Vết rạn da có bị lan không? Cách phòng ngừa

Rạn da ở nách (nứt): Nguyên nhân, cách điều trị

Công dụng và cách dùng dầu dừa trị rạn da hiệu quả nhất

Rạn da lâu năm có trị được không? Cách nào hiệu quả?

Xóa rạn da bằng tia laser có hiệu quả không? Chi phí bao nhiêu?

Rạn da ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân và cách chữa trị an toàn

Dầu trị rạn da Arganan có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Bị rạn da khi giảm cân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Công thức trị rạn da bằng khoai tây vừa nhanh vừa an toàn

Cách phòng ngừa, hạn chế rạn da khi mang thai cho mẹ bầu

Cách phòng ngừa, hạn chế rạn da khi mang thai cho mẹ bầu

Rạn da khi mang thai là tình trạng thường gặp, theo thống kê, có đến 70% các mẹ bầu gặp các vấn đề về da, đặc biệt là rạn da khi mang bầu. Rạn da do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu mẹ bầu sớm có biện pháp phòng ngừa, có thể giảm đến 50 – 70% nguy cơ và mức độ bị rạn da khi mang thai. Dưới đây là một số cách phòng ngừa rạn da khi mang thai mà mẹ bầu có thể tham khảo. 

Có đến 70 - 80% các mẹ bầu gặp phải các vấn đề về da nhất là rạn da khi mang thai
Có đến 70 – 80% các mẹ bầu gặp phải các vấn đề về da nhất là rạn da khi mang thai

Đối tượng nào dễ bị rạn da khi mang thai?

Rạn da là tình trạng xảy ra khi trọng lượng của cơ thể mẹ tăng nhanh đột ngột do mang thai khiến mức độ co giãn của làn da không theo kịp. Là kết quả của việc collagen và lớp đàn hồi của da bị phá vỡ gây ra các vết rạn có màu đỏ hoặc màu tím, trắng rồi chuyển sang thành màu xám hoặc đen sau sinh. Các vết thường xuất hiện ở các vị trí như bụng, ngực, tiếp đó là mông đùi hoặc bắp đùi, các triệu chứng rạn da thường gặp ban đầu là ngứa, nóng ran trên da, đôi khi mẹ bầu cũng sẽ có cảm giác như bị châm chích nhẹ ở bụng, ngực do rạn da. 

Rạn da có thể xảy ra ở bất kỳ mẹ bầu nào, do nhiều nguyên nhân gây ra như cơ địa, mẹ mang đa thai, sự thay đổi của hormone trong cơ thể hay do sự tăng cân quá nhanh quá đột ngột của cơ thể mẹ. Rạn da có thể xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ, nhưng đa phần là ở tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Khi tuổi thai càng lớn thì nguy cơ rạn da càng cao và vết rạn sẽ xuất hiện ngày một nhiều. 

Mặc dù không phải mẹ bầu nào cũng sẽ bị rạn da khi mang thai, thế nhưng tỷ lệ này rất thấp. Đây cũng là lời giải đáp cho thắc mắc có người bị rạn da còn có người thì không. Một số đối tượng có nguy cơ rạn da khi mang thai cao có thể kể đến như:

  • Mẹ bầu có mẹ hay chị gái từng mang thai và bị rạn da thì sẽ có nguy cơ rạn da cao hơn những mẹ bầu khác. Lý do là rạn da phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa và di truyền, đặc biệt là di truyền.
  • Mẹ bầu mang thai khi tuổi còn quá nhỏ hoặc đã nhiều tuổi (dưới 20 và trên 35) vì lúc này vùng da vẫn chưa hoàn thiện hay đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lão hóa da
  • Những mẹ bầu đã từng bị rạn da ở tuổi dậy thì thì khả năng cao là khi mang thai cũng sẽ bị rạn da vì đây là yếu tố cơ địa, do cơ địa mẹ dễ bị rạn da nhất là lúc cân nặng thay đổi.
  • Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì, tăng cân quá nhanh; da thiếu dưỡng chất do không được chăm sóc thường xuyên dẫn đến ít tính đàn hồi, co giãn kém hay các mẹ bầu lười tập thể dục, ít vận động trong thai kỳ.

Rạn da là tình trạng thường gặp khi mang thai, tuy nhiên nếu trong thời gian mang thai, mẹ chăm sóc da tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho da sẽ giúp da tăng độ đàn hồi, phòng ngừa tốt hiện tượng rạn da khi mang thai. 

Các biện pháp phòng ngừa rạn da khi mang thai

Sau sinh, ngoài việc phải đối mặt với việc cần phải cải thiện vóc dáng thì những vết rạn cũng khiến nhiều mẹ ám ảnh. Mẹ cần nhớ rằng, rạn da sẽ không tự biến mất hoàn toàn mà chỉ chuyển đổi màu sắc, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp các vết rạn ở bụng, mông, đùi không thể hồi phục, do sợi collagen và elastin đã bị rách trong quá trình mang thai, nên các vết rạn chỉ có thể mờ đi chứ không thể biến mất vĩnh viễn. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ hãy chăm sóc da và phòng ngừa rạn da khi mang thai thật tốt bằng các biện pháp như:

1. Phòng ngừa rạn da bằng nguyên liệu thiên nhiên

Chăm sóc da bằng liệu pháp thiên nhiên là cách ngăn ngừa rạn da an toàn, thân thiện với sức khỏe của mẹ bầu và em bé. Mẹ có thể áp dụng một số phương pháp ngăn ngừa rạn da khi mang thai bằng các nguyên liệu thiên nhiên dưới đây:

Dùng dầu oliu

Dầu oliu có chứa các axit béo chuỗi trung bình và đặc biệt giàu vitamin E, có tác dụng tăng cường độ đàn hồi và làm mềm da. Sử dụng dầu oliu sẽ giúp ngăn ngừa rạn da, hạn chế sự phát triển của các vết rạn giúp da mịn màng, tươi sáng hơn. Mẹ có thể lấy một ít dầu oliu, thoa lên những vùng da dễ bị rạn như mông, đùi, ngực, bụng vào tháng thứ 2, tháng thứ 3 của thai kỳ sau khi tắm xong hoặc trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện đến hết thai kỳ sẽ giúp mẹ phòng ngừa rạn da rất tốt.

Dầu oliu có tác dụng cấp ẩm, dưỡng ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, giúp phòng ngừa rạn da rất tốt
Dầu oliu có tác dụng cấp ẩm, dưỡng ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, giúp phòng ngừa rạn da rất tốt

Dùng dầu dừa 

Bên cạnh dầu oliu, dầu dừa cũng là nguyên liệu hỗ trợ điều trị phòng ngừa rạn da được nhiều chị em lựa chọn. Dầu dừa giàu vitamin E, có 2 nhóm dưỡng chất là Tocopherol và Tocotrienol, có khả năng chống oxy hóa, tăng độ đàn hồi cho da. Dầu dừa cũng chứa acid lauric, vitamin K, sắt và nhiều dưỡng chất giúp thúc đẩy sản sinh collagen và các tế bào da mới, đồng thời cấp ẩm, dưỡng ẩm, ngừa nám, giảm ngứa do rạn da và làm tăng độ sáng cho da. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 2 muỗng dầu dừa trộn với 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa bột nghệ. Thoa đều hỗn hợp lên vùng da dễ bị rạn, massage nhẹ nhàng, sau 15 phút thì rửa lại với nước.
  • Cách 2: Trộn dầu dừa với dầu oliu, thoa đều lên vùng da dễ bị rạn, massage nhẹ nhàng trong 5 phút, không cần rửa lại với nước.

Ngừa rạn da bằng nha đam

Nha đam là nguyên liệu thiên nhiên giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế rạn da khi mang thai an toàn cho mẹ bầu. Nha đam có chứa hàm lượng collagen thực vật, có tác dụng thúc đẩy sản sinh collagen, giúp tế bào da khỏe mạnh, tăng cường độ săn chắc và khả năng đàn hồi của da. Không chỉ vậy, loại thảo dược này còn chứa glycoprotein, polysaccharides, các enzyme, vitamin, khoáng chất, axit béo có tác dụng cải thiện tình trạng da không đều màu, giúp da khỏe đẹp. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy ¼ chén nha đam xay nhuyễn (đã bỏ phần vỏ, chỉ lấy phần thịt) trộn đều với ¼ chén dầu oliu, thoa đều lên vùng da có nguy cơ bị rạn, massage nhẹ nhàng, hôm sau dùng khăn ẩm rửa sạch.
  • Cách 2: Dùng 2 thìa gel nha đam trộn với 1 thìa nước cốt chanh, thoa đều hỗn hợp lên vùng da có nguy cơ bị rạn, để khô tự nhiên, rửa sạch lại với nước ấm.

2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất không chỉ cần thiết cho sự phát triển của bé yêu mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của mẹ và đặc biệt là giúp ngăn ngừa rạn da. Khi mang thai mẹ cần:

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của bé, tăng cường sử dụng các thực phẩm đặc biệt trong từng giai đoạn thai kỳ, đặc biệt là sắt, canxi, omega-3, các loại vitamin…
  • Bổ sung đủ vitamin A để giúp da trở nên tươi trẻ, mịn màng, ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết rạn. Các thực phẩm giàu vitamin A có thể kể đến như khoai lang, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, rau ngót, rau dền, xoài… Tuy nhiên, nhu cầu vitamin A ở phụ nữ có thai là 650mcg/ngày, mẹ không nên bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa vitamin A để tránh gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A sẽ giúp phòng ngừa rạn da khi mang thai
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A sẽ giúp phòng ngừa rạn da khi mang thai
  • Cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết để giúp hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất khác đặc biệt là canxi, đồng thời giúp giảm thiểu tối đa sự xuất hiện của các vết rạn. Các thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến như sữa, cá, trứng, pho mát, cá hồi, dầu gan cá, cá ngừ, nấm… Liều lượng vitamin D khuyến cáo ở phụ nữ mang thai là 20mcg/ngày.
  • Bổ sung đủ kẽm cho cơ thể, thiếu hụt kẽm sẽ gây chán ăn, rụng tóc, ngủ không ngon giấc, suy giảm sức khỏe đặc biệt là sức khỏe làn da, dễ gây ra da. Hàm lượng kèm khuyến cáo cần thiết cho mẹ bầu giai đoạn thai kỳ là 11 – 12mg/ngày. Các thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, thịt lợn, hàu, cua, sò, hến, đậu xanh, đậu lăng, sữa, trứng, ngũ cốc nguyên hạt… 

3. Kiểm soát tốt cân nặng phòng ngừa rạn da khi mang thai

Tăng cân khi mang thai là điều không thể tránh khỏi. Việc tăng cân nhằm đảm bảo cho bé phát triển tốt về mặt cân nặng, chiều cao, trí não mà còn tích trữ một lượng dưỡng chất thích hợp để tạo sữa non nuôi dưỡng bé. Mẹ không thể không tăng cân, nhưng không nên tăng quá ít hoặc quá nhiều, mức cân nặng tuỳ thuộc vào chỉ số cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Thông thường, để em bé phát triển tốt, mẹ bầu nên tăng 12 – 15kg trong suốt thai kỳ. 

Tăng cân quá nhanh, vượt mức khuyến cáo không chỉ khiến mẹ có nguy cơ gặp phải các vấn đề như thai to, khó chuyển dạ, dễ bị tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật mà còn khiến da mẹ có nguy cơ rạn cao hơn. Một mức cân nặng hợp lý vừa giúp mẹ dễ lấy lại vóc dáng, vừa tránh rạn da lại tốt cho sự phát triển của bé. Để duy trì cân nặng, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ, mẹ cần:

  • Nếu mẹ tăng cân quá nhanh, cân nặng của em bé vượt ngưỡng thông thường, mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, trước khi ăn có thể uống 1 – 2 ly nước để cảm thấy no hơn
  • Nên ăn nhiều thực phẩm ít gây tăng cân như trái cây, rau xanh, các chất béo bão hòa không no như dầu đậu phộng, dầu oliu… 
  • Mẹ cũng không nên ăn quá nhiều thức ăn giàu tinh bột, chỉ cần ăn 1 – 2 chén cơm mỗi bữa, ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho bé lại khiến mẹ tăng cân hợp lý
  • Thay vì dùng sữa bầu, mẹ nên ăn bơ, trứng vịt lộn, sữa tươi không đường… nếu mẹ tăng cân nhanh mà cân nặng của bé thấp hơn so với chuẩn.
  • Nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức cũng cần tránh nằm một chỗ suốt thai kỳ, hãy nghỉ ngơi, vận động hợp lý, có thể tập yoga bầu hoặc đi bộ ở mức vừa phải mỗi ngày.

4. Duy trì độ ẩm cho da phòng ngừa rạn da khi mang thai

Để phòng ngừa rạn da khi mang thai, bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, kiểm soát tốt cân nặng, mẹ cũng nên dưỡng ẩm, duy trì độ ẩm cho da. Thông thường, ở giai đoạn mang thai, các mẹ bầu một phần lười vì cơ thể mệt mỏi, một phần sợ ảnh hưởng đến bé yêu nên ít chăm chút đến làn da. Thế nhưng mẹ cần nhớ rằng, nếu không chăm sóc da thì sau khi rạn, da sẽ không thể phục hồi lại như ban đầu. 

Mẹ đừng quên dưỡng ẩm cho da để tránh rạn da hay các vấn đề về da khác mẹ nhé
Mẹ đừng quên dưỡng ẩm cho da để tránh rạn da hay các vấn đề về da khác mẹ nhé

Mẹ có thể dưỡng ẩm cho da bằng cách bôi kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày. Nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của bé. Mẹ có thể dưỡng ẩm, cấp ẩm cho da bằng cách:

  • Uống nhiều nước, tốt nhất là 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cung cấp nước ối, dưỡng ẩm cho da, giúp da không bị khô, bong tróc, tránh rạn da
  • Dùng mật ong và sữa tươi để cấp ẩm, dưỡng ẩm, cung cấp khoáng chất cho da, hỗ trợ tái tạo da và tăng độ đàn hồi cho da. Mẹ có thể lấy 1 thìa mật ong trộn với 1 thìa sữa tươi, thoa đều lên vùng da dễ bị rạn rồi rửa sạch lại với nước sau 10 phút.
  • Uống một 1 nước chanh tươi và mật ong vào buổi sáng trước khi ăn, uống sữa tươi không đường vào bữa ăn cũng giúp da mẹ giữ ẩm rất tốt.

5. Sử dụng kem trị rạn da cho mẹ bầu

Ở giai đoạn mang bầu, nhiều mẹ thường chủ quan, đến khi bị rạn da mới vội vàng tìm kiếm các sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa. Thực tế, mẹ nên phòng ngừa rạn da khi mang thai trước khi da bị rạn, tức là hãy dùng các sản phẩm phòng ngừa rạn da vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Một số sản phẩm phòng ngừa rạn da an toàn cho mẹ bầu có thể kể đến như:

  • Dầu chống rạn da Bio Oil: Là sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng là mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa rạn da cho mẹ bầu và được khuyên dùng cho da nhạy cảm. thành phần chính của Bio-Oil Multiuse Skincare Oil là vitamin A, vitamin E, dầu Chamomile, tinh dầu oải hương, dầu hương thảo… Mẹ nên dùng từ tháng thứ 3 trở đi, sử dụng 2 lần/ngày ở các vùng da dễ bị rạn.
  • Kem chống rạn da Palmer’s: Là sản phẩm nổi tiếng của thương hiệu Palmer’s chuyên sản xuất các sản phẩm cho mẹ và bé của Mỹ, được người tiêu dùng tin cậy và đánh giá cao. Thành phần chính của sản phẩm là dầu argan, bơ hạt mỡ, vitamin e, bơ cacao… 

Tóm lại, có nhiều cách phòng ngừa và hạn chế rạn da khi mang thai cho mẹ bầu. Mẹ hãy chú ý chăm sóc làn da của mình ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, bởi lẽ một khi da bị rạn thì rất khó để có thể trở lại trạng thái ban đầu.

Cùng chuyên mục

Rạn da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Rạn da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Rạn da là tình trạng có thể gặp ở bất cứ ai. Nó xảy ra khi có sự thay đổi đột ngột của cơ thể, làm cho chuỗi liên kết...

Kem trị rạn da Hàn Quốc

7 Kem Trị Rạn Da Hàn Quốc “Hot” nhất hiện nay

Có rất nhiều phương pháp điều trị rạn da và sử dụng kem trị rạn da là biện pháp khá hiệu quả. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều...

vết rạn da có màu đỏ

Vết rạn da có màu đỏ là do đâu? Điều trị thế nào?

Sự xuất hiện bất ngờ của các vết rạn da có màu đỏ không biết lý do khiến bạn hết sức lo lắng và hoang mang vì không biết có...

Công dụng điều trị rạn da của khoai tây

Công thức trị rạn da bằng khoai tây vừa nhanh vừa an toàn

Ngoài công dụng nuôi dưỡng làn da và điều trị thâm nám, khoai tây còn có thể chữa khỏi tình trạng rạn da do tăng/giảm cân quá nhanh hoặc sau...

Rạn da khi giảm cân và cách điều trị

Bị rạn da khi giảm cân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Rạn da khi giảm cân xảy ra do làn da đang ở trạng thái căng tức đột nhiên lại được thả lỏng và chảy xệ, kéo theo sự hình thành...

Dầu trị rạn da Arganan có hiệu quả không? Giá bao nhiêu?

Dầu trị rạn da Arganan có chiết suất từ tinh dầu của cây Argan với công dụng hỗ trợ điều trị tình trạng rạn da rất hiệu quả. Đồng thời,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn