuyển biến nghiêm trọng trong thời gian dài mà không có cách chữa trị đúng,… sẽ có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm. Nặng nhất là bị bại liệt vĩnh viễn – ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống. Nhẹ hơn thì làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm hoặc mắc các bệnh lý về xương khớp khác.

Rách đĩa đệm trong thời gian dài và không chữa trị đúng cách làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây rách đĩa đệm

Một số nghiên cứu uy tín đã chỉ ra rằng, đĩa đệm giữa những đốt sống giúp cơ thể có thể vặn, uốn cong hoặc nâng đồ vật. Nhưng theo thời gian, những đĩa đệm này sẽ dần bị bào mòn bởi quá trình lão hóa thông thường (lão hóa tự nhiên). Dẫn đến tình trạng đĩa đệm có thể phình ra hoặc xẹp xuống và nhân nhầy chính giữa sẽ bắt đầu cứng và khô lại, khiến cho bao xơ bên ngoài dễ rách.

Mặt khác, đĩa đệm khi bị tổn thương sẽ chèn ép những dây thần kinh vùng cột sống tại khu vực gần và gây ra các phản ứng viêm. Ngoài ra, nếu rách đĩa đệm tại vùng thắt lưng sẽ có thể gây ảnh hưởng đến những dây thần kinh tọa đi qua 2 bên chân và nối dài và mông. Khiến người bệnh cảm thấy cơ thể bị châm chít, đau, tê, ngứa ran,… tại nhiều vị trí.

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây rách đĩa đệm còn có thể do yếu tố công việc (ngồi làm việc trong một tư thế xuyên suốt thời gian dài, khuyên vác vật nặng hơn sức lực của bản thân,…). Hoạt động hằng ngày (đứng lên, ngồi xuống,… mạnh hoặc đột ngột). Tai nạn (té ngã trong quá trình chơi thể thao, làm việc hoặc va chạm khi điều khiển xe máy, ô tô,… tham gia giao thông).

Dấu hiệu nhận biết rách đĩa đệm

Dấu hiệu nhận biết rách đĩa đệm cột sống sẽ phụ thuộc khá nhiều vào vị trí và mức độ tổn thương. Thông thường sẽ xuất hiện các cơn tê, đau nhức hoặc yếu cơ ở chân tay.

Trường hợp rách đĩa đệm thắt lưng hoặc cột sống cổ, dấu hiệu nhận biết sẽ phụ thuộc vào khu vực bị tổn thương và những dây thần kinh đang bị chèn ép. Đa số, sẽ xảy ra chủ yếu ở 1 bên cơ thể.

Đặc biệt, khi rách đĩa đệm thắt lưng dưới sẽ gây ra tình trạng đau thắt lưng và kèm theo những cơn đau nhói lan dần xuống phía sau của một hoặc hai chân (đau thần kinh tọa). Dấu hiệu nhận biết sẽ là:

  • Tê yếu chân.
  • Bàn chân hoặc một phần bàn chân đau châm chít.
  • Phía sau chân và mông đau nhói.
  • Cơn đau ngày càng nặng hơn khi ngồi xuống hoặc cúi người với 2 chân thẳng đứng. Đôi khi còn đau lúc ho, hắt hơi hoặc đi vệ sinh.

Chuẩn đoán rách đĩa đệm

Bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể chuẩn đoán được tình trạng rách đĩa đệm thông qua những triệu chứng người bệnh gặp phải, nhất là triệu chứng đau thần kinh tọa.

Trong một số trường hợp, có thể kết hợp thêm hình ảnh từ việc chụp MRI hoặc CT để đủ cơ sở chuẩn đoán và đưa ra kết luận chính xác. Đặc biệt là khi người bệnh đã bước vào độ tuổi trung niên. Bởi có thể nhận thấy được những bất thường ở đĩa đệm khi người bệnh không có triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết rõ ràng.

rách đĩa đệm
Bác sĩ chuyên khoa có thể chuẩn đoán rách đĩa đệm thông qua những triệu chứng người bệnh gặp phải

Cần làm gì khi bị rách đĩa đệm?

Như đã đề cập ở trên, rách đĩa đệm có thể tự lành sau vài tuần đến vài tháng. Và khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà để làm giảm nhanh các triệu chứng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để đĩa đệm có thể trở lại bình thường.

Cụ thể, khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, người bệnh nên chườm lạnh vào những vùng đau nhức để những dây thần kinh được làm tê và có thể làm sự khó chịu được giảm bớt. Tiếp đến, tắm nước ấm hoặc chườm nóng để những cơ thắt lưng giảm bớt sự co thắt, căng cứng và hỗ trợ dễ dàng cử động hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Thông thường, sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng một số loại thuốc kháng viêm và giảm đau như aspirin, paracetamol, thuốc kháng viêm không chứa steriod (naproxen, ibuprofen,…) hoặc thuốc giãn cơ. Nhưng cần lưu ý, dùng đúng hướng dẫn về liều lượng để không gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn (xuất huyết hoặc tổn thương dạ dày, gan hoặc thận có độc tính,…).

Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể chữa trị thay thế bằng phương pháp châm cứu, massage, trị liệu thần kinh cột sống,… để cải thiện cơn đau và sự khó chịu. Tuy nhiên, khi lựa chọn những phương pháp này, buộc phải thông báo rõ về tình trạng bệnh để được tư vấn và nhận được sự hỗ trợ chữa trị thích hợp.

Ngoài ra, người bệnh nên cố gắng phối hợp vận động nhẹ nhàng (đi bộ, hoạt động nhẹ trong những hoạt động hằng ngày,…) dù đang cảm thấy đau. Hạn chế nằm nghỉ ngơi trên giường trong khoảng thời gian quá dài, bởi vì không chỉ không giúp ích cho việc hồi phục rách đĩa đệm mà còn khiến cơ thể dễ mệt mỏi và uể oải. Song song đó, nếu cơn đau có xu hướng giảm đáng kể, nên tập thêm các bài tập thể dục đơn giản như giãn cơ, nhưng cần lưu ý tham khảo ý kiến chuyên gia về vật lý trị liệu hoặc bác sĩ chuyên khoa để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

rách đĩa đệm
Người bị rách đĩa đệm thường được chỉ định dùng một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ,…

Rách đĩa đệm – khi nào cần phẫu thuật?

Theo thống kê, những cách chữa trị trên gần như đã có thể giải quyết tốt tình trạng rách đĩa đệm. Tuy nhiên, vẫn còn một vài ngoại lệ được bác sĩ chuyên khoa khuyên phẫu thuật để sức khỏe sớm phục hồi ổn định. Chẳng hạn như cơn đau/đau thần kinh tọa đã kéo dài nhiều hơn 3 tháng và được đánh giá là một tình trạng mãn tính, cần can thiệp bên trong.

Trường hợp cần hoặc muốn trì hoãn phẫu thuật, người bệnh sẽ có thể được bác sĩ chuyên khoa tiêm vào vị trí những dây thần kinh đang bị viêm & rách đĩa đệm thuốc kháng viêm corticosteroid. Tác dụng là giảm đau tạm thời trong vài tháng. Nhưng giải pháp này gần như không được khuyến khích vì có thể gây ra những tác dụng phụ khó kiểm soát.

Trường hợp đồng ý làm phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa giải thích chi tiết về tình trạng và mức độ bệnh trong thời điểm hiện tại. Đồng thời, trình bày rõ ưu và nhược điểm của những cách chữa trị (bao gồm phẫu thuật) để người bệnh có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể dùng nhiều kĩ thuật khác nhau (mổ nội soi, mổ hở,…) để cắt bỏ đĩa đệm bị tổn thương. Giúp nhân nhầy đã thoát ra bên ngoài không còn chèn ép lên những dây thần kinh tại vùng cột sống.

  • Mổ nội soi: Là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay. Mổ nội soi có thể kết hợp cùng những biện pháp hóa tiêu. Đồng thời, mức độ xâm lấn khá ít, an toàn và thời gian phục hồi sau phẫu thuật tương đối nhanh. Nhược điểm là chi phí không thấp.
  • Mổ hở: Là phương pháp truyền thống, được áp dụng trong trường hợp phải thay đĩa đệm và gắp những mảnh bao xơ, nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài. Ưu điểm là chi phí thấp. Nhược điểm là xâm lấn nhiều và dễ gặp biến chứng sau phẫu thuật.

Nhìn chung, phẫu thuật rách đĩa đệm đều thành công, nhưng trong một vài trường hợp có thể thất bại hoặc người bệnh sau khi phẫu thuật cảm thấy đau hay đĩa đệm khác sẽ bị tổn thương.

rách đĩa đệm
Phẫu thuật rách đĩa đệm có thể dùng nhiều kĩ thuật khác nhau để cắt bỏ đĩa đệm bị tổn thương

Biện pháp phòng ngừa rách đĩa đệm

Để phòng ngừa rách đĩa đệm hiệu quả, có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Không hút thuốc lá (kể cả thuốc lá điện tử) và không sử dụng chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời, uống nhiều nước và bổ sung thêm cho cơ thể những món ăn hoặc thực phẩm giàu vitamin, canxi,….
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (đi bộ, tập yoga,…) để tăng sức mạnh cho cơ bắp, hỗ trợ và ổn định cột sống.
  • Kiểm soát tốt cân nặng của bản thân. Hạn chế hoặc không để cân nặng vượt quá mức cho phép (béo phì) để không khiến đĩa đệm và cột sống chịu nhiều áp lực.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ (khoảng 6 tháng/lần) để có thể phát hiện sớm những bất thường hoặc tổn thương bên trong cơ thể. Từ đó, chữa trị kịp thời trong giai đoạn 1 & 2 để không chuyển biến sang giai đoạn 3 – rách đĩa đệm.

Trên đây là những thông tin chi tiết về “Rách đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không? Cần làm gì?”. Hi vọng sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về sức khỏe và tình trạng của bản thân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chuẩn đoán, phác đồ chữa trị hay lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất, khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường, nên đến bệnh viện uy tín thăm khám và chữa trị.

Cùng chuyên mục

Xẹp đĩa đệm là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Xẹp đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp có nguyên nhân bắt nguồn từ yếu tố tuổi tác, công việc, cân nặng,.... Thời gian đầu, sẽ không có biểu...

Tràn dịch khớp cổ chân

Tràn dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Tràn dịch khớp cổ chân là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Đây là tình trạng bao hoạt...

Lá lốt chữa đau nhức khớp xương hiệu quả

[Tuyệt vời] Cách chữa đau nhức xương khớp bằng lá lốt bạn nên thử

Trong lá lốt có các thành phần dược tính giúp chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả và lành tính, có nhiều cách sử dụng như làm nước ép,...

Ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức là dấu hiệu bệnh gì?

Ngón tay bị sưng đỏ, đau nhức là dấu hiệu bệnh gì?

Ngón tay bị sưng đỏ đau nhức không rõ nguyên nhân, kéo dài không khỏi là những dấu hiệu đáng lo ngại của của một số bệnh lý mạn tính...

3 Cách chữa viêm đau khớp ngón tay ngay tại nhà

Viêm đau khớp ngón tay là hiện tượng đau nhức, sưng viêm ở các phần khớp của ngón tay. Tình trạng này khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn...

Đau nhức xương khớp ở người trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức xương khớp ở người trẻ thường xảy ra do thói quen ít vận động, lao động nặng nhọc, sai tư thế, thừa cân - béo phì và chấn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn