Viêm đại tràng giả mạc là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Mách bạn cách chữa viêm đại tràng bằng nghệ cực hay

Lá vối có công dụng chữa bệnh viêm đại tràng khá hiệu quả

Viêm đại tràng co thắt là gì? Nhận biết và điều trị thế nào?

Viêm đại tràng khi mang thai: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Đại tràng Sigma và những bệnh nguy hiểm thường gặp

Viêm bờm mỡ đại tràng là gì? Nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm đại tràng theo Đông y và các bài thuốc chữa bệnh hay

Bệnh viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bài thuốc chữa viêm đại tràng từ lá ổi cực đơn giản

Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ: Nguyên nhân và điều trị

Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ là tình trạng đại tràng bị giãn ra do thiếu các tế bào thần kinh trong cơ ruột già, từ đó làm tắc ruột già. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Nắm rõ các thông tin về bệnh sẽ giúp chủ động hơn trong việc điều trị và phòng ngừa. 

I/ Tổng quan về bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ

Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em và cách điều trị
Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em và cách điều trị

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em còn được gọi là bệnh giãn đại tràng bẩm sinh, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh hoặc Hirschsprung. Bệnh xảy ra khi đại tràng bị giãn ra do thiếu các tế bào thần kinh trong cơ ruột già, làm cho ruột già bị tắc nghẽn. Sau đó, phần ruột ở phía sau chỗ tắc nghẽn sẽ bị phình lên, khiến bụng căng trướng và làm việc đại tiện của trẻ trở nên bất thường.

Nguyên nhân gây bệnh

Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng nguyên nhân đầu tiên cần phải nhắc đến là kể từ khi trẻ đang còn trong bụng mẹ. Hoạt động co bóp của ruột có chức năng tiêu hóa thức ăn và chất lỏng di chuyển trong đường ruột. Nó được gọi là nhu động ruột. Các dây thần kinh giữa các lớp cơ tạo nên các cơn co thắt.

Vì trong thời kỳ đang là bào thai, ống tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển toàn diện. Tình trạng mất nhu động ruột khiến ruột của trẻ không thể co bóp bình thường, làm trẻ không thể đại tiện gây tắc nghẽn. Mà nguyên nhân chính của việc mất nhu động ruột là do thiếu hụt tế bào hạch ở các đám rối thần kinh giữa 2 lớp cơ của ống hậu môn. Phần tắc nghẽn sẽ dần to lên, làm bụng của trẻ bị căng trướng.

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ có liên quan đến yếu tố di truyền. Dưới đây là những yếu tố thường gặp:

  • Do di truyền trực tiếp: Nếu như trong một gia đình có một người con bị bệnh thì khả năng mắc bệnh ở những người con khác cũng rất cao.
  • Do giới tính: Mặc dù cả bé nam và bé nữ đều có thể mắc bệnh, nhưng bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Do các bệnh lý di truyền khác: Phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em thường có liên quan đến một số bệnh di truyền khác như: Bệnh tim bẩm sinh, mắc hội chứng Down.

Triệu chứng bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em

Đây là bệnh lý khá hiếm gặp, nhưng bất cứ trẻ nào cũng có thể mắc phải. Khi mắc bệnh, các triệu chứng sẽ thay đổi theo từng mức độ khác nhau. Đa số trường hợp, các biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra nhưng đôi khi triệu chứng bệnh chỉ trở nên rõ ràng khi trẻ đã lớn.

Tiêu chảy, nôn, chậm phát triển... là những triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ thường gặp
Tiêu chảy, nôn, chậm phát triển… là những triệu chứng phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ thường gặp

Thông thường, biểu hiện dễ thấy nhất khi mắc bệnh là sau khi sinh khoảng 48 tiếng, trẻ không có nhu động ruột. Bụng thấy căng trướng, nôn, mất nước. Nếu dùng ống thông để kích thích hậu môn sẽ thấy đi phân nhiều, tương tự như hiện tượng tháo nút tắc ở cống nước.

Với những trẻ lớn hơn, biểu hiện dễ thấy nhất là bị táo bón kéo dài. Trẻ không thể tự đại tiện được mà cần phải có kích thích, tháo thụt. Hình dạng phân khi đi ra không thành khuôn, có màu đen và mùi thối. Nguyên nhân là do vi khuẩn bị tích tụ và lên men.

Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ khác mà chúng ta có thể nhắc đến gồm có:

  • Trẻ nôn mửa, thường nôn ra chất dịch có màu xanh lá hoặc màu nâu
  • Bị căng trướng bụng
  • Tiêu chảy
  • Táo bón hoặc hay xì hơi, cảm giác khó chịu làm trẻ hay quấy khóc
  • Ngay sau khi sinh không có phân su
  • Ruột vận động khó khăn
  • Bú kém
  • Vàng da
  • Chậm tăng cân
  • Chậm phát triển
  • Suy dinh dưỡng…

Phân loại

Để phân loại phình đại tràng bẩm sinh, người ta dựa vào chiều dài đoạn ruột bị ảnh hưởng. Theo đó có 4 loại gồm:

  • Loại toàn bộ: Toàn bộ trực tràng bị ảnh hưởng
  • Loại dài: Vùng bị ảnh hưởng là từ đại tràng cho đến đoạn ruột nằm ở phía trên đại tràng xích ma
  • Loại trung bình: Loại này chiếm khoảng 80% các trường hợp bị nhiễm bệnh. Vị trí bị ảnh hưởng là cả trực tràng và đại tràng xích ma.
  • Loại ngắn: Chỉ gây ảnh hưởng đến trực tràng

Hậu quả của bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nên cần đưa con đi khám và chữa trị sớm
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nên cần đưa con đi khám và chữa trị sớm

Mặc dù là bệnh lý hiếm gặp và dễ phát hiện, nhưng nếu để bệnh kéo dài và không điều trị kịp thời, phình đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mà tác hại đầu tiên dễ nhận thấy nhất là khiến cho trẻ ăn uống kém dẫn đến suy dinh dưỡng, phát triển kém cả về mặt thể chất và tinh thần. Chưa hết, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn:

  • Viêm ruột tái đi tái lại nhiều lần
  • Gây tắc ruột, nặng hơn là thủng ruột

Do đó, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp tránh được nguy cơ mắc các biến chứng trên.

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ

Bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ nằm trong số 15% bệnh lý, dị tật bẩm sinh cần phải mổ. Nhờ sự phát triển của nền y học hiện đại nên có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn bằng cách phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh. Nhưng trước khi tiến hành ca mổ, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, thực hiện một số xét nghiệm. Điều này giúp chẩn đoán chính xác hơn vị trí, mức độ bệnh lý và đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp.

Chẩn đoán

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi về tình trạng nhu động ruột của con. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác gồm có:

  • Chụp X – quang có sự dụng chất cản quang: Phương pháp này sẽ cho thấy được đoạn ruột bị hẹp và đoạn ruột bị giãn. Để chụp được X – quang, một chất cản quang hoặc bari sẽ được đưa vào ruột, đến trực tràng qua một ống dẫn đặc biệt. Bari sẽ lấp đầy và phủ lên lớp niêm mạc ruột để giúp tạo nên bóng ruột rõ ràng ở trực tràng và đại tràng. Khi nhìn vào hình ảnh X – quang, bác sĩ sẽ phát hiện được sự tương phản rõ ràng giữa phần ruột bình thường với phần ruột bị hẹp và phần căng phồng ở phía sau.
  • Xét nghiệm mẫu mô đại tràng (sinh thiết hút, sinh thiết mẫu): Trong số những phương pháp xét nghiệm, sinh thiết được xem là cách chắc chắn nhất để xác định trẻ có bị phình đại tràng bẩm sinh hay không. Mẫu sinh thiết có thể được lấy bằng cách dùng thiết bị hút, sau đó quan sát mẫu sinh thiết dưới kính hiển vi để xác định có sự thiếu hụt các tế bào thần kinh hay không.
  • Đo khả năng kiểm soát của cơ xung quanh trực tràng: Để thực hiện, các bác sĩ sẽ luồn một quả bóng vào bên trong trực tràng, thổi phồng nó lên. Nếu như là người không mắc bệnh, các cơ xung quanh sẽ được nới lỏng. Trường hợp các cơ không được nới lỏng thì có thể là trẻ đã bị phình đại tràng bẩm sinh.

Điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ

Điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật
Điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật

Sau khi được xét nghiệm, bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng về tình hình bệnh lý của bệnh nhân. Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý của mỗi người mà phác đồ điều trị được ra cũng có sự khác nhau. Có thể trẻ chỉ cần điều trị bằng nội khoa nhưng lại có trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật.

Thời điểm phẫu thuật điều trị cũng sẽ tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Có trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định mổ khi ở tuổi sơ sinh, nhưng cũng có những trẻ được phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh khi đã lớn hơn. Cách thực hiện như sau:

Bác sĩ thực hiện phẫu thuật loại bỏ các phần đại tràng không có tế bào thần kinh bằng cách: Đối với các phần đại tràng bị bệnh, lớp niêm mạc sẽ bị loại bỏ. Sau đó kéo phần đại tràng bình thường qua ống đại tràng ở bên trong rồi nối chúng với ống hậu môn. Để thực hiện, các dụng cụ xâm lấn tối thiểu (nội soi) và phẫu thuật qua đường hậu môn sẽ được áp dụng.

Với những trẻ mắc bệnh nặng hơn, phẫu thuật chữa bệnh phình đại tràng sẽ được tiến hành thông qua 2 bước như sau:

Trước tiên, phần bất thường của đại tràng sẽ được loại bỏ, phần đầu chính là phần đang khỏe mạnh của đại tràng sẽ được kết nối với một lỗ mở nằm ở trên bụng của trẻ do bác sĩ phẫu thuật tạo ra. Tiếp theo, phân bị ứ tắc trong cơ thể được đưa ra thông qua lỗ mở ở bụng. Cách này sẽ giúp phần dưới của ruột già có thời gian để lành lại.

Sau đó, bác sĩ thực hiện thủ thuật tạo hậu môn nhân tạo, bao gồm:

  • Mở thông hồi tràng: Toàn bộ đại tràng sẽ được loại bỏ, ruột non được gắn trực tiếp vào lỗ thoát. Từ đó, phân sẽ được thải ra khỏi cơ thể thông qua lỗ thoát vào một túi chứa.
  • Mở thông đại tràng: Một phần đại tràng còn nguyên vẹn được cắt bỏ, sau đó bác sĩ sẽ nối vào lỗ thoát. Phân sẽ được thải ra khỏi cơ thể thông qua đầu cuối của ruột già.

Một thời gian sau, bác sĩ sẽ đóng các lỗ thoát, gắn phần ruột khỏe mạnh với trực tràng hoặc hậu môn.

Đa số trẻ có thể đi đại tiện bình thường sau khi phẫu thuật sau phẫu thuật. Một số trường hợp có thể bị tiêu chảy lúc đầu. Cũng có những trẻ sẽ bị táo bón, rò phân, chướng bụng thời gian sau đó. Việc cần làm là hướng dẫn cách đi vệ sinh cho trẻ vì trẻ phải tập cách phối hợp với các cơ để tống phân ra bên ngoài.

Do là biện pháp điều trị có xâm lấn, nên sau khi phẫu thuật, trẻ có thể bị nhiễm trùng đường ruột. Nguy cơ này sẽ cao hơn trong năm đầu tiên phãu thuật. Dưới đây là các dấu hiệu nhiễm trùng thường gặp:

  • Tiêu chảy
  • Chảy máu từ trực tràng
  • Nôn
  • Chướng bụng
  • Sốt

Khi thấy các biểu hiện trên, cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời.

III/ Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh

Nên bổ sung chất xơ trong bữa ăn của trẻ để khắc phục chứng táo bón
Nên bổ sung chất xơ trong bữa ăn của trẻ để khắc phục chứng táo bón

Bên cạnh việc điều trị, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp cơ thể mau chóng hồi phục. Đồng thời, hạn chế được diễn tiến của bệnh. Dưới đây là một số biện pháp giúp kiểm soát bệnh các bậc phụ huynh cần biết:

Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Các thức ăn đặc, các thực phẩm giàu chất xơ  như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm nên cho trẻ ăn. Bên cạnh đó, nên hạn chế cho bé ăn bánh mì trắng, các thực phẩm ít chất xơ.

Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật mà ăn quá nhiều chất xơ sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón. Vì vậy, chỉ nên bổ sung dần dần để tráng gặp phải tình trạng đó. Trường hợp bé chưa thể ăn thức ăn đặc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để làm giảm táo bón. Nếu cần thiết, có thể dùng ống truyền thức ăn cho trẻ.

Sử dụng các loại thuốc nhuận tràng

Trường hợp trẻ không thể dung nạp chất xơ hoặc không muốn ăn các thực phẩm giàu chất xơ, có thể cho bé sử dụng thuốc nhuận tràng theo sự chỉ định của bác sĩ. Đây là loại thuốc có tác dụng kích thích nhu động ruột, giảm táo bón. Nhưng để đảm bảo an toàn, không được tự ý mua thuốc cho con uống mà phải tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Khuyến khích hoạt động thể chất

Để đi tiêu đều đặn, tập các bài tập earobic là một biện pháp tốt. Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con tập bằng những động tác nhẹ nhàng, đơn giản để tránh việc con chán nản.

Uống nhiều nước để tăng lượng dịch

Phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh cắt nhỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng sẽ khiến bé khó khăn trong việc hấp thụ đủ lượng nước cho cơ thể. Do đó, uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp bù nước, giảm tình trạng táo bón.

Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ và cách điều trị. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, các bậc cha mẹ cần chú ý quan sát con, hãy đưa con đi khám ngay nếu thấy có biểu hiện bất thường.

Cùng chuyên mục

Các biến chứng của bệnh viêm đại tràng và cách phòng ngừa

Xuất huyết dạ dày, giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, ung thư,… là những biến chứng của bệnh viêm đại tràng phổ biến hiện nay. Với căn bệnh...

Bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua cung cấp nguồn dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể con người, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vậy bị viêm đại tràng có nên...

11 loại hoa quả tốt cho người viêm đại tràng nên bổ sung

11 loại hoa quả tốt cho người viêm đại tràng nên bổ sung

Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bệnh nhân viêm đại tràng. Nếu bạn ăn uống không khoa học,...

Nha đam chữa viêm đại tràng có hiệu quả không?

Nha đam được ví như là một loại thảo dược quý, bởi nó có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Ngoài việc được dùng trong nhiều lĩnh vực khác...

8 Thuốc chữa viêm đại tràng được sử dụng nhiều hiện nay

8 Thuốc chữa viêm đại tràng được sử dụng nhiều hiện nay

Viêm đại tràng là bệnh lý đường tiêu hóa, khởi phát khi niêm mạc ở ruột già bị vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng tấn công hoặc do rối...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Ẩn